Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Glucose 20% Braun
Glucose 20%
2. Công dụng của Glucose 20% Braun
- Glucose 20% là dung dịch ưu trương, thường được sử dụng ở cả người lớn và trẻ em để phục hồi nồng độ glucose huyết trong điều trị hạ đường huyết do dư thừa insulin hoặc do các nguyên nhân khác.
- Glucose 20% có thể được sử dụng để cung cấp cứu trợ tạm thời các triệu chứng của tăng áp lực nội sọ và hôn mê do hạ đường huyết.
- Glucose 20% được sử dụng để cung cấp năng lượng trong chế độ dinh dưỡng lâm sàng.
- Glucose 20% có thể được sử dụng để cung cấp cứu trợ tạm thời các triệu chứng của tăng áp lực nội sọ và hôn mê do hạ đường huyết.
- Glucose 20% được sử dụng để cung cấp năng lượng trong chế độ dinh dưỡng lâm sàng.
3. Liều lượng và cách dùng của Glucose 20% Braun
* Cách dùng:
Glucose 20% được dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch.
* Liều dùng:
- Liều dùng glucose phụ thuộc vào tuổi, cân nặng, tình trạng lâm sàng, dịch cơ thể, cân bằng điện giải và cân bằng acid-base.
- Tiêm truyền tĩnh mạch theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tốc độ truyền: Dưới 40 giờ/phút tương đương với 120 ml/giờ.
- Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 - 800 mg cho 1 kg thể trọng trong 1 giờ.
- Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh. Phải truyền các dung dịch ưu trương qua tĩnh mạch trung tâm. Trong trường hợp cấp cứu hạ đường huyết có khi phải truyền vào tĩnh mạch ngoại vi nhưng cần phải truyền chậm.
* Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Glucose 20% được dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch.
* Liều dùng:
- Liều dùng glucose phụ thuộc vào tuổi, cân nặng, tình trạng lâm sàng, dịch cơ thể, cân bằng điện giải và cân bằng acid-base.
- Tiêm truyền tĩnh mạch theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tốc độ truyền: Dưới 40 giờ/phút tương đương với 120 ml/giờ.
- Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 - 800 mg cho 1 kg thể trọng trong 1 giờ.
- Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh. Phải truyền các dung dịch ưu trương qua tĩnh mạch trung tâm. Trong trường hợp cấp cứu hạ đường huyết có khi phải truyền vào tĩnh mạch ngoại vi nhưng cần phải truyền chậm.
* Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
4. Chống chỉ định khi dùng Glucose 20% Braun
- Người bệnh không dung nạp được glucose.
- Mất nước nhược trương nếu chưa bù đủ các chất điện giải.
- Ứ nước.
- Kali huyết hạ.
- Hôn mê tăng thẩm thấu.
- Nhiễm toan.
- Người bệnh vô niệu, người bị bệnh chảy máu trong sọ hoặc trong tủy sống (không được dùng dung dịch glucose ưu trương cho các trường hợp này).
- Không được truyền dung dịch glucose ưu trương cho người bệnh bị mất nước vì tình trạng mất nước sẽ nặng thêm do bị lợi niệu thẩm thấu.
Mê sảng rượu kèm mất nước, ngộ độc rượu cấp.
- Không được dung dung dịch glucose cho người bệnh sau cơn tai biến mạch máu não vì đường huyết cao ở vùng thiếu máu cục bộ chuyển hoá thành acid lactic làm chết tế bào não.
- Mất nước nhược trương nếu chưa bù đủ các chất điện giải.
- Ứ nước.
- Kali huyết hạ.
- Hôn mê tăng thẩm thấu.
- Nhiễm toan.
- Người bệnh vô niệu, người bị bệnh chảy máu trong sọ hoặc trong tủy sống (không được dùng dung dịch glucose ưu trương cho các trường hợp này).
- Không được truyền dung dịch glucose ưu trương cho người bệnh bị mất nước vì tình trạng mất nước sẽ nặng thêm do bị lợi niệu thẩm thấu.
Mê sảng rượu kèm mất nước, ngộ độc rượu cấp.
- Không được dung dung dịch glucose cho người bệnh sau cơn tai biến mạch máu não vì đường huyết cao ở vùng thiếu máu cục bộ chuyển hoá thành acid lactic làm chết tế bào não.
5. Thận trọng khi dùng Glucose 20% Braun
* Người lớn:
- Không truyền dung dịch Glucose 20% vào tĩnh mạch ngoại vi.
- Truyền tĩnh mạch kéo dài dung dịch Glucose 20% có thể gây viêm tĩnh mạch kéo dài tại vị trí truyền.
- Pha loãng và các tác động khác lên điện giải trong huyết thanh
- Tuỳ thuộc vào các yếu tố: Thể tích truyền, tốc độ truyền, tình trạng lâm sàng, khả năng chuyển hoá glucose của bệnh nhân, truyền tĩnh mạch glucose có thể gây ra:
Tăng áp lực thấm thấu, lợi niệu thấm thấu, mất nước.
Giảm áp lực thẩm thấu.
Rối loạn điện giải như: Hạ natri huyết, hạ kali huyết, hạ phosphat huyết, hạ magnesi huyết.
Ứ nước, tăng thể tích tuần hoàn, tình trạng tắc nghẽn bao gồm: Tắc nghẽn phổi, phù nề.
Các tác động trên là kết quả của việc truyền các dung dịch không chứa chất điện giải, bao gồm cả truyền dung dịch glucose.
- Hạ natri huyết có thể phát triển thành bệnh não cấp tính đặc trưng bởi đau đầu, buồn nôn, co giật, hôn mê, phù não và tử vong.
- Trẻ em, người già, phụ nữ, bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh nhân bị thiếu oxy huyết, bệnh nhân có bệnh trên hệ thống thần kinh trung ương, bệnh nhân bị chứng khát tâm lý có nguy cơ đặc biệt đối với các biến chứng này.
- Đánh giá lâm sàng và xét nghiệm định kỳ là cần thiết để kiểm soát các thay đổi về cân bằng dịch, nồng độ điện giải, acid-base trong quá trình truyền tĩnh mạch kéo dài hoặc bất cứ khi nào điều kiện của bệnh nhân hoặc quá trình điều trị đảm bảo cho việc thực hiện đánh giá đó.
- Nên thận trọng đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ rối loạn nước và điện giải có thể bị trầm trọng thêm do tăng tải lượng nước tự do, tăng glucose huyết, có thể được yêu cầu dùng insulin.
- Tăng đường huyết:
Truyền quá nhanh dung dịch glucose có thể gây tăng đường huyết và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Đề giảm nguy cơ biến chứng do tăng đường huyết, phải điều chỉnh tốc độ truyền và/hoặc dùng insulin.
- Truyền tĩnh mạch glucose phải thận trọng ở các bệnh nhân sau:
Suy yếu khả năng dung nạp glucose (bệnh nhân bị suy thận, tiểu đường, nhiễm khuẩn huyết, chấn thương, sốc).
Suy dinh dưỡng nặng (do nguy cơ gây hội chứng nuôi ăn lại).
Thiếu hụt thiamin như ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính (nguy cơ nhiễm toan lactic nặng do suy yếu oxy hoá pyruvat).
Bệnh nhân đột quy do thiếu máu cục bộ, chấn thương sọ não nghiêm trọng.
Tránh truyền trong vòng 24 giờ đầu tiên sau chấn thương đầu. Giám sát đường huyết chặt chẽ do tăng đường huyết sớm có liên quan đến đáp ứng kém ở bệnh nhân bị chấn thương sọ não nghiêm trọng.
Trẻ sơ sinh.
- Không truyền dung dịch Glucose 20% vào tĩnh mạch ngoại vi.
- Truyền tĩnh mạch kéo dài dung dịch Glucose 20% có thể gây viêm tĩnh mạch kéo dài tại vị trí truyền.
- Pha loãng và các tác động khác lên điện giải trong huyết thanh
- Tuỳ thuộc vào các yếu tố: Thể tích truyền, tốc độ truyền, tình trạng lâm sàng, khả năng chuyển hoá glucose của bệnh nhân, truyền tĩnh mạch glucose có thể gây ra:
Tăng áp lực thấm thấu, lợi niệu thấm thấu, mất nước.
Giảm áp lực thẩm thấu.
Rối loạn điện giải như: Hạ natri huyết, hạ kali huyết, hạ phosphat huyết, hạ magnesi huyết.
Ứ nước, tăng thể tích tuần hoàn, tình trạng tắc nghẽn bao gồm: Tắc nghẽn phổi, phù nề.
Các tác động trên là kết quả của việc truyền các dung dịch không chứa chất điện giải, bao gồm cả truyền dung dịch glucose.
- Hạ natri huyết có thể phát triển thành bệnh não cấp tính đặc trưng bởi đau đầu, buồn nôn, co giật, hôn mê, phù não và tử vong.
- Trẻ em, người già, phụ nữ, bệnh nhân sau phẫu thuật, bệnh nhân bị thiếu oxy huyết, bệnh nhân có bệnh trên hệ thống thần kinh trung ương, bệnh nhân bị chứng khát tâm lý có nguy cơ đặc biệt đối với các biến chứng này.
- Đánh giá lâm sàng và xét nghiệm định kỳ là cần thiết để kiểm soát các thay đổi về cân bằng dịch, nồng độ điện giải, acid-base trong quá trình truyền tĩnh mạch kéo dài hoặc bất cứ khi nào điều kiện của bệnh nhân hoặc quá trình điều trị đảm bảo cho việc thực hiện đánh giá đó.
- Nên thận trọng đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ rối loạn nước và điện giải có thể bị trầm trọng thêm do tăng tải lượng nước tự do, tăng glucose huyết, có thể được yêu cầu dùng insulin.
- Tăng đường huyết:
Truyền quá nhanh dung dịch glucose có thể gây tăng đường huyết và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu. Đề giảm nguy cơ biến chứng do tăng đường huyết, phải điều chỉnh tốc độ truyền và/hoặc dùng insulin.
- Truyền tĩnh mạch glucose phải thận trọng ở các bệnh nhân sau:
Suy yếu khả năng dung nạp glucose (bệnh nhân bị suy thận, tiểu đường, nhiễm khuẩn huyết, chấn thương, sốc).
Suy dinh dưỡng nặng (do nguy cơ gây hội chứng nuôi ăn lại).
Thiếu hụt thiamin như ở bệnh nhân nghiện rượu mạn tính (nguy cơ nhiễm toan lactic nặng do suy yếu oxy hoá pyruvat).
Bệnh nhân đột quy do thiếu máu cục bộ, chấn thương sọ não nghiêm trọng.
Tránh truyền trong vòng 24 giờ đầu tiên sau chấn thương đầu. Giám sát đường huyết chặt chẽ do tăng đường huyết sớm có liên quan đến đáp ứng kém ở bệnh nhân bị chấn thương sọ não nghiêm trọng.
Trẻ sơ sinh.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
* Thời kỳ mang thai:
- Dùng được cho phụ nữ có thai, tuy nhiên cần thận trọng ở giai đoạn chuyển dạ.
- Truyền glucose trong giai đoạn chuyển dạ có thể dẫn đến sản xuất insulin ở thai nhi, có liên quan đến nguy cơ tăng đường huyết và nhiễm toan chuyển hoá ở thai nhi cũng như phản ứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh.
* Thời kỳ cho con bú:
Dùng được cho phụ nữ cho con bú.
- Dùng được cho phụ nữ có thai, tuy nhiên cần thận trọng ở giai đoạn chuyển dạ.
- Truyền glucose trong giai đoạn chuyển dạ có thể dẫn đến sản xuất insulin ở thai nhi, có liên quan đến nguy cơ tăng đường huyết và nhiễm toan chuyển hoá ở thai nhi cũng như phản ứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh.
* Thời kỳ cho con bú:
Dùng được cho phụ nữ cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng khi lái xe và vận hành máy.
8. Tác dụng không mong muốn
* Thường gặp:
Đau tại chỗ tiêm, kích ứng tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
* Ít gặp:
Rối loạn nước và chất điện giải (hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết).
* Hiếm gặp:
- Mất nước do hậu quả của đường huyết cao (khi truyền kéo dài hoặc quá nhanh các dung dịch ưu trương).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
- Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Đau tại chỗ tiêm, kích ứng tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
* Ít gặp:
Rối loạn nước và chất điện giải (hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết).
* Hiếm gặp:
- Mất nước do hậu quả của đường huyết cao (khi truyền kéo dài hoặc quá nhanh các dung dịch ưu trương).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
- Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
9. Tương tác với các thuốc khác
Cần tính toán đến ảnh hưởng của dung dịch glucose lên đường huyết và cân bằng nước, điện giải khi sử dụng cho những bệnh nhân đang điều trị các thuốc khác mà có tác dụng kiểm soát đường huyết, cân bằng dịch, điện giải.
10. Dược lý
- Glucose là đường đơn 6 carbon, dùng để điều trị thiếu hụt đường và dịch.
- Glucose thường được dùng cùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do tiêu chảy cấp.
- Glucose còn được sử dụng để điều trị chứng hạ đường huyết và được sử dụng làm chất vận chuyển các thuốc khác.
* Dược động học:
Glucose chuyển hoá thành carbon dioxid, nước và đồng thời giải phóng ra năng lượng.
- Glucose thường được dùng cùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do tiêu chảy cấp.
- Glucose còn được sử dụng để điều trị chứng hạ đường huyết và được sử dụng làm chất vận chuyển các thuốc khác.
* Dược động học:
Glucose chuyển hoá thành carbon dioxid, nước và đồng thời giải phóng ra năng lượng.
11. Quá liều và xử trí quá liều
- Sử dụng quá liều glucose có thể dẫn đến tăng đường huyết và đái tháo đường. Quá nhiều glucose trong máu có thể gây khử nước, rối loạn tinh thần, nặng có thể tử vong.
- Trong trường hợp quá liều glucose, chỉ định liều thích hợp insulin để làm giảm lượng glucose trong máu.
- Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.
- Trong trường hợp quá liều glucose, chỉ định liều thích hợp insulin để làm giảm lượng glucose trong máu.
- Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.
12. Bảo quản
Nhiệt độ không quá 30oC, tránh ánh sáng.