Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của BETAMETHASONE EXP
Mỗi tuýp 30g có chứa:
- Betamethason dipropionat 19,5 mg.
- Tá dược: Carbomer, Propylen glycol, Triethanolamin, Titan dioxyd, Glycerin, Methylparaben, Propylparaben, Nước tinh khiết vừa đủ.....30 gam
- Betamethason dipropionat 19,5 mg.
- Tá dược: Carbomer, Propylen glycol, Triethanolamin, Titan dioxyd, Glycerin, Methylparaben, Propylparaben, Nước tinh khiết vừa đủ.....30 gam
2. Công dụng của BETAMETHASONE EXP
Được chỉ định điều trị: Chàm kể cả chàm dị ứng, chàm ở trẻ em và chàm hình đĩa, sẩn ngứa, vẩy nến, các bệnh da do thần kinh, kể cả liken dan, liken phẳng, viêm da tiết bã nhờn, các phản ứng dị ứng da do tiếp xúc, lupus ban đỏ hình đĩa.
3. Liều lượng và cách dùng của BETAMETHASONE EXP
Thoa một lớp mỏng gel thuốc lên vùng da bị bệnh 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Ngưng điều trị từ từ. Không nên điều trị liên tục quá 8 ngày.
4. Chống chỉ định khi dùng BETAMETHASONE EXP
- Mẫn cảm với các thành phẩn của thuốc.
- Mụn trứng cá đỏ, mụn trứng cá thường và viêm da quanh miệng. Nhiễm virut da nguyên phát gây ra bởi vi nấm (herpes simplex, thủy đậu ), nhiễm trùng nguyên phát gây ra bởi vi nấm (nhiễm nấm candida, các dạng tinea) hoặc nhiễm vi khuẩn (bệnh chốc lở).
- Viêm da trẻ nhỏ dưới 1 tháng tuổi.
- Không dùng trong nhãn khoa.
- Mụn trứng cá đỏ, mụn trứng cá thường và viêm da quanh miệng. Nhiễm virut da nguyên phát gây ra bởi vi nấm (herpes simplex, thủy đậu ), nhiễm trùng nguyên phát gây ra bởi vi nấm (nhiễm nấm candida, các dạng tinea) hoặc nhiễm vi khuẩn (bệnh chốc lở).
- Viêm da trẻ nhỏ dưới 1 tháng tuổi.
- Không dùng trong nhãn khoa.
5. Thận trọng khi dùng BETAMETHASONE EXP
Nếu có hiện tượng không dung nạp tại chỗ, phải ngừng điều trị.
Không nên bôi thuốc trên diện rộng và bôi thành lớp dày hoặc dưới lớp băng kín. Nên tránh dùng ở trẻ còn bú. Không nên điều trị liên tục quá 8 ngày.
Không nên bôi thuốc trên diện rộng và bôi thành lớp dày hoặc dưới lớp băng kín. Nên tránh dùng ở trẻ còn bú. Không nên điều trị liên tục quá 8 ngày.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thuốc qua nhau thai và có thể bài xuất vào sữa mẹ với lượng nhỏ, do đó khi mang thai và cho con bú cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc đối với người mẹ và thai nhi. Chỉ sử dụng theo sự chỉ định và sự theo dõi của thầy thuốc.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng.
8. Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn của betamethason liên quan cả đến liều và thời gian điều trị. Giống như với các corticosteroid khác, các tác dụng không mong muốn bao gồm: các rối loạn về nước và điện giải, cơ xương, tiêu hóa, da, thần kinh, nội tiết, mắt, chuyển hóa và tâm thần.
Thường gặp:
Chuyển hóa: Mất kali, giữ natri, giữ nước.
Nội tiết: Kinh nguyệt thất thường, phát triển hội chứng dạng Cushing, ức chế sự tăng trưởng của thai trong tử cung và của trẻ nhỏ, giảm dung nạp glucose, bộc lộ đái tháo đường tiểm ẩn, tăng nhu cẩu insulin hoặc thuốc hạ đường huyết ở người đái tháo đường.
Cơ xương: Yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương, teo da và dưới da, áp xe vô khuẩn.
Ít gặp:
Tâm thần: Sảng khoái, thay đổi tâm trạng, trầm cảm nặng, mất ngủ
Mắt: Glôcôm, đục thể thủy tinh.
Tiêu hóa: Loét dạ dày và có thể sau đó bị thủng và chảy máu, viêm tụy, trướng bụng, viêm loét thực quản.
Hiếm gặp:
Da: Viêm da dị ứng, may day, phù thần kinh mạch.
Thần kinh: Tăng áp lực nội sọ lành tính. Khác: Các phản ứng dạng phản vệ hoặc quá mẫn và giảm huyết
áp hoặc tương tự sốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Đa số các tác dụng không mong muốn thường có thể phục hồi hoặc giảm thiểu bằng cách giảm liều. Vì corticosteroid làm tăng dị hóa protein, có thể cần thiết phải tăng khẩu phần protein trong quá trình điều trị kéo dài. Dùng calci và vitamin D có thể giảm nguy cơ loãng xương do corticosteroid gây nên trong quá trình điều trị kéo dài. Những người có tiền sử hoặc có yếu tố nguy cơ loét dạ dày phải được chăm sóc bằng thuốc chống loét (thuốc kháng acid, đối kháng thụ thể H2 hoặc ức chế bơm proton). Người bệnh đang dùng glucocorticoid mà bị thiếu máu thì cần nghĩ đến nguyên nhân có thể do chảy máu dạ dày.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Thường gặp:
Chuyển hóa: Mất kali, giữ natri, giữ nước.
Nội tiết: Kinh nguyệt thất thường, phát triển hội chứng dạng Cushing, ức chế sự tăng trưởng của thai trong tử cung và của trẻ nhỏ, giảm dung nạp glucose, bộc lộ đái tháo đường tiểm ẩn, tăng nhu cẩu insulin hoặc thuốc hạ đường huyết ở người đái tháo đường.
Cơ xương: Yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương, teo da và dưới da, áp xe vô khuẩn.
Ít gặp:
Tâm thần: Sảng khoái, thay đổi tâm trạng, trầm cảm nặng, mất ngủ
Mắt: Glôcôm, đục thể thủy tinh.
Tiêu hóa: Loét dạ dày và có thể sau đó bị thủng và chảy máu, viêm tụy, trướng bụng, viêm loét thực quản.
Hiếm gặp:
Da: Viêm da dị ứng, may day, phù thần kinh mạch.
Thần kinh: Tăng áp lực nội sọ lành tính. Khác: Các phản ứng dạng phản vệ hoặc quá mẫn và giảm huyết
áp hoặc tương tự sốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Đa số các tác dụng không mong muốn thường có thể phục hồi hoặc giảm thiểu bằng cách giảm liều. Vì corticosteroid làm tăng dị hóa protein, có thể cần thiết phải tăng khẩu phần protein trong quá trình điều trị kéo dài. Dùng calci và vitamin D có thể giảm nguy cơ loãng xương do corticosteroid gây nên trong quá trình điều trị kéo dài. Những người có tiền sử hoặc có yếu tố nguy cơ loét dạ dày phải được chăm sóc bằng thuốc chống loét (thuốc kháng acid, đối kháng thụ thể H2 hoặc ức chế bơm proton). Người bệnh đang dùng glucocorticoid mà bị thiếu máu thì cần nghĩ đến nguyên nhân có thể do chảy máu dạ dày.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
- Với Paracetamol liều cao hoặc trường diễn sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc gan.
- Với các thuốc chống đái thao đường uống hoặc insulin: có thể làm tăng nồng độ glucose huyết.
- Với Glycosid digitalis: có thể làm tăng khả năng loạn nhịp tim hoặc độc tính của của digitalis kèm với hạ kali huyết.
- Với Phenobarbiton, phenytoin, rifampicin hoặc ephedrin có thể làm tăng chuyển hóa và làm giảm tác dụng điều trị của Betamethason.
- Với các thuốc chống đông loại coumarin có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông.
- Với các thuốc chống đái thao đường uống hoặc insulin: có thể làm tăng nồng độ glucose huyết.
- Với Glycosid digitalis: có thể làm tăng khả năng loạn nhịp tim hoặc độc tính của của digitalis kèm với hạ kali huyết.
- Với Phenobarbiton, phenytoin, rifampicin hoặc ephedrin có thể làm tăng chuyển hóa và làm giảm tác dụng điều trị của Betamethason.
- Với các thuốc chống đông loại coumarin có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông.
10. Dược lý
Gel bôi da Betamethason Exp có chứa Betamethason dipropionat là một corticoid có tác dụng kháng viêm, chống ngứa và co mạch được dùng để điều trị các bệnh ngoài da đáp ứng với corticoid.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Triệu chứng:
Một liều đơn corticosteroid quá liều có lẽ không gây các triệu chứng cấp. Tác dụng do tăng corticosteroid không xuất hiện sớm trừ khi dùng liều cao liên tiếp.
Các tác dụng toàn thân do quá liều corticosteroid trường diễn bao gồm: Tác dụng giữ natri và nước, tăng chứng thèm ăn, huy động calci va phospho kèm theo loãng xương, mất nitơ, tăng đường huyết, tác dụng giảm tái tạo mô, tăng cảm thụ với nhiễm khuẩn, suy thượng thận, tăng hoạt động vỏ thượng thận, rối loạn tâm thần và thần kinh, yếu cơ.
Xử trí:
Trong trường hợp quá liều cấp, cần theo dõi điện giải đồ huyết thanh và nước tiểu. Đặc biệt chú ý đến cân bằng natri va kali. Trong trường hợp nhiễm độc mạn, ngừng thuốc từ từ. Điều trị mất cân bằng điện giải nếu cần.
Một liều đơn corticosteroid quá liều có lẽ không gây các triệu chứng cấp. Tác dụng do tăng corticosteroid không xuất hiện sớm trừ khi dùng liều cao liên tiếp.
Các tác dụng toàn thân do quá liều corticosteroid trường diễn bao gồm: Tác dụng giữ natri và nước, tăng chứng thèm ăn, huy động calci va phospho kèm theo loãng xương, mất nitơ, tăng đường huyết, tác dụng giảm tái tạo mô, tăng cảm thụ với nhiễm khuẩn, suy thượng thận, tăng hoạt động vỏ thượng thận, rối loạn tâm thần và thần kinh, yếu cơ.
Xử trí:
Trong trường hợp quá liều cấp, cần theo dõi điện giải đồ huyết thanh và nước tiểu. Đặc biệt chú ý đến cân bằng natri va kali. Trong trường hợp nhiễm độc mạn, ngừng thuốc từ từ. Điều trị mất cân bằng điện giải nếu cần.
12. Bảo quản
Nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.