Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Domuvar
Mỗi ống nhựa (5ml) có chứa:
- Bacillus subtilis: 2 x 10^9 CFU
- Nước cất pha tiêm (vừa đủ): 5ml
- Bacillus subtilis: 2 x 10^9 CFU
- Nước cất pha tiêm (vừa đủ): 5ml
2. Công dụng của Domuvar
- Điều trị và phòng ngừa rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột và bệnh lý kém hấp thu vitamin nội sinh.
- Điều trị hồ trợ để phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột bị ảnh hưởng khi dùng thuốc kháng sinh hoặc hóa trị liệu.
- Rối loạn tiêu hóa cấp và mạnh tính ở trẻ em như khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, phân sống, táo bón, tiêu chảy.
- Điều trị hồ trợ để phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột bị ảnh hưởng khi dùng thuốc kháng sinh hoặc hóa trị liệu.
- Rối loạn tiêu hóa cấp và mạnh tính ở trẻ em như khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, phân sống, táo bón, tiêu chảy.
3. Liều lượng và cách dùng của Domuvar
- Hỗn dịch thuốc Domuvar được dùng theo đường uống. Bẻ ống nhựa và uống trực tiếp hỗn dịch trong ống. Lắc kỹ trước khi sử dụng.
- Liều lượng:
+ Người lớn: 1 - 2 ống/lần, ngày 1 - 2 lần.
+ Trẻ em: 1 ống/lần, ngày 1 - 2 lần.
- Uống trực tiếp dịch bao tử trong ống hoặc có thể pha loãng dịch trong ống với nước, nước đường, sữa, nước cam trước khi uống.
- Liều lượng:
+ Người lớn: 1 - 2 ống/lần, ngày 1 - 2 lần.
+ Trẻ em: 1 ống/lần, ngày 1 - 2 lần.
- Uống trực tiếp dịch bao tử trong ống hoặc có thể pha loãng dịch trong ống với nước, nước đường, sữa, nước cam trước khi uống.
4. Chống chỉ định khi dùng Domuvar
Tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của thuốc
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
5. Thận trọng khi dùng Domuvar
Có thể nhìn thấy các hạt nhỏ trong ống thuốc DOMUVAR do sự tập hợp của các bào tử Bacillus subbilis, điều đó chỉ ra rằng thuốc không bị thay đổi chất lượng. Lắc kỹ ống thuốc trước khi dùng
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Không chống chỉ định dùng DOMUVAR cho phụ nữ có thai và cho con bú
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không gây ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
8. Tác dụng không mong muốn
Đến nay không có tác dụng ngoài ý muốn khi dùng được báo cáo
9. Tương tác với các thuốc khác
Không có tương tác thuốc khi dùng với các thuốc khác
10. Dược lý
- Bacillus subtilis là thuộc nhóm vi sinh vật có lợi, sống trong đường ruột và không sinh bệnh lý. Dạng bào tử của Bacillus subtilis có khả năng đối kháng mạnh với các tác nhân hóa học và vật lý. Do đó, khi được đưa vào cơ thể, bào tử Bacillus subtilis dễ dàng đi qua hàng rào dịch acid dạ dày một cách nguyên vẹn. Khi đến ruột non, dưới pH kiềm nhẹ, bào tử Bacillus subtilis chuyển thành dạng tế bào sinh dưỡng có khả năng hoạt động trao đổi chất.
- Vi khuẩn học: Thông thường trong đường ruột người có sự cân bằng sinh lý giữa hai hệ vi sinh: Hệ vi sinh phân giải đường và hệ vi sinh phân giải protein. Hệ vi sinh phân giải đường dễ bị tấn công bởi các yếu tố như rượu, stress, nhiễm trùng, kháng sinh hay hóa trị liệu làm cho sự cân bằng sinh lý bị phố vỡ; đổng thời có sự tăng sinh của hệ vi sinh phân giải protein. Kết quả là dẫn đến tình trạng bệnh lý như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng.
Bacillus subtilis khi vào đến ruột có khả năng góp phần khôi phục hệ vi sinh đường ruột đã bị thay đổi do nhiều nguồn gốc nhờ một số cơ chế sau đây:
+ Bacillus subtilis có khả năng sinh tổng hợp nhiều loại enzym trong đó quan trọng nhất là nhóm enzym a-amylase, xúc tác cho phản ứng thuỷ phân các liên kết a -1,4 glucosid của các polysaccharid như tinh bột. Do đó đóng vai trò tích cực trong quá trình hoạt động của hệ vi sinh phân giải đường, góp phần tái tạo cân bằng sinh lý hệ vi sinh vật đường ruột. Ngoài ra, việc cung cấp các enzym tiêu hóa từ Bacillus subtilis còn có tác dụng làm cho pH ở ruột ổn định, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn sinh hơi và vi khuẩn gây bệnh. Thành bào tử Bacillus subtilis có enzym giống như lysozym có khả năng dung giải trực tiếp một số vi khuẩn gây bệnh như: Proteus, Staphylococcus, E.coli,…
+ Ngoài các enzym, Bacillus subtilis còn có khả năng sinh tổng hợp các vitamin đặc biệt vitamin nhóm B, góp phần bổ sung vitamin thiếu hụt do việc dùng kháng sinh và hoá trị.
Bacillus subtilis có khả năng trung hòa độc tố, cạnh tranh vị trí bám trên bề mặt ruột với một số vi sinh vật gây bệnh có hại.
+ Bacillus subtilis có khả năng cạnh tranh sinh tổn (đặc biệt là nhu cầu về dinh dưỡng) với các vi sinh vật gây bệnh có hại tại đường ruột.
+ Bacillus subtilis có khả năng sinh tổng hợp một số bacteriocin – có tác dụng kháng khuẩn đối với mộí số vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa.
+ Bacillus subtilis có thể đóng vai trò như một kháng nguyên đặc hiệu; kích thích cơ thể sinh miễn dịch, ức chế các phản ứng viêm ở đại tràng thông qua các thành phần cấu trúc được nhận diện bằng thụ thể đặc hiệu của miễn dịch bẩm sinh tương tự thụ thể “Toll”.
- Vi khuẩn học: Thông thường trong đường ruột người có sự cân bằng sinh lý giữa hai hệ vi sinh: Hệ vi sinh phân giải đường và hệ vi sinh phân giải protein. Hệ vi sinh phân giải đường dễ bị tấn công bởi các yếu tố như rượu, stress, nhiễm trùng, kháng sinh hay hóa trị liệu làm cho sự cân bằng sinh lý bị phố vỡ; đổng thời có sự tăng sinh của hệ vi sinh phân giải protein. Kết quả là dẫn đến tình trạng bệnh lý như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng.
Bacillus subtilis khi vào đến ruột có khả năng góp phần khôi phục hệ vi sinh đường ruột đã bị thay đổi do nhiều nguồn gốc nhờ một số cơ chế sau đây:
+ Bacillus subtilis có khả năng sinh tổng hợp nhiều loại enzym trong đó quan trọng nhất là nhóm enzym a-amylase, xúc tác cho phản ứng thuỷ phân các liên kết a -1,4 glucosid của các polysaccharid như tinh bột. Do đó đóng vai trò tích cực trong quá trình hoạt động của hệ vi sinh phân giải đường, góp phần tái tạo cân bằng sinh lý hệ vi sinh vật đường ruột. Ngoài ra, việc cung cấp các enzym tiêu hóa từ Bacillus subtilis còn có tác dụng làm cho pH ở ruột ổn định, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn sinh hơi và vi khuẩn gây bệnh. Thành bào tử Bacillus subtilis có enzym giống như lysozym có khả năng dung giải trực tiếp một số vi khuẩn gây bệnh như: Proteus, Staphylococcus, E.coli,…
+ Ngoài các enzym, Bacillus subtilis còn có khả năng sinh tổng hợp các vitamin đặc biệt vitamin nhóm B, góp phần bổ sung vitamin thiếu hụt do việc dùng kháng sinh và hoá trị.
Bacillus subtilis có khả năng trung hòa độc tố, cạnh tranh vị trí bám trên bề mặt ruột với một số vi sinh vật gây bệnh có hại.
+ Bacillus subtilis có khả năng cạnh tranh sinh tổn (đặc biệt là nhu cầu về dinh dưỡng) với các vi sinh vật gây bệnh có hại tại đường ruột.
+ Bacillus subtilis có khả năng sinh tổng hợp một số bacteriocin – có tác dụng kháng khuẩn đối với mộí số vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa.
+ Bacillus subtilis có thể đóng vai trò như một kháng nguyên đặc hiệu; kích thích cơ thể sinh miễn dịch, ức chế các phản ứng viêm ở đại tràng thông qua các thành phần cấu trúc được nhận diện bằng thụ thể đặc hiệu của miễn dịch bẩm sinh tương tự thụ thể “Toll”.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Chưa thấy trường hợp quá liều được ghi nhận
12. Bảo quản
Nơi khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.