Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Natri Bicarbonat 1.4%
Mỗi chai dung dịch tiêm truyền Natri Bicarbonat 1.4% có chứa những thành phần chính như là:
Natri bicarbonat 1,4g
Nước cất pha tiêm vđ 100ml
Natri bicarbonat 1,4g
Nước cất pha tiêm vđ 100ml
2. Công dụng của Natri Bicarbonat 1.4%
Thuốc Natri Bicarbonat 1.4% được chỉ định điều chỉnh nhiễm toan chuyển hóa. Kiềm hóa nước tiểu trong trường hợp nhiễm độc phenobarbital.
3. Liều lượng và cách dùng của Natri Bicarbonat 1.4%
Cách sử dụng:
- Thuốc dùng đường truyền tĩnh mạch chậm.
- Dung dịch phải được truyền vào tĩnh mạch trung tâm.
Liều dùng tham khảo:
- Liều phụ thuộc vào mức độ mất cân bằng acid-base.
- Điều chỉnh nhiễm toan chuyển hóa
- Sử dụng cho người lớn và trẻ em
- Theo chỉ số khí máu động mạch, tuổi, cân nặng, tình trạng bệnh, liều lượng sẽ được tính theo công thức sau: Liều natri bicarbonat (mmol) = mức thiếu hụt base (mmol/l) X thể trọng (kg) X 0,3 (Hệ số 0,3 tương ứng với tỷ lệ tương quan của dịch ngoại bào so với tổng lượng dịch cơ thể).
- Thuốc dùng đường truyền tĩnh mạch chậm.
- Dung dịch phải được truyền vào tĩnh mạch trung tâm.
Liều dùng tham khảo:
- Liều phụ thuộc vào mức độ mất cân bằng acid-base.
- Điều chỉnh nhiễm toan chuyển hóa
- Sử dụng cho người lớn và trẻ em
- Theo chỉ số khí máu động mạch, tuổi, cân nặng, tình trạng bệnh, liều lượng sẽ được tính theo công thức sau: Liều natri bicarbonat (mmol) = mức thiếu hụt base (mmol/l) X thể trọng (kg) X 0,3 (Hệ số 0,3 tương ứng với tỷ lệ tương quan của dịch ngoại bào so với tổng lượng dịch cơ thể).
4. Chống chỉ định khi dùng Natri Bicarbonat 1.4%
- Để tránh gặp phải những phản ứng phụ không mong muốn thì những đối tượng không nên sử dụng:
- Nhiễm kiềm hô hấp và nhiễm kiềm chuyển hoá
- Giảm thông khí
- Tăng natri huyết
- Trong những tình huống mà việc tiêm natri là chống chỉ định như: suy tim, phù, tăng huyết áp, sản giật, tổn thương thận.
- Hạ calci huyết
- Mất clorid
- Tăng aldosterone máu.
- Suy thận
- Có tiền sử sỏi tiết niệu.
- Nhiễm kiềm hô hấp và nhiễm kiềm chuyển hoá
- Giảm thông khí
- Tăng natri huyết
- Trong những tình huống mà việc tiêm natri là chống chỉ định như: suy tim, phù, tăng huyết áp, sản giật, tổn thương thận.
- Hạ calci huyết
- Mất clorid
- Tăng aldosterone máu.
- Suy thận
- Có tiền sử sỏi tiết niệu.
5. Thận trọng khi dùng Natri Bicarbonat 1.4%
Trong quá trình sử dụng Natri Bicarbonat 1.4%, quý vị cần thận trọng với những trường hợp sau:
- Cần đặc biệt chú ý đến khả năng giảm kali huyết.
- Nếu việc cung cấp natri là chống chỉ định, nhưng chức năng thận không bị tổn thương, nên kiềm hoá bằng dung dịch tromethamin.
- Nguy cơ tăng natri huyết và tăng độ thẩm thấu ờ người bệnh bị suy tim và suy thận, rồi dẫn đến nguy cơ tăng khối lượng máu và phù phổi. Đặc biệt là ở những bệnh nhân suy thận có tiểu ít, bí tiểu và những bệnh nhân đang sử dụng corticoid.
- Trong thời gian điều trị nhiễm acid bằng natri bicarbonat cần theo dõi điện giải huyết và tình trạng cân bằng acid- base.
- Bất cứ khi nào truyền dung dịch natri bicarbonat, các thông số khí máu động mạch, đặc biệt là pH máu động/tĩnh mạch và nồng độ carbon dioxid phải được kiểm tra trước và trong suốt quá trình điều trị để giảm thiểu khả năng quá liều và gây chứng nhiễm kiềm.
- Tai nạn do tiêm ngoại mạch các dung dịch ưu trương có thể gây kích ứng mạch hoặc vảy kết. Tránh sử dụng trên các tĩnh mạch da đầu.
- Nếu nhiễm toan hô hấp kết hợp với nhiễm toan chuyển hóa, phải sử dụng thông khí phổi và truyền dịch để tránh việc dư thừa CO2.
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em (< 2 tuổi): Phải truyền tĩnh mạch chậm, việc truyền nhanh dung dịch natri bìcarbonat ưu trương có thể gây tăng natri huyết, giảm áp lực dịch não tùy và có thể gây xuất huyết nội sọ. Không dùng > 8 mmol/kg thể trọng/ngày.
- Cần đặc biệt chú ý đến khả năng giảm kali huyết.
- Nếu việc cung cấp natri là chống chỉ định, nhưng chức năng thận không bị tổn thương, nên kiềm hoá bằng dung dịch tromethamin.
- Nguy cơ tăng natri huyết và tăng độ thẩm thấu ờ người bệnh bị suy tim và suy thận, rồi dẫn đến nguy cơ tăng khối lượng máu và phù phổi. Đặc biệt là ở những bệnh nhân suy thận có tiểu ít, bí tiểu và những bệnh nhân đang sử dụng corticoid.
- Trong thời gian điều trị nhiễm acid bằng natri bicarbonat cần theo dõi điện giải huyết và tình trạng cân bằng acid- base.
- Bất cứ khi nào truyền dung dịch natri bicarbonat, các thông số khí máu động mạch, đặc biệt là pH máu động/tĩnh mạch và nồng độ carbon dioxid phải được kiểm tra trước và trong suốt quá trình điều trị để giảm thiểu khả năng quá liều và gây chứng nhiễm kiềm.
- Tai nạn do tiêm ngoại mạch các dung dịch ưu trương có thể gây kích ứng mạch hoặc vảy kết. Tránh sử dụng trên các tĩnh mạch da đầu.
- Nếu nhiễm toan hô hấp kết hợp với nhiễm toan chuyển hóa, phải sử dụng thông khí phổi và truyền dịch để tránh việc dư thừa CO2.
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em (< 2 tuổi): Phải truyền tĩnh mạch chậm, việc truyền nhanh dung dịch natri bìcarbonat ưu trương có thể gây tăng natri huyết, giảm áp lực dịch não tùy và có thể gây xuất huyết nội sọ. Không dùng > 8 mmol/kg thể trọng/ngày.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Chưa xác định được tính an toàn khi truyền natri bicarbonat cho người mang thai. Tuy nhiên cần tránh dùng khi bị sàn giật.
Phụ nữ cho con bú:
- Chưa xác định được tính an toàn khi truyền natri bicarbonat cho người đang cho con bú.
- Cân nhắc kỹ về lợi ích so với nguy cơ khi sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú.
Phụ nữ cho con bú:
- Chưa xác định được tính an toàn khi truyền natri bicarbonat cho người đang cho con bú.
- Cân nhắc kỹ về lợi ích so với nguy cơ khi sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có báo cáo.
8. Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng Natri Bicarbonat 1.4% thì có thể sẽ gặp 1 số phản ứng phụ không mong muốn như sau:
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:
Nhiễm kiềm, giảm kali huyết, tăng natri huyết, tăng áp suất thẩm thấu, giảm calci huyết, hạ đường huyết, nhiễm toan trong tế bào nghịch lý.
Rối loạn tim:
Suy giảm tình trạng huyết động học kết hợp với quá tải tuần hoàn.
Rối loạn hệ thần kinh:
Xuất huyết nội sọ (ở trẻ sơ sinh), dễ bị kích thích, hoặc co cứng.
Rối loạn chung và tại vị trí tiêm truyền:
Thoát mạch. Việc truyền không đúng (cận tĩnh mạch, trong động mạch) có thể gây hoại tử mô.
Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:
Nhiễm kiềm, giảm kali huyết, tăng natri huyết, tăng áp suất thẩm thấu, giảm calci huyết, hạ đường huyết, nhiễm toan trong tế bào nghịch lý.
Rối loạn tim:
Suy giảm tình trạng huyết động học kết hợp với quá tải tuần hoàn.
Rối loạn hệ thần kinh:
Xuất huyết nội sọ (ở trẻ sơ sinh), dễ bị kích thích, hoặc co cứng.
Rối loạn chung và tại vị trí tiêm truyền:
Thoát mạch. Việc truyền không đúng (cận tĩnh mạch, trong động mạch) có thể gây hoại tử mô.
Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
- Việc kiềm hóa nước tiểu sẽ làm tăng thải trừ tại thận các thuốc là acid, ví dụ: tetracyclin, doxycyclin, acid acetylsalicylic, chlorpropamid, lithium, methenamid. Nó làm tăng thời gian bán thải và thời gian tác dụng của các thuốc cơ bản như quinidin, amphetamin, ephedrin, pseudoephedrin, memantin và ílecainid. Natri bicarbonat có thể làm tăng tái hấp thu ở ống thận mecamylamin gây hạ huyết áp.
- Tránh dùng natri bicarbonat với rượu.
- Thận trọng khi sử dụng ion natri cho bệnh nhân đang dùng corticosteroid hoặc corticotropin.
- Nhiễm kiềm kèm hạ clorid có thể xảy ra nếu sừ dụng kết hợp natri bicarbonat với thuốc lợi tiểu hạ kali như bumetanid, acid ethacrynic, furosemid và thiazid.
- Sử dụng đồng thời natri bicarbonat ờ những bệnh nhân đang dùng thuốc bổ sung kali có thể làm giảm nồng độ kali huyết bằng cách thúc đẩy sự di chuyển lon nội bào.
- Tránh dùng natri bicarbonat với rượu.
- Thận trọng khi sử dụng ion natri cho bệnh nhân đang dùng corticosteroid hoặc corticotropin.
- Nhiễm kiềm kèm hạ clorid có thể xảy ra nếu sừ dụng kết hợp natri bicarbonat với thuốc lợi tiểu hạ kali như bumetanid, acid ethacrynic, furosemid và thiazid.
- Sử dụng đồng thời natri bicarbonat ờ những bệnh nhân đang dùng thuốc bổ sung kali có thể làm giảm nồng độ kali huyết bằng cách thúc đẩy sự di chuyển lon nội bào.
10. Dược lý
Đặc tính dược lực học
Natri bicarbonat giữ vai trò quan trọng trong hệ thống đệm của khoang ngoại bào. Tác dụng kiềm hoá xảy ra nhanh. Dung dịch natri bicarbonat, dùng có hiệu quả khi đường thông khí phổi không bị tổn thương, vì tác dụng đệm làm tăng sự giải phóng carbon dioxid. Truyền natri bicarbonat gây ra tác dụng kiềm hoá nhanh trong trường hợp nhiễm acid chuyển hoá, nhiễm acid do acid lactic hoặc trong trường hợp cần kiềm hóa.
Đặc tính dược động học
Sau khi truyền tĩnh mạch natri bicarbonat, tác dụng xảy ra tức thời. Điều trị nhiễm acid chuyển hoá không được quá nhanh. Chỉ nên bắt đầu điều trị một nửa liều đã tính và sau đó dựa vào phân tích khí trong máu để tiếp tục điều trị về sau.
Natri bicarbonat giữ vai trò quan trọng trong hệ thống đệm của khoang ngoại bào. Tác dụng kiềm hoá xảy ra nhanh. Dung dịch natri bicarbonat, dùng có hiệu quả khi đường thông khí phổi không bị tổn thương, vì tác dụng đệm làm tăng sự giải phóng carbon dioxid. Truyền natri bicarbonat gây ra tác dụng kiềm hoá nhanh trong trường hợp nhiễm acid chuyển hoá, nhiễm acid do acid lactic hoặc trong trường hợp cần kiềm hóa.
Đặc tính dược động học
Sau khi truyền tĩnh mạch natri bicarbonat, tác dụng xảy ra tức thời. Điều trị nhiễm acid chuyển hoá không được quá nhanh. Chỉ nên bắt đầu điều trị một nửa liều đã tính và sau đó dựa vào phân tích khí trong máu để tiếp tục điều trị về sau.
11. Quá liều và xử trí quá liều
- Quá liều do tiêm truyền natri bicarbonat có thể gây ra nhiễm kiềm chuyển hoá, sau đó làm giảm kali huyết hoặc gây co cứng cơ (tetany) do giảm calci huyết.
- Khi quá liều cần ngừng tiêm truyền. Để khống chế các triệu chứng nhiễm kiềm, người bệnh nên thở bằng cách hít lại không khí thở ra, hoặc nếu nặng hơn có thể tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%.
- Trường hợp giảm kali huyết, có thể dùng kali clorid. Nếu ở người bệnh xuất hiện co cứng cơ mà không thể khống chế được bằng cách hít lại không khí thở ra, có thể cần dùng calci gluconat.
- Khi quá liều cần ngừng tiêm truyền. Để khống chế các triệu chứng nhiễm kiềm, người bệnh nên thở bằng cách hít lại không khí thở ra, hoặc nếu nặng hơn có thể tiêm truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%.
- Trường hợp giảm kali huyết, có thể dùng kali clorid. Nếu ở người bệnh xuất hiện co cứng cơ mà không thể khống chế được bằng cách hít lại không khí thở ra, có thể cần dùng calci gluconat.
12. Bảo quản
Tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.