Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Motilium
Hỗn dịch uống chứa 1 mg Domperidon trên 1 ml
Mỗi 60ml hỗn dịch chứa 60 mg Domperidon.
Tá dược: Cellulose vi tinh thể, natri carboxymethylcellulose, dung dịch sorbitol 70% (m/m) không kết tinh, methyl parahydroxybenzoat, propyl parahydroxybenzoat, natri saccharin, polysorbat 20, natri hydroxyd, nước tinh khiết.
Mỗi 60ml hỗn dịch chứa 60 mg Domperidon.
Tá dược: Cellulose vi tinh thể, natri carboxymethylcellulose, dung dịch sorbitol 70% (m/m) không kết tinh, methyl parahydroxybenzoat, propyl parahydroxybenzoat, natri saccharin, polysorbat 20, natri hydroxyd, nước tinh khiết.
2. Công dụng của Motilium
Điều trị triệu chứng nôn, buồn nôn
3. Liều lượng và cách dùng của Motilium
- Motilium chỉ nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất để kiểm soát nôn và buồn nôn. Nên uống Motilium trước bữa ăn. Nếu uống thuốc sau bữa ăn, thuốc có thể bị chậm hấp thu.
Bệnh nhân nên uống thuốc vào thời gian cố định. Nếu bị quên 1 liều, có thể bỏ qua liều đó và tiếp tục dùng thuốc theo lịch trình như cũ. Không nên tăng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên. Thời gian điều trị tối đa không nên vượt quá một tuần.
- Người lớn và trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi trở lên và cân nặng từ 35 kg trở lên): 10 ml (của 1 mg/ml hỗn dịch uống) lên đến 3 lần 1 ngày với liều tối đa là 30 ml/ngày
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ em (dưới 12 tuổi) và trẻ vị thành niên cân nặng dưới 35 kg: Liều dùng là 0.25 mg/kg cho 1 lần uống. Nên dùng cách nhau ít nhất 4-6 giờ, 3 lần 1 ngày với liều tối đa là 0.75 mg/kg mỗi ngày. Ví dụ, đối với trẻ có cân nặng 10 kg, liều dùng là 2.5 mg cho 1 lần uống và có thể dùng 3 lần/ngày với liều tối đa là 7.5 mg/ngày. Nên uống Motilium trước bữa ăn/trước khi cho ăn. Nếu uống sau khi ăn, thuốc có thể bị chậm hấp thu.
- Bệnh nhân suy gan: Chống chỉ định với bệnh nhân suy gan trung bình và nặng. Không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan nhẹ.
- Bệnh nhân suy thận: Do thời gian bán thải của domperidon bị kéo dài ở bệnh nhân suy thận nặng nên nếu dùng nhắc lại, số lần đưa thuốc của Motilium cần giảm xuống còn 1 đến 2 lần/ngày và hiệu chỉnh liều tùy thuộc mức độ suy thận.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
Bệnh nhân nên uống thuốc vào thời gian cố định. Nếu bị quên 1 liều, có thể bỏ qua liều đó và tiếp tục dùng thuốc theo lịch trình như cũ. Không nên tăng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên. Thời gian điều trị tối đa không nên vượt quá một tuần.
- Người lớn và trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi trở lên và cân nặng từ 35 kg trở lên): 10 ml (của 1 mg/ml hỗn dịch uống) lên đến 3 lần 1 ngày với liều tối đa là 30 ml/ngày
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ em (dưới 12 tuổi) và trẻ vị thành niên cân nặng dưới 35 kg: Liều dùng là 0.25 mg/kg cho 1 lần uống. Nên dùng cách nhau ít nhất 4-6 giờ, 3 lần 1 ngày với liều tối đa là 0.75 mg/kg mỗi ngày. Ví dụ, đối với trẻ có cân nặng 10 kg, liều dùng là 2.5 mg cho 1 lần uống và có thể dùng 3 lần/ngày với liều tối đa là 7.5 mg/ngày. Nên uống Motilium trước bữa ăn/trước khi cho ăn. Nếu uống sau khi ăn, thuốc có thể bị chậm hấp thu.
- Bệnh nhân suy gan: Chống chỉ định với bệnh nhân suy gan trung bình và nặng. Không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan nhẹ.
- Bệnh nhân suy thận: Do thời gian bán thải của domperidon bị kéo dài ở bệnh nhân suy thận nặng nên nếu dùng nhắc lại, số lần đưa thuốc của Motilium cần giảm xuống còn 1 đến 2 lần/ngày và hiệu chỉnh liều tùy thuộc mức độ suy thận.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
4. Chống chỉ định khi dùng Motilium
- Đã biết quá mẫn với domperidon hoặc bất cứ tá dược nào của thuốc.
- U tuyến yên tiết prolactin (prolactinoma).
- Khi việc kích thích vận động dạ dày có thể gây nguy hiểm như đang bị xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột cơ học hoặc thủng tiêu hóa.
- Bệnh nhân suy gan trung bình hay nặng.
- Bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT, bệnh nhân có rối loạn điện giải rõ rệt hoặc bệnh nhân đang có bệnh tim mạch như suy tim sung huyết.
- Dùng đồng thời với các thuốc kéo dài khoảng QT.
- Dùng đồng thời với các thuốc ức chế CYP3A4 mạnh (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT)
- U tuyến yên tiết prolactin (prolactinoma).
- Khi việc kích thích vận động dạ dày có thể gây nguy hiểm như đang bị xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột cơ học hoặc thủng tiêu hóa.
- Bệnh nhân suy gan trung bình hay nặng.
- Bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT, bệnh nhân có rối loạn điện giải rõ rệt hoặc bệnh nhân đang có bệnh tim mạch như suy tim sung huyết.
- Dùng đồng thời với các thuốc kéo dài khoảng QT.
- Dùng đồng thời với các thuốc ức chế CYP3A4 mạnh (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT)
5. Thận trọng khi dùng Motilium
- Ở bệnh nhân suy thận nặng. Trong trường hợp dùng nhắc lại, tần suất đưa domperidon cần giảm xuống còn 1 đến 2 lần/ngày tùy thuộc mức độ suy thận, và có thể hiệu chỉnh liều nếu cần.
- Domperidon làm kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ.
- Domperidon có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất nghiêm trọng hoặc đột tử do tim mạch. Nguy cơ này cao hơn đối với bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân dùng liều hàng ngày lớn hơn 30mg và bệnh nhân dùng đồng thời thuốc kéo dài khoảng QT hoặc thuốc ức chế CYP3A4.
- Sử dụng domperidon với liều thấp nhất có hiệu quả ở người lớn và trẻ em. Chống chỉ định domperidon cho những bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT, bệnh nhân có rối loạn điện giải rõ rệt (hạ kali máu, tăng kali máu, hạ magnesi máu), nhịp tim chậm hoặc bệnh nhân đang mắc bệnh tim mạch như suy tim sung huyết do nguy cơ rối loạn nhịp thất (xem Chống chỉ định). Rối loạn điện giải (hạ kali máu, tăng kali máu, hạ magnesi máu) hoặc nhịp tim chậm đã được biết là yếu tố làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim.
Cần ngừng điều trị với domperidon và trao đổi lại với cán bộ y tế nếu có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào có thể liên quan đến loạn nhịp tim.
Cần ngừng điều trị với domperidon và trao đổi lại với cán bộ y tế nếu có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào có thể liên quan đến loạn nhịp tim.
Khuyên bệnh nhân nhanh chóng báo cáo bất kỳ các triệu chứng nào trên tim mạch.
- Trẻ em:
Mặc dù tác dụng phụ trên thần kinh là hiếm gặp, nguy cơ gặp tác dụng phụ trên thần kinh cao hơn ở trẻ nhỏ do chức năng chuyển hóa và hàng rào máu não chưa phát triển đầy đủ trong những tháng đầu đời. Do đó, khuyến cáo cần xác định liều chính xác và theo dõi chặt chẽ khi dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em.
Quá liều có thể gây các triệu chứng ngoại tháp ở trẻ em, nhưng cũng nên xem xét đến các nguyên nhân khác.
- Chú ý khi sử dụng:
Hỗn dịch uống chứa sorbitol nên có thể không thích hợp cho người không dung nạp sorbitol.
- Domperidon làm kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ.
- Domperidon có thể làm tăng nguy cơ loạn nhịp thất nghiêm trọng hoặc đột tử do tim mạch. Nguy cơ này cao hơn đối với bệnh nhân trên 60 tuổi, bệnh nhân dùng liều hàng ngày lớn hơn 30mg và bệnh nhân dùng đồng thời thuốc kéo dài khoảng QT hoặc thuốc ức chế CYP3A4.
- Sử dụng domperidon với liều thấp nhất có hiệu quả ở người lớn và trẻ em. Chống chỉ định domperidon cho những bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT, bệnh nhân có rối loạn điện giải rõ rệt (hạ kali máu, tăng kali máu, hạ magnesi máu), nhịp tim chậm hoặc bệnh nhân đang mắc bệnh tim mạch như suy tim sung huyết do nguy cơ rối loạn nhịp thất (xem Chống chỉ định). Rối loạn điện giải (hạ kali máu, tăng kali máu, hạ magnesi máu) hoặc nhịp tim chậm đã được biết là yếu tố làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim.
Cần ngừng điều trị với domperidon và trao đổi lại với cán bộ y tế nếu có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào có thể liên quan đến loạn nhịp tim.
Cần ngừng điều trị với domperidon và trao đổi lại với cán bộ y tế nếu có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu nào có thể liên quan đến loạn nhịp tim.
Khuyên bệnh nhân nhanh chóng báo cáo bất kỳ các triệu chứng nào trên tim mạch.
- Trẻ em:
Mặc dù tác dụng phụ trên thần kinh là hiếm gặp, nguy cơ gặp tác dụng phụ trên thần kinh cao hơn ở trẻ nhỏ do chức năng chuyển hóa và hàng rào máu não chưa phát triển đầy đủ trong những tháng đầu đời. Do đó, khuyến cáo cần xác định liều chính xác và theo dõi chặt chẽ khi dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ em.
Quá liều có thể gây các triệu chứng ngoại tháp ở trẻ em, nhưng cũng nên xem xét đến các nguyên nhân khác.
- Chú ý khi sử dụng:
Hỗn dịch uống chứa sorbitol nên có thể không thích hợp cho người không dung nạp sorbitol.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai:
Có ít dữ liệu sau khi đưa thuốc ra thị trường về việc sử dụng domperidon ở phụ nữ có thai. Một nghiên cứu ở chuột cho thấy độc tính trên hệ sinh sản ở liều độc cao ở chuột mẹ. Nguy cơ tiềm tàng ở người chưa được biết đến. Vì vậy, chỉ nên dùng Motilium trong thai kỳ khi đánh giá và tiên lượng được lợi ích điều trị.
Bà mẹ cho con bú:
Domperidon bài tiết qua sữa mẹ và trẻ bú mẹ nhận được ít hơn 0.1% liều theo cân nặng của mẹ. Các tác dụng bất lợi, đặc biệt là tác dụng trên tim mạch vẫn có thể xảy ra sau khi trẻ bú sữa mẹ. Cần cân nhắc lợi ích của việc cho trẻ bú sữa mẹ và lợi ích của việc điều trị cho mẹ để quyết định ngừng cho con bú hay ngừng/tránh điều trị bằng domperidon. Cần thận trọng trong trường hợp có yếu tố nguy cơ làm kéo dài khoảng QT ở trẻ bú mẹ.
Có ít dữ liệu sau khi đưa thuốc ra thị trường về việc sử dụng domperidon ở phụ nữ có thai. Một nghiên cứu ở chuột cho thấy độc tính trên hệ sinh sản ở liều độc cao ở chuột mẹ. Nguy cơ tiềm tàng ở người chưa được biết đến. Vì vậy, chỉ nên dùng Motilium trong thai kỳ khi đánh giá và tiên lượng được lợi ích điều trị.
Bà mẹ cho con bú:
Domperidon bài tiết qua sữa mẹ và trẻ bú mẹ nhận được ít hơn 0.1% liều theo cân nặng của mẹ. Các tác dụng bất lợi, đặc biệt là tác dụng trên tim mạch vẫn có thể xảy ra sau khi trẻ bú sữa mẹ. Cần cân nhắc lợi ích của việc cho trẻ bú sữa mẹ và lợi ích của việc điều trị cho mẹ để quyết định ngừng cho con bú hay ngừng/tránh điều trị bằng domperidon. Cần thận trọng trong trường hợp có yếu tố nguy cơ làm kéo dài khoảng QT ở trẻ bú mẹ.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
*Các thử nghiệm lâm sàng trên 1275 bệnh nhân bị chứng khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hội chứng ruột kích thích (IBS), buồn nôn và nôn hoặc các tình trạng bệnh lý liên quan khác trong 31 nghiên cứu mù đôi, có đối chứng giả dược. Tất cả các bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên và được uống ít nhất 1 liều Motilium. Liều trung bình hàng ngày là 30 mg (khoảng liều từ 10-80 mg) và thời gian điều trị trung bình là 28 ngày (từ 1-28 ngày). Các nghiên cứu này loại trừ các bệnh nhân bị liệt dạ dày do tiểu đường hoặc có các triệu chứng thứ phát sau hóa trị liệu hoặc bị hội chứng Parkinson.
- Rối loạn hệ miễn dịch:
Chưa rõ: phản ứng quá mẫn (bao gồm sốc phản vệ)
- Rối loạn tâm thần:
Ít gặp: mất ham muốn tình dục, lo lắng, kích động, căng thẳng
- Rối loạn hệ thần kinh:
Ít gặp: lơ mơ, đau đầu, rối loạn ngoại tháp
Chưa rõ: co giật
- Rối loạn mắt:
Chưa rõ: cơn vận nhãn
- Rối loạn tim mạch:
Chưa rõ: loạn nhịp thất, đột tử do tim, kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
- Rối loạn tiêu hóa:
Thường gặp: khô miệng
Ít gặp: tiêu chảy
- Rối loạn da và mô dưới da:
Ít gặp: phát ban, ngứa, mày đay
Chưa rõ: phù mạch
- Rối loạn thận và tiết niệu:
Chưa rõ: bí tiểu
- Rối loạn hệ sinh sản và vú:
Ít gặp: tiết sữa, đau vú, vú tăng nhạy cảm đau
Chưa rõ: vú to ở nam giới, mất kinh
- Rối loạn toàn thân và rối loạn tại nơi dùng thuốc:
Ít gặp: suy nhược
- Các chỉ số khác:
Chưa rõ: kết quả bất thường trong kiểm tra chức năng gan, tăng prolactin máu
*Trong 45 thử nghiệm sử dụng domperidon ở mức liều cao hơn, khoảng thời gian điều trị dài hơn và cho các chỉ định khác như liệt dạ dày do tiểu đường, tần suất của các biến cố ngoại ý (ngoại trừ khô miệng) là cao hơn. Điều này là rất rõ ràng đối với các biến cố dược học có thể dự đoán trước liên quan đến tăng prolactin. Ngoài những phản ứng được liệt kê ở trên, bồn chồn, tiết dịch ở vú, vú to, căng vú, trầm cảm, tăng mẫn cảm, rối loạn tiết sữa, và kinh nguyệt không đều cũng đã được ghi nhận.
Rối loạn ngoại tháp xảy ra chủ yếu trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các tác dụng có liên quan đến hệ thần kinh trung ương như co giật và lo âu cũng được báo cáo chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
- Rối loạn hệ miễn dịch:
Chưa rõ: phản ứng quá mẫn (bao gồm sốc phản vệ)
- Rối loạn tâm thần:
Ít gặp: mất ham muốn tình dục, lo lắng, kích động, căng thẳng
- Rối loạn hệ thần kinh:
Ít gặp: lơ mơ, đau đầu, rối loạn ngoại tháp
Chưa rõ: co giật
- Rối loạn mắt:
Chưa rõ: cơn vận nhãn
- Rối loạn tim mạch:
Chưa rõ: loạn nhịp thất, đột tử do tim, kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh
- Rối loạn tiêu hóa:
Thường gặp: khô miệng
Ít gặp: tiêu chảy
- Rối loạn da và mô dưới da:
Ít gặp: phát ban, ngứa, mày đay
Chưa rõ: phù mạch
- Rối loạn thận và tiết niệu:
Chưa rõ: bí tiểu
- Rối loạn hệ sinh sản và vú:
Ít gặp: tiết sữa, đau vú, vú tăng nhạy cảm đau
Chưa rõ: vú to ở nam giới, mất kinh
- Rối loạn toàn thân và rối loạn tại nơi dùng thuốc:
Ít gặp: suy nhược
- Các chỉ số khác:
Chưa rõ: kết quả bất thường trong kiểm tra chức năng gan, tăng prolactin máu
*Trong 45 thử nghiệm sử dụng domperidon ở mức liều cao hơn, khoảng thời gian điều trị dài hơn và cho các chỉ định khác như liệt dạ dày do tiểu đường, tần suất của các biến cố ngoại ý (ngoại trừ khô miệng) là cao hơn. Điều này là rất rõ ràng đối với các biến cố dược học có thể dự đoán trước liên quan đến tăng prolactin. Ngoài những phản ứng được liệt kê ở trên, bồn chồn, tiết dịch ở vú, vú to, căng vú, trầm cảm, tăng mẫn cảm, rối loạn tiết sữa, và kinh nguyệt không đều cũng đã được ghi nhận.
Rối loạn ngoại tháp xảy ra chủ yếu trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các tác dụng có liên quan đến hệ thần kinh trung ương như co giật và lo âu cũng được báo cáo chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Khi các thuốc kháng acid hoặc kháng tiết được sử dụng đồng thời không nên dùng cùng lúc với các chế phẩm đường uống của MOTILIUM (domperidon base), nghĩa là các thuốc này nên dùng sau bữa ăn và không nên dùng trước bữa ăn. Con đường chuyển hóa chính của domperidon là qua CYP3A4. Các dữ kiện nghiên cứu in vitro cho thấy các thuốc sử dụng đồng thời mà gây ức chế mạnh men này có thể dẫn đến kết quả là tăng nồng độ domperidon trong huyết tương.
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT do tương tác dược động học và/hoặc dược lực học.
Chống chỉ định dùng đồng thời với các thuốc sau:
Các thuốc kéo dài khoảng QT (nguy cơ xoắn đỉnh)
- Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IA (ví dụ: disopyramid, hydroquinidin, quinidin).
- Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (ví dụ: amiodaron, dofetilid, dronedaron, ibutilid, sotalol).
- Một số thuốc chống loạn thần (ví dụ: haloperidol, pimozid, sertindol).
- Một số thuốc chống trầm cảm (ví dụ: citalopram, escitalopram).
- Một số thuốc kháng sinh (ví dụ: erythromycin, levofloxacin, moxifloxacin, spiramycin).
- Một số thuốc chống nấm (ví dụ: fluconazol, pentamidin).
- Một số thuốc điều trị sốt rét (đặc biệt là halofantrin, lumefantrin).
- Một số thuốc dạ dày - ruột (ví dụ: cisaprid, dolasetron, prucaloprid).
- Một số kháng histamin (ví dụ: mequitazin, mizolastin).
- Một số thuốc điều trị ung thư (ví dụ: toremiten, vandetanib, vincamin).
- Một số thuốc khác (ví dụ: bepridil, diphemanil, methadon) .
(xem Chống chỉ định).
Chất ức chế CYP3A4 mạnh (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT), ví dụ:
- Thuốc ức chế protease (ví dụ: ritonavir, saquinavir, telaprevir).
- Thuốc chống nấm toàn thân nhóm azol (ví dụ: itraconazol, ketoconazol, posaconazol, voriconazol).
- Một số thuốc nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin và telithromycin).
(xem Chống chỉ định).
Không khuyến cáo dùng đồng thời với các thuốc sau:
Thuốc ức chế CYP3A4 trung bình, ví dụ: diltiazem, verapamil và một số thuốc nhóm macrolid.
(xem Chống chỉ định).
Sử dụng thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc sau:
Thuốc chậm nhịp tim, thuốc làm giảm kali máu và một số thuốc macrolid sau góp phần làm kéo dài khoảng QT: azithromycin và roxithromycin (chống chỉ định clarithromycin do là thuốc ức chế CYP3A4 mạnh).
Danh sách các chất ở trên là các thuốc đại diện và không đầy đủ
Tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT do tương tác dược động học và/hoặc dược lực học.
Chống chỉ định dùng đồng thời với các thuốc sau:
Các thuốc kéo dài khoảng QT (nguy cơ xoắn đỉnh)
- Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IA (ví dụ: disopyramid, hydroquinidin, quinidin).
- Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (ví dụ: amiodaron, dofetilid, dronedaron, ibutilid, sotalol).
- Một số thuốc chống loạn thần (ví dụ: haloperidol, pimozid, sertindol).
- Một số thuốc chống trầm cảm (ví dụ: citalopram, escitalopram).
- Một số thuốc kháng sinh (ví dụ: erythromycin, levofloxacin, moxifloxacin, spiramycin).
- Một số thuốc chống nấm (ví dụ: fluconazol, pentamidin).
- Một số thuốc điều trị sốt rét (đặc biệt là halofantrin, lumefantrin).
- Một số thuốc dạ dày - ruột (ví dụ: cisaprid, dolasetron, prucaloprid).
- Một số kháng histamin (ví dụ: mequitazin, mizolastin).
- Một số thuốc điều trị ung thư (ví dụ: toremiten, vandetanib, vincamin).
- Một số thuốc khác (ví dụ: bepridil, diphemanil, methadon) .
(xem Chống chỉ định).
Chất ức chế CYP3A4 mạnh (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT), ví dụ:
- Thuốc ức chế protease (ví dụ: ritonavir, saquinavir, telaprevir).
- Thuốc chống nấm toàn thân nhóm azol (ví dụ: itraconazol, ketoconazol, posaconazol, voriconazol).
- Một số thuốc nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin và telithromycin).
(xem Chống chỉ định).
Không khuyến cáo dùng đồng thời với các thuốc sau:
Thuốc ức chế CYP3A4 trung bình, ví dụ: diltiazem, verapamil và một số thuốc nhóm macrolid.
(xem Chống chỉ định).
Sử dụng thận trọng khi dùng đồng thời với các thuốc sau:
Thuốc chậm nhịp tim, thuốc làm giảm kali máu và một số thuốc macrolid sau góp phần làm kéo dài khoảng QT: azithromycin và roxithromycin (chống chỉ định clarithromycin do là thuốc ức chế CYP3A4 mạnh).
Danh sách các chất ở trên là các thuốc đại diện và không đầy đủ
10. Dược lý
Domperidon kháng thụ thể dopamin với đặc tính chống nôn. Domperidon không dễ dàng qua được hàng rào máu não. Ở người sử dụng domperidon, đặc biệt là người lớn, tác dụng phụ ngoại tháp rất hiếm gặp, nhưng domperidon thúc đẩy sự tiết prolactin tại tuyến yên. Tác động chống nôn có thể do sự phối hợp của tác động ngoại biên (trợ vận động dạ dày) và việc kháng thụ thể dopamin tại vùng cảm ứng hóa thụ thể CTZ (chemoreceptor trigger zone) nằm ở ngoài hàng rào máu não ở vùng kiểm soát nôn của hành tuỷ. Nghiên cứu trên động vật cho thấy nồng độ thấp trong não, chỉ rõ tác dụng của domperidon chủ yếu trên các thụ thể dopamin ngoại biên.
Nghiên cứu ở người cho thấy uống domperidon làm gia tăng áp lực ở thực quản dưới, cải thiện vận động vùng hang vị - tá tràng và thúc đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày. Thuốc không ảnh hưởng lên sự tiết của dạ dày.
Nghiên cứu ở người cho thấy uống domperidon làm gia tăng áp lực ở thực quản dưới, cải thiện vận động vùng hang vị - tá tràng và thúc đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày. Thuốc không ảnh hưởng lên sự tiết của dạ dày.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Triệu chứng:
Quá liều chủ yếu được báo cáo ở trẻ nhỏ và trẻ em. Triệu chứng quá liều bao gồm kích động, rối loạn nhận thức, co giật, mất định hướng, ngủ gà và phản ứng ngoại tháp.
Điều trị:
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho domperidon. Trong trường hợp quá liều, cần thưc hiện các biện pháp điều trị triệu chứng ngay lập tức. Nên theo dõi điện tâm đồ do khả năng gây kéo dài khoảng QT. Rửa dạ dày cũng như dùng than hoạt có thể có lợi cho bệnh nhân.
Nên theo dõi sát và điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân.
Các thuốc kháng tiết cholin hay thuốc điều trị Parkinson có thể giúp ích trong việc kiểm soát các phản ứng ngoại tháp.
Quá liều chủ yếu được báo cáo ở trẻ nhỏ và trẻ em. Triệu chứng quá liều bao gồm kích động, rối loạn nhận thức, co giật, mất định hướng, ngủ gà và phản ứng ngoại tháp.
Điều trị:
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho domperidon. Trong trường hợp quá liều, cần thưc hiện các biện pháp điều trị triệu chứng ngay lập tức. Nên theo dõi điện tâm đồ do khả năng gây kéo dài khoảng QT. Rửa dạ dày cũng như dùng than hoạt có thể có lợi cho bệnh nhân.
Nên theo dõi sát và điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân.
Các thuốc kháng tiết cholin hay thuốc điều trị Parkinson có thể giúp ích trong việc kiểm soát các phản ứng ngoại tháp.
12. Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25°C.