lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Hỗn dịch uống Tolsus hộp 1 lọ 60ml

Hỗn dịch uống Tolsus hộp 1 lọ 60ml

Danh mục:Thuốc kháng sinh
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Sulfamethoxazole, Trimethoprim
Dạng bào chế:Hỗn dịch uống
Thương hiệu:Polpharma
Số đăng ký:VN-22089-19
Nước sản xuất:Thái Lan
Hạn dùng:24 tháng kể từ ngày sản xuất
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Dược sĩDược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Tolsus

Mỗi 5ml hỗn dịch uống có chứa:
Hoạt chất: Sulfamethoxazol 200 mg
Trimethoprim 40 mg
Tá dược: Sucrose, tragacanth, glycerin, polysorbat 80, methyl paraben, propyl paraben, saccharin natri, erythrosin, strawberry essence, nước tinh khiết.

2. Công dụng của Tolsus

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và hô hấp dưới: Viêm phế quản cấp và mạn tính, giãn phế quản, viêm phổi, viêm amidan, viêm họng
- Nhiễm khuẩn đường thận và đường tiết niệu: Viêm thận-bể thận, viêm bể thận, viêm bàng quang cấp và mạn tính, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục của phụ nữ và nam giới bao gồm cả bệnh lậu
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. Viêm ruột, bệnh thương hàn và phó thương hàn.
- Nhiễm khuẩn da: Viêm mù da, đỉnh nhọt, áp xe và nhiễm khuẩn vết thương.
- Nhiễm khuẩn máu và các nhiễm khuẩn khác gây bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm.

3. Liều lượng và cách dùng của Tolsus

CÁCH DÙNG: Thuốc dùng theo đường uống.
LIỀU DÙNG:
- Khuyến cáo liều dùng tiêu chuẩn cho nhiễm khuẩn cấp tính
+ Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 2-4 thìa cà phê, 2 lần/ngày.
+ Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 1-2 thìa cà phê, 2 lần/ngày.
+ Trẻ em từ2 tuổi đến 5 tuổi: 1 thìa cà phê, 2 lần/ ngày.
+ Trẻ em từ< 2 tuổi: 1/2 thìa cà phê, 2 lần/ngày.
- Liều này xấp xỉ 6ng trimethoprim và 30 mg sulfamethoxazol cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi 24 giờ.
- Điều trị nên được tiếp tục cho đến khi bệnh nhân hết hoàn toàn các triệu chứng trong hai ngày đa số sẽ cần phải điều trị ít nhất là 5 ngày. Nếu dấu hiệu lâm sảng không cải thiện rõ ràng sau khi điều trị 7 ngày, bệnh nhân cần được đánh giá lại
Nhiễm khuẩn đường hô hấp:
Đợt cấp viêm phế quản mạn:
- Người lớn: 4 thìa cà phê. 2 lần/ ngày, trong 14 ngày
- Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (P. cariniit)
- Điều trị: Khuyến cáo dùng liều cao là 20 mg trimethoprim và 100 mg sulfamethoxazol mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày chia thành hai hoặc làm nhiều liều trong hai tuần. Mục đích là để có được nồng độ trong huyết tưởng của trimethoprim lớn hơn hoặc bằng 5 microgram/ml
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Do vi khuẩn nhạy cảm như E. coli, Proteus, Klebsiella, Morganella morganii hoặc Enterobacter
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng:
- Người lớn: Liều 160 mg trimethoprim (4 thìa cà phê) cách nhau 12 giờ, trong 3 ngày hoặc trong đến 10 ngày. 7
- Trẻ em: Liều 8 mg trimethoprim/kg/ngày chia thành 2 liều nhỏ cách nhau 12 giờ.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính hoặc tái phát (nữ trưởng thành) hoặc viêm tuyến tiền liệt.
- Liều người lớn 160 mg trimethoprim (4 thìa cả phê) cách nhau 12 giờ 1 lần trong 10-14 ngày đối với nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn tính hoặc tái phát hoặc trong 3-6 tháng đối với viêm tuyến tiền liệt.
Dự phòng nhiễm khuẩn mạn hoặc túi phải đường tiết niệu
- Người lớn: Liều 40-80 mg trimethoprim (1-2 thìa cà phê)/ngày hoặc 3 lần/ tuần trong 3-6 tháng.
- Trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên: Liều thông thường 8 mg trimethoprim (trong viên cotrimoxazol)/kg/ngày chia làm 2 liều nhỏ cách nhau 12 giờ lần.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá:
Bệnh tả:
- Người lớn: Liều 160mg trimethoprim, ngày uống 2 lần cách nhau 12 giờ, uống trong 3 ngày.
- Trẻ em: Liều 4-5mg/kg trimethoprim, ngày uống 2 lần cách nhau 12 giờ, uống trong 3 ngày. Phối hợp với truyền dịch và điện giải
Bệnh brucella:
- Trẻ em: Liễu 10mg/kg ngày trimethoprim (tối đa 480mg/ngày), ngày uống 2 lần, uống trong 4-6 tuần.
Người bệnh bị suy thận
Khi chức năng thận bị suy giảm, liều lượng được giảm theo bảng sau:
- Độ thanh thải creatinin (ml/phút): > 30; Liều khuyên dùng: Liều thông thường.
- Độ thanh thải creatinin (ml/phút): 15-30; Liều khuyên dùng: 1/2 liều thông thường.
- Độ thanh thải creatinin (ml/phút): <15; Liều khuyên dùng: Không dùng.

4. Chống chỉ định khi dùng Tolsus

- Bệnh nhân quá mẫn cảm với trimethoprim hay sulfonamid.
- Bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
- Phụ nữ có thai và cho con bù.
- Trẻ em dưới 2 tháng tuổi, trẻ đẻ non.
- Bệnh nhân bị tổn thương gan nghiêm trọng hoặc suy thận nặng.

5. Thận trọng khi dùng Tolsus

- Bệnh nhân bị suy thận nhẹ vè vừa
- Bệnh nhân bị loạn máu.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

- Chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

- Không có nghiên cứu.

8. Tác dụng không mong muốn

- Xảy ra ở 10% người bệnh. Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất xảy ra ở đường tiêu hóa (5%) và các phản ứng trên da xảy ra tối thiểu ở 2% người bệnh dùng thuốc: Ngoại ban, mụn phòng. Các ADR thường nhẹ nhưng đôi khi xảy ra hội chứng nhiễm độc da rất nặng có thể gây chết, như hội chứng Lyell
- Trimethoprim và sulfamethoxazol không được dùng cho người bệnh đã xác định bị thiếu máu nguyên hồng cầu không lồ hoặc người bệnh bị bệnh gan nặng, có thể viêm gan nhiễm độc
Hay gặp, ADR > 1/100
- Toàn thân: Sốt
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, viêm lưỡi
- Dạ Ngứa, ngoại ban
Ít gặp 1/1000 < ADR < 1/100
- Máu: Tăng bạch cầu tra eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, ban xuất huyết
- Da: Mày đay
Hiếm gặp, ADR < 1/1.000
- Toàn thân: Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh.
- Máu: Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt và giảm toàn thể huyết cầu
- Thần kinh: Viêm màng não vô khuẩn
- Da: Hoại tử biểu bị nhiễm độc (hội chứng Lyell), hội chứng Stevens Jonhson, ban đo đa dạng, phủ mạch, mẫn cảm ánh sáng
- Gan: Vàng da, ít mật ở gan, hoại tử gan
- Chuyển hóa: Tăng kali huyết, giảm đường huyết.
- Tâm thần: Áo giác
- Sinh dục – tiết niệu: Suy thận, viêm thận kẽ, sỏi thận
- Tai: Ù tai
Thông báo cho Bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc

9. Tương tác với các thuốc khác

- Methotrexat: Chống chỉ định (tăng độc tính trên máu của methotrexat do ức chế enzym dihydrofolat reductase).
- Phenytoin: Khuyên không nên phối hợp (tăng nồng độ phenytoin trong huyết tương, có thể đạt đến các giá trị gây độc).
- Các sulfamid hạ đường huyết: Thận trọng lúc dùng tăng cường theo dõi máu (hạ đường huyết nghiêm trọng).
- Các thuốc chống đông máu đường uống: Thận trọng lúc dùng, kiểm tra thường xuyên hơn hàm lượng prothrombin (tăng tác dụng của thuốc chống đông máu đường uống và tăng nguy cơ xuất huyết).
- Pyrimethamin: Thận trọng lúc dùng, kiểm tra thường xuyên huyết đồ và phối hợp điều trị bằng acid folic (thiếu máu nguyên hồng cầu không lỗ, đặc biệt ở liều cao của hai chất thuốc này).
- Cyclosporin: Thận trọng lúc dùng (có khả năng gây giảm nồng độ ciclosporin tuần hoàn trong máu sau khi trimethoprim được đưa vào bằng đường uống, có thể rất nghiêm trọng trong trường hợp sử dụng đường tĩnh mạch; có thể làm mất khả năng gây giảm phản ứng miễn dịch).
- Zidovudin: Thận trọng lúc dùng, kiểm tra thường xuyên hơn huyết đồ (tăng độc tính trên máu do ức chế enzym hydrofolat reductase).

10. Dược lý

- Là một hỗn hợp gồm sulfamethoxazol (5 phần) và trimethoprim (1 phần).
- Sulfamethoxazol là một sulfonamid, ức chế cạnh tranh sự tổng hợp acid folic của vi khuẩn.
- Trimethoprim là một dẫn chất của pyrimidin, ức chế đặc hiệu enzym dihydrofolat reductase của vi khuẩn.
- Sự phối hợp sulfamethoxazol và trimethoprim ức chế hai giai đoạn liên tiếp của sự chuyển hóa acid folic, do đó ức chế có hiệu quả việc tổng hợp purin, thymin và cuối cùng DNA của vi khuẩn. Sự ức chế nối tiếp này có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế hiệp đồng này cũng chống lại sự phát triền vi khuẩn kháng thuốc và làm cho thuốc có tác dụng ngay cả khi vi khuẩn kháng lại từng thành phần của thuốc

11. Quá liều và xử trí quá liều

- Triệu chứng: Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau đầu, bất tỉnh. Loạn tạo máu và vàng đã là biểu hiện muộn của dùng quá liều. Ức chế tùy.
- Xử trí: Gây nôn, rửa dạ dày. Acid hóa nước tiêu để tăng đào thải trimethoprim. Nếu có dấu hiệu ức chế tủy, người bệnh cần dùng covorin (acid folinic) 5 - 15mg/ ngày cho đến khi hồi phục tạo máu.

12. Bảo quản

Bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(12 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.7/5.0

8
4
0
0
0