lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Bột pha hỗn dịch uống bổ sung calci AGI-CALCI 0.6g hộp 30 gói x 1.75g

Bột pha hỗn dịch uống bổ sung calci AGI-CALCI 0.6g hộp 30 gói x 1.75g

Danh mục:Calci, kali
Thuốc cần kê toa:Không
Dạng bào chế:Bột pha hỗn dịch uống
Thương hiệu:Agimexpharm
Số đăng ký: VD-22789-15
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Giao hàng
nhanh chóng
Nhà thuốc
uy tín
Dược sĩ tư vấn
miễn phí

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của AGI-CALCI 0.6g

Mỗi gói chứa:
Tricalci phosphat…………………………1,65 g
(tương đương calci ……………………. 0,6 g)

2. Công dụng của AGI-CALCI 0.6g

Bổ sung calci cho cơ thể, dùng trong các trường hợp:
Hỗ trợ điều trị loãng xương (sau mãn kinh, tuổi già, do dùng corticoid) và còi xương (hỗ trợ liệu pháp vitamin D đặc hiệu).
Thiếu calci thời kỳ tăng trưởng, khi có thai hay cho con bú.

3. Liều lượng và cách dùng của AGI-CALCI 0.6g

Trẻ em dưới 5 tuổi: Uống ½ gói/ ngày.
Trẻ em từ 5 tuổi trở lên: Uống 1 – 2 gói/ ngày.
Người lớn: Uống 2 gói/ ngày.
Khuấy đều bột thuốc trong nửa ly nước đến khi thành huyền dịch.

4. Chống chỉ định khi dùng AGI-CALCI 0.6g

Tăng calci huyết, tăng calci niệu, sỏi calci, vôi hóa mô, suy thận mạn tính.
Người nằm bất động kéo dài kèm tăng calci niệu hay tăng calci huyết.

5. Thận trọng khi dùng AGI-CALCI 0.6g

Điều trị lâu dài: Giảm liều hay ngưng điều trị nếu calci niệu > 300 mg/24 giờ.
Khi phối hợp với vitamin D liều cao cần phải kiểm tra hàng tuần những tham số calci huyết, calci niệu.
Phụ nữ có thai và cho con bú nên dùng đúng liều lượng cho phép.
Tương tác thuốc:

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày.
Tuy nhiên, người mang thai nên được cung cấp calci bằng chế độ ăn uống đầy đủ. Dùng quá nhiều loại vitamin và calci cùng các chất khoáng khác có thể gây hại cho mẹ hoặc thai nhi.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không ảnh hưởng.

8. Tác dụng không mong muốn

Tuy hiếm khi xảy ra nhưng có thể gặp các biểu hiện sau:
Tuần hoàn: Hạ huyết áp (chóng mặt), giãn mạch ngoại vi.
Tiêu hóa: Táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

Nên lưu ý khi dùng cho bệnh nhân đang điều trị với những thuốc sau:
Dùng đồng thời vitamin D làm tăng sự hấp thu calci và nồng độ calci huyết tương có thể tiếp tục tăng sau khi ngừng dùng vitamin D.
Tác động của digoxin và các glycosid tim khác có thể tăng do calci và có thể xảy ra độc tính.
Muối calci làm giảm sự hấp thu của một vài thuốc như enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, lomefloxacin, norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, đặc biệt là tetracyclin và các thuốc kháng sinh nhóm Cyclin, sắt, kẽm và những chất khoáng thiết yếu khác. Vì vậy khuyến cáo dùng calci cách xa các chế phẩm này tối thiểu 3 giờ.
Thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng sự hấp thu calci ở thận, nên thận trọng với nguy cơ tăng calci huyết.
Trường hợp điều trị phối hợp với Diphosphonat hay Natri florua nên dùng calci cách khoảng với các thuốc này (vì có nguy cơ giảm hấp thu Diphosphonat hay natri florua đường tiêu hóa).

10. Dược lý

Các đặc tính dược lực học:
Calci là một cation ngoại bào cần thiết cho sự ổn định chức năng của hệ thần kinh, cơ, xương và tính thẩm thấu của màng tế bào, mao quản.
Cation Ca++ là yếu tố hoạt hóa quan trọng trong nhiều phản ứng của enzym và cần thiết cho một số quá trình sinh học bao gồm sự dẫn truyền của các xung động thần kinh; sự co cơ tim, cơ trơn và cơ xương; chức năng thận; sự hô hấp và sự đông máu.
Phosphat đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ calci trong các mô. Nồng độ Phosphat trong huyết tương giảm thấp sẽ làm gia tăng lượng calci trong máu và ức chế sự tích tụ calci vào xương.
Các đặc tính dược động học:
Hấp thu: Qua quá trình tiêu hóa, calci được phóng thích từ phức hợp calci thành dạng ion hóa có thể hòa tan và được hấp thu ở phần trên của ruột non. Sự hấp thu calci ở ruột tỷ lệ nghịch với lượng calci ăn vào, vì vậy khi chế độ ăn ít calci sẽ dẫn đến tăng hấp thu bù, phần nào do tác động của vitamin D. Mức độ hấp thu giảm đáng kể theo tuổi. Các bệnh có kèm chứng phân có mỡ, tiêu chảy, kém hấp thu mạn tính ở ruột cũng tăng thải calci qua phân.
Phân phối: Khoảng 50% calci trong huyết tương ở dạng ion hóa có hoạt tính sinh lý, khoảng 10% được phức hợp thành dạng phosphat, citrat hoặc các anion khác. 40% calci còn lại được gắn kết với protein, chủ yếu là albumin.
Thải trừ:
Sau khi dùng, ion calci thải trừ ra nước tiểu và được lọc tại cầu thận và có một lượng nhất định được tái hấp thu. Sự tái hấp thu ở ống thận là rất lớn vì có 98% lượng ion calci đã được tái hấp thu trở lại tuần hoàn. Sự tái hấp thu này được điều chỉnh mạnh bởi hormon cận giáp (parathyroid) ( PTH) và cũng bị ảnh hưởng bởi sự lọc Na+, sự có mặt của các anion không tái hấp thu, các chất lợi niệu.
Calci bài tiết khá nhiều vào sữa trong thời kỳ cho con bú; có một ít calci thải trừ đi qua mồ hôi và cũng thải trừ qua phân.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Sử dụng liều cao có thể có triệu chứng của tình trạng tăng Calci huyết và tăng Calci niệu bao gồm: Biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, táo bón, đau bụng, khô miệng, khát nước và đa niệu.
Xử trí khi bị quá liều:
Cần bù nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch trong giai đoạn đầu.
Dùng Furosemid hoặc các thuốc lợi tiểu khác để tăng thải trừ calci (tránh dùng thuốc lợi tiểu loại Thiazid do làm tăng sự tái hấp thu calci ở thận).
Thẩm phân máu.
Kiểm tra cẩn thận nồng độ các chất điện giải cần thiết trong huyết thanh trong suốt thời gian điều trị.

12. Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(11 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.6/5.0

7
4
0
0
0