Thông tin sản phẩm
Betadine® là một thương hiệu chuyên về các sản phẩm sát khuẩn đang được sử dụng phổ biến. Hiện nay trên thị trường có 3 loại thuốc đỏ betadine với thiết kế bao bì và màu sắc khác nhau, cùng với đó là công dụng cũng khác nhau. Trong bài viết này sẽ tìm hiểu chi tiết về dung dịch sát khuẩn Betadine 10%.
1. Betadine là thuốc gì?
Betadine® là một loại thuốc dạng dung dịch có màu vàng với công dụng diệt mầm bệnh ở da, sát khuẩn và diệt nhanh vi khuẩn ở các vết thương. Ngoài ra sản phẩm còn được sử dụng để sát khuẩn da và niêm mạc trước khi mổ, ngăn vết thương nhiễm khuẩn sau khi phẫu thuật.
- Số đăng ký: Vn 19506 - 15
- Phân loại: Thuốc không kê đơn
- Hoạt chất - Nồng độ/ Hàm lượng: Povidon-Iod 10% kl/tt.
- Dạng bào chế: Dung dịch dùng ngoài
- Quy cách đóng gói: Chai 30ml
- Hạn sử dụng: 60 tháng kể từ ngày sản xuất. Nên sử dụng thuốc trong vòng 6 tháng sau khi mở nắp.
- Bảo quản: Không bảo quản trên 30°C.
- Công ty sản xuất & đăng ký: Mundipharma (Cộng hòa Síp)
2. Thành phần
Dung dịch Betadine có thành phần là hoạt chất Povidon-Iod 10% kl/tt và các tác dược: Glycerol, Nonoxynol 9, Disodium hydrogen phosphate (anhydrous), Citric acid (anhydrous), Sodium hydroxide, Potassium iodate, nước tinh khiết.
3. Công dụng của thuốc đỏ Betadine
Dung dịch sát khuẩn Betadine 10% được chỉ định cho các trường hợp:
- Diệt các mầm bệnh ở da, vết thương và niêm mạc
- Sát khuẩn vết thương và sát khuẩn vệ sinh cá nhân
- Sát khuẩn da và niêm mạc trước khi mổ
- Ngăn nhiễm khuẩn cho các vết thương sau phẫu thuật
- Điều trị nhiễm khuẩn, nấm da, virus trên da như Zona, chốc lở, tưa miệng...
- Tiệt khuẩn tay trước và sau khi thực hiện phẫu thuật
Povidon-Iod trong Betadine vàng là một hỗn hợp trùng hợp polyvinylpyrrolidone với iod (povidon-iod), sau khi sử dụng sẽ tiếp tục giải phóng ra iod. Đây là một chất sát trùng mang lại hiệu quả cao giúp diệt vi khuẩn, virus, nấm và một số động vật nguyên sinh in vitro.
4. Cách dùng dung dịch sát khuẩn Betadine
4.1 Liều dùng
Quy trình dùng Betadine để diệt khuẩn tay:
- Nếu dùng tiệt khuẩn vệ sinh tay: 3ml – bôi thuốc trong 1 phút.
- Nếu dùng tiệt khuẩn để phẫu thuật: 2 x 5ml – bôi thuốc trong 5 phút
Quy trình dùng Betadine để tiệt khuẩn da có ít tuyến bã nhờn:
Bôi dung dịch cồn đỏ Betadine trước khi tiêm, chích hoặc phẫu thuật ít nhất trong 1 phút.
Quy trình dùng Betadine để tiệt khuẩn da có nhiều tuyến bã nhờn:
Trước mọi ca phẫu thuật, bôi thuốc ít nhất trong 10 phút và phải giữ cho da ẩm
Để tiệt khuẩn trước khi phẫu thuật, cần lưu ý tránh việc động dung dịch thuốc dưới cơ thể người bệnh.
4.2 Cách sử dụng thuốc sát trùng Betadine 10%
Cách sử dụng thuốc sát khuẩn Betadine vàng:
- Dùng bông y tế hoặc bông tăm phét đều dung dịch mẹ không pha loãng vào nơi cần điều trị hoặc sát khuẩn.Sau khi dung dịch khô sẽ tạo thành một lớp phim thông khí, có thể dễ dàng rửa lại bằng nước
- Có thể bôi thuốc nhiều lần trong ngày
5. Chống chỉ định
- Không dùng dung dịch sát khuẩn betadine với người có mẫn cảm với iodine hoặc povidon.
- Không dùng sản phẩm khi tuyến giáp người bệnh có sự hoạt động quá mức hoặc có các bệnh lý về tuyến giáp.
- Không dùng với người trước và sau khi thực hiện trị liệu iodine phóng xạ.
- Không dùng betadine trước khi làm nhấp nháy đồ iod phóng xạ hoặc thực hiện trị liệu iod phóng xạ ung thư biểu mô tuyến giáp.
6. Tác dụng phụ của cồn đỏ Betadine
Rất hiếm gặp các trường hợp sử dụng dung dịch sát khuẩn Betadine 10% xảy ra mẫn cảm da (các phản ứng dị ứng tiếp xúc kéo dài). Tuy nhiên có thể bị ngứa hoặc ban đỏ, vết bỏng rộp nhỏ hoặc các biểu hiện tương tự.
Sau khi hấp thụ lượng lớn povidone-iod trong quá trình điều trị vết thương và vết bỏng diện rộng trên da, các bệnh nhân có tiền sử bệnh lý tuyến giáp có thể tiến triển tăng năng tuyến giáp, kèm theo các triệu chứng như mạch nhanh hoặc không ngừng. Nặng hơn có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải gia tăng & nồng độ osmol trong máu bất thường, suy thận cấp và nhiễm acid chuyển hóa.
7. Tương tác thuốc
Các tương tác xảy ra khi dùng thuốc Betadine:
- Phức hợp PVP-iod có tác dụng với độ pH từ 2.0 – 7.0. Có khả năng phức hợp này sẽ phản ứng lại với protein và các hợp chất hữu cơ chưa bão hòa khác, dẫn đến sự giảm sút tác dụng của phức hợp.
- Sử dụng đồng thời các chế phẩm điều trị vết thương chứa thành phần enzym. Sản phẩm chứa Hg, Ag, H2O2, taurolidine, octenidine. Thử nghiệm Hb/glucose trong phân/nước tiểu: (+) giả.
- Povidon-Iod có thể làm cho kết quả xét nghiệm tìm máu trong phân hoặc máu trong nước tiểu dương tính giả.
8. Lưu ý khi dùng thuốc Betadine
Thuốc Betadine vàng chỉ dùng tại chỗ. Khi sát khuẩn tiền phẫu thuật, tránh việc tạo các động dung dịch dưới da thể người bệnh gây ra các vết bỏng hóa học. Quá trình chờ dung dịch thuốc từ ướt thành khô có thể gây ra kích thích da hoặc hiếm gặp các phản ứng da nghiêm trọng
Trong trường hợp da kích ứng hoặc viêm da tiếp xúc hoặc mẫn cảm thì ngừng sử dụng thuốc.
Không làm nóng thuốc trước khi bôi. Giữ xa tầm tay trẻ em.
Không dùng dung dịch povidon-iod trong giai đoạn kéo dài và bôi trên diện rộng da cho các bệnh nhân bị bướu cổ, bướu nhỏ tuyến giáp hoặc các bệnh lý tuyến giáp khác có nguy cơ phát triển tăng năng tuyến giáp khi dùng liều cao iod
Lưu ý khi dùng dung dịch betadine 10% cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ cao về phát triển tăng năng tuyến giáp khi dùng liều cao iod. Vì ở những bệnh nhân này khả năng cao sẽ có tình trạng ngấm qua da tự nhiên và tăng mẫn cảm với iod, vì thế nên dùng povidon-iod ở liều tối thiểu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có thể phải kiểm tra chức năng tuyến giáp ở trẻ (ví dụ chỉ số T4 và chỉ số TSH). Cần tránh tuyệt đối bất cứ khả năng nào có thể xảy ra việc trẻ nhỏ nuốt povidon-iod vào bụng.
9. Thai kỳ
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, chỉ dùng dung dịch sát khuẩn betadine khi có chỉ định rõ ràng và liều dùng tối thiểu từ bác sĩ. Vì có khả năng iodine có thể ngấm vào nhau thai và có thể được tiết vào sữa mẹ, và do có sự tăng mẫn cảm iodine đối với thai và trẻ sơ sinh, không nên dùng liều cao povidone-iodine trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Hơn nữa, iod được tập trung trong sữa mẹ, tương đương như trong huyết thanh. Povidon-iod có thể gây ra thiểu năng tuyến giáp thoáng qua với việc tăng TSH ở bào thai hay trẻ sơ sinh. Có thể cần phải kiểm tra chức năng tuyến giáp ở trẻ nhỏ. Cần tránh tuyệt đối để xảy ra việc trẻ nhỏ nuốt povidon-iod vào bụng.
10. Thuốc sát khuẩn betadine giá bao nhiêu
Hiện nay, thuốc sát khuẩn Betadine vàng được đóng gói theo quy cách hộp 15ml hoặc 30ml hoặc 120ml hoặc 125ml. Ngoài ra còn có chai 500ml hoặc 1000ml.
Trong đó, phổ biến nhất là hộp 125ml có giá giao động từ 65.000đ - 75.000đ và hộp 30ml có giá 30.000đ - 40.000đ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc sát khuẩn Betadine. Đây là một loại thuốc thông dụng và hiệu quả trong việc sát khuẩn, tiệt khuẩn. Tuy nhiên bạn cũng cần nắm được các lưu ý, cách sử dụng và thông tin quan trọng khác để sử dụng sản phẩm khoa học. Bạn có thể sử dụng ứng dụng đặt thuốc Medigo để tìm kiếm nhà thuốc gần nhất và đặt mua sản phẩm một cách nhanh chóng, tiện lợi.