Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của EskaFolvit
Hoạt chất: Sắt Sulfat khan (USP 24) 150mg, Acid Folic (USP 24) 0.5mg, Acid Ascorbic (USP 24) 50mg, Thiamin Mononitrat (USP 24) 2mg, Riboflavin (USP 24) 2mg, Pyridoxin Hydrochlorid (USP 24) 1mg, Nicotinamid (USP 24) 10mg.
Tá dược: Sucrose, Maiz Starch, Lactose, Povidon (K - 30), Talc, Heavy Kaolin, Eudragit RL 30 D, Eudragit RS 30 D, Eudragit L 30 D 55, Triethyl Citrat, Polyethylen Glycol 6000, Titanium Dioxid, White Beeswax, Carnauba Wax, Eurolake Brown, Eurolake Ponceau 4R.
2. Công dụng của EskaFolvit
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Điều trị dự phòng tình trạng thiếu sắt và thiếu acid folic đặc biệt cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ.
3. Liều lượng và cách dùng của EskaFolvit
Người lớn: 1 viên mỗi ngày trước bữa ăn hoặc theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ.
Thuốc này không khuyến cáo dùng cho trẻ em.
4. Chống chỉ định khi dùng EskaFolvit
- Bệnh nhân được biết quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân thiếu máu ác tính, thiếu máu tan huyết.
5. Thận trọng khi dùng EskaFolvit
- Thận trọng khi sử dụng
- Khi thiếu máu, bản chất của thiếu máu nên được thiết lập và nguyên nhân cơ bản của thiếu máu nên được xác định.
- Dùng acid folic riêng biệt để điều trị thiếu máu ác tính và các trường hợp thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ khác mà thiếu hụt vitamin B12 là trị liệu không đúng.
- Acid folic trong các chế phẩm đa vitamin có thể che dấu tình trạng thiếu hụt vitamin B12.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Thai kỳ và cho con bú
- Vì chưa xác định được độ an toàn của thuốc đối với người mang thai, do đó chỉ nên dùng thuốc trong thời gian mang thai khi thật sự cần thiết.
- Sử dung trong thời gian cho con bú: thuốc được bài tiết qua sữa. Trong thời gian điều trị với thuốc này, nên tạm ngừng cho con bú.
7. Tác dụng không mong muốn
- Mẫn cảm dị ứng đã được báo cáo sau khi dùng acid folic đường uống.
- Các chế phẩm chứa sắt dùng đường uống có thể gây táo bón, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi, đôi khi dẫn đến sự nén chặt phân.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác với các thuốc khác
- Tương tác thuốc
- Uống đồng thời với các thuốc kháng acid chứa carbonat và magnesi trisilicat, hoặc với nước chè có thể làm giảm sự hấp thu sắt.
- Sắt có thể chelat hoá với các tetracyclin và làm giảm sự hấp thu của cả hai loại thuốc.
- Đáp ứng với sắt có thể chậm hơn nếu dùng chung với chloramphenicol. Muối sắt cũng được ghi nhận làm giảm hấp thu và do đó làm giảm sinh khả dụng và hiệu quả lâm sàng của penicillamin, carbidopa/levodopa, methyldopa, các quinolon. Không nên uống các chế phẩm có chứa sắt cùng lúc hoặc trong vòng 2 giờ sau khi dùng các thuốc trên.
- Trứng, sữa làm giảm hấp thu sắt nếu dùng cùng lúc.
9. Dược lý
- Sắt thiết yếu cho tổng hợp hemoglobin, myoglobin và enzyme hô hấp tế bào cytochrome C. Sắt Sulfat giúp bổ sung sắt cho cơ thể trong điều trị thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt ở phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và mang thai.
- Acid folic là vitamin thuộc nhóm B. Trong cơ thể, nó được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hóa trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin; do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp DNA. Khi có vitamin C, acid folic được chuyển thành leucovorin là chất cần thiết cho sự tổng hợp DNA và RNA. Acid folic là yếu tố không thể thiếu được cho tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường, cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format. Thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.
- Acid Ascorbic (Vitamin C) cần cho sự tạo thành colagen, tu sửa mô trong cơ thể và tham gia trong một số phản ứng oxy hóa - khử. Vitamin C tham gia trong chuyển hóa phenylalanin, tyrosin, acid folic, norepinephrin, histamin, sắt, và một số hệ thống enzym chuyển hóa thuốc, trong sử dụng carbohydrat, trong tổng hợp lipid và protein, trong chức năng miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn, trong giữ gìn sự toàn vẹn của mạch máu và trong hô hấp tế bào. Thiếu hụt vitamin C dẫn đến bệnh scorbut, trong đó có sự sai sót tổng hợp colagen với biểu hiện là không lành vết thương, khiếm khuyết về cấu tạo răng, vỡ mao mạch gây nhiều đốm xuất huyết, đám bầm máu, chảy máu dưới da và niêm mạc (thường là chảy máu lợi). Dùng vitamin C làm mất hoàn toàn các triệu chứng thiếu hụt vitamin C.
- Thiamin thực tế không có tác dụng dược lý, thậm chí ở liều cao. Thiamin pyrophosphat, dạng thiamin có hoạt tính sinh lý, là coenzym chuyển hóa carbohydrat làm nhiệm vụ khử carboxyl của các alpha - cetoacid như pyruvat và alpha - cetoglutarat và trong việc sử dụng pentose trong chu trình hexose monophosphat. Thiếu hụt thiamin sẽ gây ra beriberi (bệnh tê phù). Thiếu hụt nhẹ biểu hiện trên hệ thần kinh (beriberi khô) như viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn cảm giác các chi, có thể tăng hoặc mất cảm giác. Trương lực cơ giảm dần và có thể gây ra chứng bại chi hoặc liệt một chi nào đó. Thiếu hụt trầm trọng gây rối loạn nhân cách, trầm cảm, thiếu sáng kiến và trí nhớ kém như trong bệnh não Wernicke và nếu điều trị muộn gây loạn tâm thần Korsakoff.
- Riboflavin không có tác dụng rõ ràng khi uống. Riboflavin được biến đổi thành 2 co-enzym là flavin mononucleotid (FMN) và flavin adenin dinucleotid (FAD), là các dạng co-enzym hoạt động cần cho sự hô hấp bình thường cùa mô. Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hóa pyridoxin, sự chuyển tryptophan thành niacin, và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu. Riboflavin ở dạng flavin nucleotid cần cho hệ thống vận chuyển điện tử và khi thiếu riboflavin, sẽ sần rám da, chốc mép, khô nứt môi, viêm lưỡi và viêm miệng.
- Pyridoxin Hydrochlorid (Vitamin B6) tồn tại dưới 3 dạng: pyridoxal, pyridoxin và pyridoxamin, khi vào cơ thể biến đổi thành pyridoxal phosphat và một phần thành pyridoxamin phosphate, hai chất này hoạt động như những coenzym trong chuyển hóa protein, glucid và lipid. Pyridoxin tham gia tổng hợp acid gamma - aminobutyric (GABA) trong hệ thần kinh trung ương và tham gia tổng hợp hemoglobulin. Trong cơ thể, nicotinamid thực hiện chức năng sau khi chuyển thành hoặc nicotinamid adenin dinucleotid (NAD) hoặc nicotinamid adenin dinucleotid phosphat (NADP). NAD và NADP có vai trò sống còn trong chuyển hóa, như một coenzym xúc tác phản ứng oxy hóa - khử cần thiết cho hô hấp tế bào, phân giải glycogen, và chuyển hóa lipid, mà trong đó các coenzym này có tác dụng như những phân tử vận chuyển hydro.
10. Bảo quản
Bảo quản nơi khô, mát (dưới 30°C). Tránh ánh sáng. Để xa tầm tay trẻ em.