lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Celextavin hộp 30 viên

Celextavin hộp 30 viên

Danh mục:Thuốc chống dị ứng
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Betamethasone, Dexchlorpheniramine
Dạng bào chế:Viên nén
Thương hiệu:Vidipha
Số đăng ký:VD-29180-18
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Celextavin

Betamethasone 0.25 mg;
Dexchlorpheniramine maleate 2 mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên

2. Công dụng của Celextavin

- Dị ứng hô hấp, da và mắt, các tình trạng rối loạn do viêm mắt khi có chỉ định điều trị phụ trợ bằng corticoid toàn thân.
- Viêm mũi dị ứng trầm trọng do phấn hoa, hen phế quản nặng, viêm mũi dị ứng quanh năm.
- Viêm da khu trú (chàm), viêm da dị ứng.
- Phản ứng thuốc và bệnh lý huyết thanh.
- Giúp khống chế tình trạng viêm và tiết dịch trong các bệnh lý của mắt.

3. Liều lượng và cách dùng của Celextavin

Cách dùng: Thuốc dùng đường uống.
Liều dùng:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều khởi đầu là 1 - 2 viên x 4 lần/ngày. Uống sau khi ăn và trước lúc đi ngủ. Tối đa là 8 viên/ngày.
Trẻ em: ½ viên x 3 lần/ngày, tốt nhất nên uống lúc đi ngủ. Tối đa 4 viên/ngày.

4. Chống chỉ định khi dùng Celextavin

- Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Nguy cơ bí tiểu liên quan đến rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt.
- Nguy cơ glaucom góc đóng.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Chống chỉ định tương đối: phụ nữ có thai và cho con bú.

5. Thận trọng khi dùng Celextavin

- Bệnh nhân lớn tuổi có khả năng cao bị hạ huyết áp tư thế, bị chóng mặt, buồn ngủ; bị táo bón kinh niên (do có nguy cơ bị tắc ruột liệt); bị sưng tuyến tiền liệt.
- Bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng, do có nguy cơ tích tụ thuốc.
- Tuyệt đối tránh rượu và các thuốc có chứa rượu trong thời gian điều trị.
- Người bị suy tim xung huyết, nhồi máu cơ tim mới mắc, tăng huyết áp, tiểu đường, động kinh, glaucom, thiểu năng tuyến giáp, loãng xương, loét dạ dày, loạn tâm thần.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai:
Sử dụng corticosteroid khi mang thai hoặc ở người có khả năng mang thai phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy hại của thuốc đối với người mẹ và phôi hoặc thai nhi.
Phụ nữ cho con bú:
Betamethason bài xuất vào sữa mẹ và có thể có hại cho trẻ nhỏ vì thuốc có thể ức chế sự phát triển và gây các tác dụng không mong muốn khác, ví dụ giảm năng tuyến thượng thận. Lợi ích cho người mẹ phải được cân nhắc với khả năng nguy hại cho trẻ nhỏ.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Người lái xe hay vận hành máy móc do khả năng gây buồn ngủ khi dùng thuốc.

8. Tác dụng không mong muốn

Betamethason:
- Thường gặp:
Chuyển hóa: mất kali, giữ natri, giữ nước.
Nội tiết: kinh nguyệt thất thường, phát triển hội chứng dạng Cushing, ức chế sự tăng trưởng của thai trong tử cung và của trẻ nhỏ, giảm dung nạp glucose, bộc lộ đái tháo đường tiềm ẩn, tăng nhu cầu insulin hoặc thuốc hạ đường huyết ở người đái tháo đường.
Cơ xương: yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương, teo da, áp xe vô khuẩn.
- Ít gặp:
Tâm thần: sảng khoái, thay đổi tâm trạng, trầm cảm nặng, mất ngủ.
Mắt: glaucom, đục thủy tinh thể.
Tiêu hóa: loét dạ dày và có thể sau đó bị thủng và chảy máu, viêm tụy, chướng bụng, viêm loét thực quản.
Dexclorpheniramin maleat:
Tác dụng trên thần kinh thực vật:
Ngủ gà hoặc buồn ngủ nhất là trong thời gian điều trị đầu.
Tác động kháng cholinergic làm khô niêm mạc, rối loạn điều tiết, giãn đồng tử, tim đập nhanh, nguy cơ bí tiểu.
Hạ huyết áp tư thế.
Rối loạn cân bằng, chóng mặt, giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung.
Mất điều hòa vận động, run rẩy, thường xảy ra hơn ở người lớn tuổi.
Lẫn, ảo giác.
Phản ứng quá mẫn cảm: Nổi ban, eczema, ngứa, ban xuất huyết, mề đay. Phù, hiếm hơn có thể gây phù Quincke. Sốc phản vệ
Tác dụng trên máu: Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu huyết giải.

9. Tương tác với các thuốc khác

Các loại thuốc có thể xảy ra tương tác:
Betamethason:
- Paracetamol: corticosteroid cảm ứng với các enzym gan, có thể làm tăng tạo thành một chất chuyển hóa của paracetamol độc với gan. Do đó tăng nguy cơ nhiễm độc gan nếu dùng chung với paracetamol liều cao hoặc trường diễn.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: không làm giảm mà có thể làm tăng các rối loạn tâm thần do corticosteroid gây ra.
- Các thuốc chống đái tháo đường dạng uống hoặc insulin: glucocorticoid có thể làm tăng nồng độ glucose huyết.
- Glycosid digitalis: dùng đồng thời có thể làm tăng khả năng loạn nhịp tim hoặc độc tính của digitalis kèm với hạ kali huyết.
- Phenobarbital, phenytoin, rifampicin hoặc ephedrin có thể làm tăng chuyển hóa của corticosteroid và làm giảm tác dụng điều trị của chúng.
- Estrogen có thể làm thay đổi chuyển hóa và mức liên kết protein của glucocorticoid, dẫn đến giảm độ thanh thải, tăng nửa đời thải trừ, tăng tác dụng điều trị và độc tính của glucocorticoid.
- Dùng đồng thời corticosteroid với các thuốc chống đông loại coumarin có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông.
- Tác dụng phối hợp của thuốc chống viêm không steroid hoặc rượu với glucocorticoid có thể dẫn đến tăng xuất hiện hoặc tăng mức độ trầm trọng của loét đường tiêu hóa. Corticosteroid có thể làm tăng nồng độ salicylat trong máu.
Dexclorpheniramin maleat:
Nên lưu ý khi phối hợp:
- Các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác (thuốc giảm đau và chống ho họ morphin, thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, thuốc ngủ nhóm benzodiazepin, nhóm barbiturat, clonidin và các thuốc cùng họ, thuốc ngủ, methadon, thuốc an thần kinh, thuốc giải lo): tăng ức chế thần kinh trung ương. Việc giảm tập trung và tỉnh táo có thể gây nguy hiểm khi lái xe và vận hành máy móc.
- Atropin và các thuốc có tác động giống atropin (thuốc chống trầm cảm nhóm imipramin, thuốc chống liệt rung có tác động kháng cholinergic, thuốc chống co thắt có tác động giống atropin, disopyramid); tăng các tác dụng ngoại ý của nhóm atropin như gây bí tiểu, táo bón, khô miệng.
Các loại thực phẩm, đồ uống có thể xảy ra tương tác:
- Rượu: làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng histamin H1. Việc giảm tập trung và tỉnh táo có thể gây nguy hiểm khi lái xe hay vận hành máy móc. Tránh uống rượu và các thức uống có chứa rượu trong thời gian dùng thuốc.
- Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc:
- Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

10. Quá liều và xử trí quá liều

Betamethason:
Triệu chứng: Các tác dụng toàn thân do quá liều corticosteroid thường diễn bao gồm: tác dụng giữ natri và nước, tăng chứng thèm ăn, huy động calci và phospho kèm theo loãng xương, mất nitơ, tăng đường huyết, tác dụng giảm tái tạo mô, tăng cảm thụ với nhiễm khuẩn, suy thượng thận, tăng hoạt động vỏ thận, rối loạn tâm thần và thần kinh, yếu cơ.
Điều trị: Trong trường hợp quá liều cấp, cần theo dõi điện giải đồ huyết thanh và nước tiểu. Đặc biệt chú ý đến cân bằng natri và kali.
Dexclorpheniramin maleat:
Triệu chứng: Co giật (nhất là ở nhũ nhi và trẻ em); rối loạn nhận thức, hôn mê.
Xử trí: Điều trị triệu chứng ở bệnh viện.

11. Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(1 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

5.0/5.0

1
0
0
0
0