Không tìm thấy sản phẩm
Danh mục này chưa đầy đủ do chỉ liệt kê thuốc không kê đơn của một số nhà thuốc trên hệ thống
Đừng lo, Dược sĩ luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn!
Danh mục này chưa đầy đủ do chỉ liệt kê thuốc không kê đơn của một số nhà thuốc trên hệ thống
Đừng lo, Dược sĩ luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn!
Say tàu xe là nỗi ám ảnh kinh hoàng trên những chuyến đi đường dài. Mặc dù không phải “bệnh” nhưng cảm giác say xe khiến người ta sợ hãi không dám đi xe nữa. Vì thế, nhiều người luôn chuẩn bị sẵn những loại thuốc chống say xe trước khi khởi hành để vượt qua nó. Vậy đâu là thuốc chống say tàu xe hiệu quả nhanh và an toàn mà bạn có thể sử dụng. Cùng Medigo tìm hiểu nhé!
Say tàu xe là hiện tượng khá thường gặp để chỉ chung cho phản ứng khó chịu khi di chuyển bằng các phương tiện đi lại như xe ô tô, tàu biển, máy bay,... Nguyên nhân được lý giải là do não bộ không phân biệt được cơ thể đang di chuyển hay đứng yên, một phần có thể do hệ thống tiền đình yếu. Khi đó não không kịp xử lý tất cả tín hiệu về sự xung đột cảm nhận được gửi đến, khiến cơ thể có phản ứng khó chịu.
Người bị say tàu xe thường có các biểu hiện rõ rệt như cảm giác buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, bí bách, hay tiết nước bọt... Mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thế nhưng nếu nôn quá nhiều có thể dẫn tới tụt huyết áp và mất nước.
Cảm giác chóng mặt, buồn nôn, khó chịu...khi bị say xe
Thuốc chống say tàu xe bao gồm một số thành phần biệt dược có tác dụng chính là giảm đi những triệu chứng kể trên ở người say xe, giúp họ có cảm giác dễ chịu hơn. Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay rất nhiều loại thuốc say tàu xe có thể đáp ứng cho từng nhóm đối tượng khác nhau.
Để chấm dứt nỗi ám ảnh say tàu xe và hỗ trợ cho những chuyến đi đường dài được thoải mái hơn, nhiều người đã sử dụng các loại thuốc say xe hiệu quả nhanh. Hiện nay thường gặp nhất là 4 loại sau:
Là loại thuốc sử dụng hoạt chất scopolamine (hyoscine) dưới dạng miếng dán sau tai, có tác dụng chống say tàu xe khá hiệu quả. Hoạt chất từ miếng dán sẽ thấm qua da và từ từ đi vào mạch máu. Ưu điểm của loại này là nhỏ gọn, tiện lợi, tác dụng tới 72 giờ. Song, nhược điểm là không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 10 tuổi, ngoài ra không nên dùng thuốc quá liều.
Cũng có dạng miếng dán sau tai và chứa thành phần kháng cholinergic được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên thuốc này hoạt động theo cơ chế chặn acetylcholine, từ đó hạn chế sự bài tiết nước bọt và giảm đi các triệu chứng buồn nôn, nôn của cơ thể. Vì miếng dán có tác dụng toàn thân nên cần lưu ý không dùng thuốc kéo dài, dễ dẫn đến các tác dụng phụ như buồn ngủ, hoa mắt, khô miệng, tăng nhịp tim...
Đây là loại thuốc chống say xe có thể kiểm soát các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh. Với các thành phần diphenhydramine, dimenhydrinate, cinnarizine, meclizine, promethazine... Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc đường uống này đều có tác dụng phụ gây buồn ngủ, hoa mắt, khô miệng. Thuốc kháng histamin không khuyến cáo cho trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai.
Uống thuốc chống say xe để hạn chế các triệu chứng say tàu xe
Một số hoạt chất như domperidon và metoclopramide thường được sử dụng trong trường hợp chống nôn do rối loạn tiêu hóa, do hóa trị ung thư, sau phẫu thuật... Và thường không có hiệu quả cao để chống nôn khi say tàu xe. Vì thế thường không được khuyên dùng trong trường hợp này.
Lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc chống say xe bao gồm:
Liều thuốc say xe phụ thuộc vào độ tuổi, loại thuốc sử dụng, khoảng thời gian đi lại và cách di chuyển của người dùng. Vì thế hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và nghe ý kiến của dược sĩ để sử dụng thuốc đúng cách, hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng quá liều.
Độ tuổi: Thông thường người lớn sẽ có liều dùng nhiều hơn so với trẻ em, và một số loại thuốc không được khuyến cáo cho trẻ em cũng như phụ nữ đang mang thai.
Loại thuốc sử dụng: Mỗi loại thuốc có liều lượng sử dụng khác nhau, nên đọc kỹ hướng dẫn để xem hàm lượng thuốc nên uống cho phù hợp.
Thời gian đi lại: Nếu thời gian đi lại ngắn, bạn nên tính toán liều lượng nhỏ để giảm thời gian thuốc tác dụng. Ngược lại, nếu di chuyển quãng đường xa, hãy cân nhắc liều lượng nhiều hơn dựa vào đó.
Phương tiện đi lại: Thực tế mỗi loại phương tiện có thể gây ra mức độ say xe khác nhau. Vì thế liều thuốc say xe cũng cần điều chỉnh cho phù hợp.
Uống thuốc say xe cần phải đúng liều lượng được chỉ định để đảm bảo an toàn
Thuốc chống say xe an toàn là phải được sử dụng đúng cách, đúng thời điểm. Trong đó, các loại thuốc chống say dạng viên uống được khuyến cáo dùng trước khi lên xe từ 30 phút tới 1 tiếng hoặc uống sớm hơn tùy theo hướng dẫn sử dụng. Thuốc say xe dạng miếng dán cần dán sau tai trước thời gian khởi hành khoảng 4 tiếng cho hoạt chất có thể thấm dần vào cơ thể, và tối đa 72 giờ cần được bóc ra.
Bên cạnh những lợi ích mang lại thì thuốc say xe cũng có một vài tác dụng phụ như buồn ngủ, hoa mắt, khô miệng... Khi sử dụng cần lưu ý những vấn đề sau:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc say xe với đủ loại hình từ miếng dán, viên uống, liều tổng hợp... Và dưới đây là Top 5 loại thuốc bán chạy phổ biến nhất được các dược sỹ khuyên dùng:
Nautamine - Thuốc trị say xe (80 viên/hộp)
Vomina – Thuốc say tàu xe (100 viên x 50 hộp)
Cinnarizin 25mg – Trị say tàu xe (4 vỉ x 50 viên)
Dimenhydrinate 50mg – Chống say tàu xe (10 vỉ x 10 viên)
Devomir - Thuốc chống say xe hiệu quả
Giờ đây, bạn không cần phải tìm kiếm nhà thuốc hay ra khỏi nhà để mua thuốc nữa, ứng dụng Medigo sẽ tư vấn và đưa thuốc say tàu xe đến tận nhà bạn chỉ sau 30 phút bất cứ lúc nào.
Mua thuốc chống say xe ngay trên App Medigo, giao liền sau 30 phút
Thuốc chống say xe có tác dụng trong mấy giờ?
Đối với miếng dán sau tai sẽ có tác dụng kéo dài lên tới 72 giờ và chỉ cần dán 1 miếng là đủ. Còn dạng viên uống thường sẽ có tác dụng trong vài giờ đồng hồ tùy liều lượng và loại thuốc, vì thế có thể uống lại sau 4-8 tiếng tùy trường hợp.
Thuốc say xe có tác dụng phụ không?
Một vài tác dụng phụ thường thấy của thuốc say xe đó là: Buồn ngủ, hoa mắt, mờ mắt, khô miệng, chán ăn, bí tiểu... Nếu dùng quá liều có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, lú lẫn, rối loạn ý thức, co giật, hôn mê...
Mang thai có được dùng thuốc say tàu xe không?
Đa số các loại thuốc chống say tàu xe sẽ chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn có thể dùng thuốc say xe có chứa các thành phần dimenhydrinate hoặc diphenhydramine và tránh thành phần scopolamine.
Liều lượng uống thuốc say xe?
Tùy theo mỗi độ tuổi và loại thuốc cũng như thời gian di chuyển sẽ tính ra được liều lượng uống thuốc phù hợp.
Thuốc say xe có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai không?
Mỗi loại thuốc đều có chỉ định và chống chỉ định riêng khi sử dụng, không nên lạm dụng thuốc dẫn tới những tác dụng phụ kéo dài và nghiêm trọng hơn.
Với bất kỳ loại thuốc chống say xe nào bạn cũng cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn liều dùng đúng cách. Nếu đang cần thuốc gấp, đặt ngay tại ứng dụng đặt thuốc online Medigo, tại ứng dụng Medigo bạn cũng có thể trao đổi với dược sĩ/bác sĩ hoặc đặt lịch tư vấn xét nghiệm, thăm khám,..
Công Ty TNHH Medigo Software
Say tàu xe là nỗi ám ảnh kinh hoàng trên những chuyến đi đường dài. Mặc dù không phải “bệnh” nhưng cảm giác say xe khiến người ta sợ hãi không dám đi xe nữa. Vì thế, nhiều người luôn chuẩn bị sẵn những loại thuốc chống say xe trước khi khởi hành để vượt qua nó. Vậy đâu là thuốc chống say tàu xe hiệu quả nhanh và an toàn mà bạn có thể sử dụng. Cùng Medigo tìm hiểu nhé!
Say tàu xe là hiện tượng khá thường gặp để chỉ chung cho phản ứng khó chịu khi di chuyển bằng các phương tiện đi lại như xe ô tô, tàu biển, máy bay,... Nguyên nhân được lý giải là do não bộ không phân biệt được cơ thể đang di chuyển hay đứng yên, một phần có thể do hệ thống tiền đình yếu. Khi đó não không kịp xử lý tất cả tín hiệu về sự xung đột cảm nhận được gửi đến, khiến cơ thể có phản ứng khó chịu.
Người bị say tàu xe thường có các biểu hiện rõ rệt như cảm giác buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, bí bách, hay tiết nước bọt... Mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thế nhưng nếu nôn quá nhiều có thể dẫn tới tụt huyết áp và mất nước.
Cảm giác chóng mặt, buồn nôn, khó chịu...khi bị say xe
Thuốc chống say tàu xe bao gồm một số thành phần biệt dược có tác dụng chính là giảm đi những triệu chứng kể trên ở người say xe, giúp họ có cảm giác dễ chịu hơn. Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay rất nhiều loại thuốc say tàu xe có thể đáp ứng cho từng nhóm đối tượng khác nhau.
Để chấm dứt nỗi ám ảnh say tàu xe và hỗ trợ cho những chuyến đi đường dài được thoải mái hơn, nhiều người đã sử dụng các loại thuốc say xe hiệu quả nhanh. Hiện nay thường gặp nhất là 4 loại sau:
Là loại thuốc sử dụng hoạt chất scopolamine (hyoscine) dưới dạng miếng dán sau tai, có tác dụng chống say tàu xe khá hiệu quả. Hoạt chất từ miếng dán sẽ thấm qua da và từ từ đi vào mạch máu. Ưu điểm của loại này là nhỏ gọn, tiện lợi, tác dụng tới 72 giờ. Song, nhược điểm là không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 10 tuổi, ngoài ra không nên dùng thuốc quá liều.
Cũng có dạng miếng dán sau tai và chứa thành phần kháng cholinergic được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên thuốc này hoạt động theo cơ chế chặn acetylcholine, từ đó hạn chế sự bài tiết nước bọt và giảm đi các triệu chứng buồn nôn, nôn của cơ thể. Vì miếng dán có tác dụng toàn thân nên cần lưu ý không dùng thuốc kéo dài, dễ dẫn đến các tác dụng phụ như buồn ngủ, hoa mắt, khô miệng, tăng nhịp tim...
Đây là loại thuốc chống say xe có thể kiểm soát các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh. Với các thành phần diphenhydramine, dimenhydrinate, cinnarizine, meclizine, promethazine... Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc đường uống này đều có tác dụng phụ gây buồn ngủ, hoa mắt, khô miệng. Thuốc kháng histamin không khuyến cáo cho trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai.
Uống thuốc chống say xe để hạn chế các triệu chứng say tàu xe
Một số hoạt chất như domperidon và metoclopramide thường được sử dụng trong trường hợp chống nôn do rối loạn tiêu hóa, do hóa trị ung thư, sau phẫu thuật... Và thường không có hiệu quả cao để chống nôn khi say tàu xe. Vì thế thường không được khuyên dùng trong trường hợp này.
Lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc chống say xe bao gồm:
Liều thuốc say xe phụ thuộc vào độ tuổi, loại thuốc sử dụng, khoảng thời gian đi lại và cách di chuyển của người dùng. Vì thế hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và nghe ý kiến của dược sĩ để sử dụng thuốc đúng cách, hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng quá liều.
Độ tuổi: Thông thường người lớn sẽ có liều dùng nhiều hơn so với trẻ em, và một số loại thuốc không được khuyến cáo cho trẻ em cũng như phụ nữ đang mang thai.
Loại thuốc sử dụng: Mỗi loại thuốc có liều lượng sử dụng khác nhau, nên đọc kỹ hướng dẫn để xem hàm lượng thuốc nên uống cho phù hợp.
Thời gian đi lại: Nếu thời gian đi lại ngắn, bạn nên tính toán liều lượng nhỏ để giảm thời gian thuốc tác dụng. Ngược lại, nếu di chuyển quãng đường xa, hãy cân nhắc liều lượng nhiều hơn dựa vào đó.
Phương tiện đi lại: Thực tế mỗi loại phương tiện có thể gây ra mức độ say xe khác nhau. Vì thế liều thuốc say xe cũng cần điều chỉnh cho phù hợp.
Uống thuốc say xe cần phải đúng liều lượng được chỉ định để đảm bảo an toàn
Thuốc chống say xe an toàn là phải được sử dụng đúng cách, đúng thời điểm. Trong đó, các loại thuốc chống say dạng viên uống được khuyến cáo dùng trước khi lên xe từ 30 phút tới 1 tiếng hoặc uống sớm hơn tùy theo hướng dẫn sử dụng. Thuốc say xe dạng miếng dán cần dán sau tai trước thời gian khởi hành khoảng 4 tiếng cho hoạt chất có thể thấm dần vào cơ thể, và tối đa 72 giờ cần được bóc ra.
Bên cạnh những lợi ích mang lại thì thuốc say xe cũng có một vài tác dụng phụ như buồn ngủ, hoa mắt, khô miệng... Khi sử dụng cần lưu ý những vấn đề sau:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc say xe với đủ loại hình từ miếng dán, viên uống, liều tổng hợp... Và dưới đây là Top 5 loại thuốc bán chạy phổ biến nhất được các dược sỹ khuyên dùng:
Nautamine - Thuốc trị say xe (80 viên/hộp)
Vomina – Thuốc say tàu xe (100 viên x 50 hộp)
Cinnarizin 25mg – Trị say tàu xe (4 vỉ x 50 viên)
Dimenhydrinate 50mg – Chống say tàu xe (10 vỉ x 10 viên)
Devomir - Thuốc chống say xe hiệu quả
Giờ đây, bạn không cần phải tìm kiếm nhà thuốc hay ra khỏi nhà để mua thuốc nữa, ứng dụng Medigo sẽ tư vấn và đưa thuốc say tàu xe đến tận nhà bạn chỉ sau 30 phút bất cứ lúc nào.
Mua thuốc chống say xe ngay trên App Medigo, giao liền sau 30 phút
Thuốc chống say xe có tác dụng trong mấy giờ?
Đối với miếng dán sau tai sẽ có tác dụng kéo dài lên tới 72 giờ và chỉ cần dán 1 miếng là đủ. Còn dạng viên uống thường sẽ có tác dụng trong vài giờ đồng hồ tùy liều lượng và loại thuốc, vì thế có thể uống lại sau 4-8 tiếng tùy trường hợp.
Thuốc say xe có tác dụng phụ không?
Một vài tác dụng phụ thường thấy của thuốc say xe đó là: Buồn ngủ, hoa mắt, mờ mắt, khô miệng, chán ăn, bí tiểu... Nếu dùng quá liều có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, lú lẫn, rối loạn ý thức, co giật, hôn mê...
Mang thai có được dùng thuốc say tàu xe không?
Đa số các loại thuốc chống say tàu xe sẽ chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn có thể dùng thuốc say xe có chứa các thành phần dimenhydrinate hoặc diphenhydramine và tránh thành phần scopolamine.
Liều lượng uống thuốc say xe?
Tùy theo mỗi độ tuổi và loại thuốc cũng như thời gian di chuyển sẽ tính ra được liều lượng uống thuốc phù hợp.
Thuốc say xe có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai không?
Mỗi loại thuốc đều có chỉ định và chống chỉ định riêng khi sử dụng, không nên lạm dụng thuốc dẫn tới những tác dụng phụ kéo dài và nghiêm trọng hơn.
Với bất kỳ loại thuốc chống say xe nào bạn cũng cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn liều dùng đúng cách. Nếu đang cần thuốc gấp, đặt ngay tại ứng dụng đặt thuốc online Medigo, tại ứng dụng Medigo bạn cũng có thể trao đổi với dược sĩ/bác sĩ hoặc đặt lịch tư vấn xét nghiệm, thăm khám,..
Công Ty TNHH Medigo Software