Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của FreeStyle Libre Flash Glucose Monitoring Sys Sensor
Hộp đựng bộ cảm biến: Dùng để chuẩn bị đầu gắn bộ cảm biến sẵn sàng trước khi đo. Hộp đựng bộ cảm biến được đóng gói vô trùng trước khi mở.
Đầu gắn bộ cảm biến: Dùng để gắn bộ cảm biến vào tay.
(Kích thước cảm biến: 35mm x 5mm, trọng lượng: 5 gram, có thể thu thập dữ liệu trong phạm vi từ 1 cm đến 4 cm của cảm biến, thậm chí xuyên qua các lớp áo, dùng được đến 14 ngày. Cảm biến có khả năng chống nước ở độ sâu lên đến 1 mét. Tránh ngâm nước lâu hơn 30 phút).
Gạc tẩm cồn: Dùng sát trùng tay trước khi gắn bộ cảm biến
Đầu gắn bộ cảm biến: Dùng để gắn bộ cảm biến vào tay.
(Kích thước cảm biến: 35mm x 5mm, trọng lượng: 5 gram, có thể thu thập dữ liệu trong phạm vi từ 1 cm đến 4 cm của cảm biến, thậm chí xuyên qua các lớp áo, dùng được đến 14 ngày. Cảm biến có khả năng chống nước ở độ sâu lên đến 1 mét. Tránh ngâm nước lâu hơn 30 phút).
Gạc tẩm cồn: Dùng sát trùng tay trước khi gắn bộ cảm biến
2. Công dụng của FreeStyle Libre Flash Glucose Monitoring Sys Sensor
Bộ cảm biến FreeStyle Libre Flash Glucose Monitoring Sensor sử dụng với đầu đọc cùng bộ, giúp dễ dàng kiểm tra nồng độ đường huyết bằng cách sử dụng đầu đọc quét lên cảm biến được gắn cố định ở mặt sau của cánh tay trên, hạn chế trích máu đầu ngón tay nhiều lần để đo.
- Bộ cảm biến đọc và lưu giữ các chỉ số glucose khi đeo trên cơ thể.
- Bộ cảm biến bao gồm hai phần: một phần nằm trong hộp đựng bộ cảm biến và một phần nằm trong Đầu gắn bộ cảm biến.
- Khi thực hiện theo các hướng dẫn, bạn chuẩn bị và sử dụng bộ cảm biến ở phía sau cánh tay trên của bạn. Cảm biến có một đầu nhỏ, mềm dẻo được gắn vào ngay bên dưới da.
- Có thể đeo bộ cảm biến trong tối đa 14 ngày.
- Thời gian sử dụng bộ cảm biến là 14 ngày.
- Kích thước: cao 5 mm và đường kính 35 mm.
- Trọng lượng: 5 gram.
- Bộ nhớ: 8 giờ (lưu trữ dữ liệu glucose sau mỗi 15 phút).
- Khả năng chống nước: Bộ cảm biến có thể chịu được ở độ sâu một mét tối đa 30 phút.
- Bộ cảm biến đọc và lưu giữ các chỉ số glucose khi đeo trên cơ thể.
- Bộ cảm biến bao gồm hai phần: một phần nằm trong hộp đựng bộ cảm biến và một phần nằm trong Đầu gắn bộ cảm biến.
- Khi thực hiện theo các hướng dẫn, bạn chuẩn bị và sử dụng bộ cảm biến ở phía sau cánh tay trên của bạn. Cảm biến có một đầu nhỏ, mềm dẻo được gắn vào ngay bên dưới da.
- Có thể đeo bộ cảm biến trong tối đa 14 ngày.
- Thời gian sử dụng bộ cảm biến là 14 ngày.
- Kích thước: cao 5 mm và đường kính 35 mm.
- Trọng lượng: 5 gram.
- Bộ nhớ: 8 giờ (lưu trữ dữ liệu glucose sau mỗi 15 phút).
- Khả năng chống nước: Bộ cảm biến có thể chịu được ở độ sâu một mét tối đa 30 phút.
3. Liều lượng và cách dùng của FreeStyle Libre Flash Glucose Monitoring Sys Sensor
Các bước sử dụng chính:
Lắp ráp và gắn cảm biến vào cánh tay.
Cài đặt cảm biến mới vào đầu đọc. Chờ 60 phút để cảm biến hoạt động.
Kiểm tra đường huyết bất kì khi nào trong vòng 14 ngày kể từ lúc gắn cảm biến.
Lắp ráp và gắn cảm biến vào cánh tay.
Cài đặt cảm biến mới vào đầu đọc. Chờ 60 phút để cảm biến hoạt động.
Kiểm tra đường huyết bất kì khi nào trong vòng 14 ngày kể từ lúc gắn cảm biến.
4. Đối tượng sử dụng
Dùng cho người có nhu cầu kiểm tra, theo dõi đường huyết thường xuyên và chủ động.
5. Bảo quản
Bảo quản bộ cảm biến ở 4-25 độ C. Có thể bảo quản bộ cảm biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ quy định, tuy nhiên không bắt buộc bảo quản trong tủ lạnh. Không đông lạnh thiết bị, không dùng thiết bị đã quá hạn sử dụng.
6. Lưu ý
Trong trường hợp dùng máy để đo đường huyết cho trẻ dưới 18 tuổi, cần có sự hỗ trợ của người lớn.
Máy đo đường huyết nhanh FreeStyle Libre có các bộ phận nhỏ có thể gây nguy hiểm nếu nuốt phải.
Hộp đựng và đầu gắn cảm biến đi theo từng bộ và mỗi bộ có chung một mã số. Để tránh sai lệch kết quả đo, đảm bảo mã số của bao cảm biến và dụng cụ cảm biến khớp nhau trước khi sử dụng.
Nếu có hiện tượng ngứa da khi sử dụng thiết bị, ngưng sử dụng và liên hệ bác sĩ trước khi dùng tiếp.
Cần thử đường huyết bằng phương pháp trích máu ngón tay trong thời gian glucose thay đổi nhanh chóng, khi đó nồng độ đường trong dịch kẽ có thể không phản ánh chính xác mức đường huyết, hoặc nếu hệ thống báo cáo hạ đường huyết hoặc sắp xảy ra hạ đường huyết, hoặc khi các triệu chứng không khớp với dữ liệu trên đầu đọc cầm tay.
Trong trường hợp nghi ngờ đường huyết ghi nhận được không chính xác, kiểm tra lại bằng máy đo đường huyết (lấy mẫu máu ngón tay) và đối chiếu. Trường hợp cảm biến hỏng/kết quả đo được nhiều lần không chính xác, cần thay cảm biến mới.
Các bài thể dục nặng có thể làm ướt hoặc tác động mạnh lên cảm biến, dẫn đến không đo được đường huyết hoặc gây sai sót khi đo.
Nếu cơ thể đang mất nước, kết quả đo được có thể không chính xác. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nghi ngờ bạn đang gặp phải tình trạng này.
Không sát trùng để tái sử dụng cảm biến. Cảm biến không được thiết kế để sử dụng lại nhiều lần.
Dùng acid ascorbic (vitamin C) khi đang đeo cảm biến có thể gây tăng chỉ số đường huyết, dùng acid salicylic có thể làm giảm nhẹ chỉ số. Sai số nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng chất sử dụng.
Máy đo đường huyết nhanh FreeStyle Libre có các bộ phận nhỏ có thể gây nguy hiểm nếu nuốt phải.
Hộp đựng và đầu gắn cảm biến đi theo từng bộ và mỗi bộ có chung một mã số. Để tránh sai lệch kết quả đo, đảm bảo mã số của bao cảm biến và dụng cụ cảm biến khớp nhau trước khi sử dụng.
Nếu có hiện tượng ngứa da khi sử dụng thiết bị, ngưng sử dụng và liên hệ bác sĩ trước khi dùng tiếp.
Cần thử đường huyết bằng phương pháp trích máu ngón tay trong thời gian glucose thay đổi nhanh chóng, khi đó nồng độ đường trong dịch kẽ có thể không phản ánh chính xác mức đường huyết, hoặc nếu hệ thống báo cáo hạ đường huyết hoặc sắp xảy ra hạ đường huyết, hoặc khi các triệu chứng không khớp với dữ liệu trên đầu đọc cầm tay.
Trong trường hợp nghi ngờ đường huyết ghi nhận được không chính xác, kiểm tra lại bằng máy đo đường huyết (lấy mẫu máu ngón tay) và đối chiếu. Trường hợp cảm biến hỏng/kết quả đo được nhiều lần không chính xác, cần thay cảm biến mới.
Các bài thể dục nặng có thể làm ướt hoặc tác động mạnh lên cảm biến, dẫn đến không đo được đường huyết hoặc gây sai sót khi đo.
Nếu cơ thể đang mất nước, kết quả đo được có thể không chính xác. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nghi ngờ bạn đang gặp phải tình trạng này.
Không sát trùng để tái sử dụng cảm biến. Cảm biến không được thiết kế để sử dụng lại nhiều lần.
Dùng acid ascorbic (vitamin C) khi đang đeo cảm biến có thể gây tăng chỉ số đường huyết, dùng acid salicylic có thể làm giảm nhẹ chỉ số. Sai số nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng chất sử dụng.