Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Glucose 5% Otsuka
Mỗi 100 mL dung dịch Glucose 5% có chứa:
Dextrose monohydrate 5g
(Hoặc Dextrose anhydrous 4,546 g)
Nước cất pha tiêm..........vừa đủ 100ml
Áp suất thẩm thấu: 278 mOsm/L
Năng lượng: 800 kJ/L (190 Kcal/L)
2. Công dụng của Glucose 5% Otsuka
- Điều trị tình trạng mất nước ưu trương.
- Bổ sung năng lượng trong các trường hợp bệnh lý hoặc phối hợp với các dung dịch nuôi dưỡng khác trong các trường hợp nuôi dưỡng hoàn toàn ngoài đường tiêu hóa trong các trường hợp bệnh lý ở đường tiêu hóa, kém hấp
thu, suy dinh dưỡng, bệnh nhân hôn mê...
- Làm dung môi để pha truyền một số thuốc điều trị khác.
3. Liều lượng và cách dùng của Glucose 5% Otsuka
Đường dùng: Tiêm truyền tĩnh mạch.
Liều dùng thay đổi tùy theo nhu cầu của từng người bệnh. Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh.
Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 - 800 mg/kg thể trọng/1 giờ.
Dung dịch Glucose 5% là đẳng trương với máu và được dùng để bù mất nước, có thể truyền vào tĩnh mạch ngoại vi.
4. Chống chỉ định khi dùng Glucose 5% Otsuka
Không sử dụng dung dịch Glucose 5% trong các trường hợp sau:
- Tình trạng thừa nước.
Mất nước nhược trương mà không bù các chất điện giải thiếu hụt.
Nhiễm toan axit, giảm Kali trong máu.
- Tình trạng tăng đường huyết.
- Không dung nạp glucose.
Hôn mê tăng thẩm thấu.
- Người bệnh vô niệu, người bị chảy máu trong sọ hoặc tủy sống.
- Mê sảng rượu kèm mất nước, ngộ độc rượu cấp.
Người bệnh sau cơn tai biến mạch não.
5. Thận trọng khi dùng Glucose 5% Otsuka
Cần thận trọng khi sử dụng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch Glucose 5% cho bệnh nhân suy tim, phủ có kèm tích lũy Natri, rối loạn chức năng thận.
Cần kiểm tra hàm lượng glucose trong máu, cân bằng nước và điện giải trong những trường hợp truyền nhiều và kéo dài.
Cần kiểm tra tính tương hợp, tương tác thuốc (nếu có) khi sử dụng dung dịch Glucose 5% như là một dung môi để dẫn truyền thuốc. - Không truyền dung dịch Glucose cùng với máu qua một bộ dây truyền vi có thể gây tan huyết và tắc nghẽn.
- Truyền lâu hoặc nhanh một lượng lớn có thể dẫn tới phủ hoặc ngộ độc nước.
Cần kiểm tra hàm lượng glucose trong máu, cân bằng nước và điện giải trong những trường hợp truyền nhiều và kéo dài.
Cần kiểm tra tính tương hợp, tương tác thuốc (nếu có) khi sử dụng dung dịch Glucose 5% như là một dung môi để dẫn truyền thuốc. - Không truyền dung dịch Glucose cùng với máu qua một bộ dây truyền vi có thể gây tan huyết và tắc nghẽn.
- Truyền lâu hoặc nhanh một lượng lớn có thể dẫn tới phủ hoặc ngộ độc nước.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Không có lưu ý gì đặc biệt khi sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai và cho con bú, tuy nhiên với những bệnh nhân nhiễm độc thai nghén cần lưu ý khi tiêm truyền nhiều và kéo dài.
7. Tác dụng không mong muốn
Thưởng gặp: Đau tại chỗ tiêm, kích ứng tĩnh mạch.
Ít gặp: Rối loạn nước và điện giải (hạ kali huyết, hạ magiê huyết, hạ phospho huyết).
Hiếm gặp: Phủ hoặc ngộ độc nước (do truyền kéo dài hoặc truyền nhanh một lượng lớn dung dịch đẳng trương).
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác với các thuốc khác
Tương tác với digoxin: Khi sử dụng lượng lớn dịch
truyền Glucose gây tình trạng rối loạn điện giải (hạ kali huyết) do vậy làm tăng độc tính của digoxin. Tương kỵ: Trước khi pha thêm bất kỳ một thuốc gì vào dung dịch glucose để truyền phải kiểm tra xem có phù hợp không.
Dung dịch chứa glucose và có pH<6 có thể gây kết tủa indomethacin.
truyền Glucose gây tình trạng rối loạn điện giải (hạ kali huyết) do vậy làm tăng độc tính của digoxin. Tương kỵ: Trước khi pha thêm bất kỳ một thuốc gì vào dung dịch glucose để truyền phải kiểm tra xem có phù hợp không.
Dung dịch chứa glucose và có pH<6 có thể gây kết tủa indomethacin.
9. Dược lý
Dược lực học: Glucose là đường đơn 6 carbon, dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị thiếu hụt đường hoặc dịch. Glucose được dùng để cung cấp năng lượng theo đường tiêm cho người bệnh và dùng cùng các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do ỉa chảy cấp.
Dược động học: Sau khi tiêm truyền Glucose chuyển hóa thành carbon dioxide và nước đồng thời giải phóng ra năng lượng. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, một phần qua phân, mồ hôi và khí thở ra.
10. Quá liều và xử trí quá liều
Khi truyền thuốc này với tốc độ nhanh, nhiều hoặc kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng tăng đường huyết, đường niệu, rối loạn cân bằng nước - điện giải. Trong trường hợp này cần điều chỉnh tốc độ truyền dịch, theo dõi điện giải đồ và định lượng đường huyết, đường niệu để có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.
11. Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng dưới 30°C.