lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Mirastad 30mg hộp 28 viên

Mirastad 30mg hộp 28 viên

Danh mục:Thuốc chống trầm cảm
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Mirtazapine
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Thương hiệu:Stada
Số đăng ký:VD-26575-17
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Dược sĩDược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Mirastad 30mg

Mỗi viên nén bao phim chứa
Mirtazapine 30 mg.
Thành phần tá dược: Lactose monohydrat, tinh bột ngô, hydroxypropyl cellulose - M, colloidal silica khan, magnesi stearat, hypromellose 6 cps, macrogol 6000, titan dioxyd, oxyd sắt đỏ, oxyd sắt vàng, màu caramel.

2. Công dụng của Mirastad 30mg

Điều trị các cơn trầm cảm nặng.

3. Liều lượng và cách dùng của Mirastad 30mg

Cách dùng
Mirastad 30 được dùng bằng đường uống.
Thời gian bán thải của mirtazapine là 20 - 40 giờ, do đó thích hợp khi dùng mirtazapine 1 lần/ngày, nên uống một lần duy nhất vào ban đêm trước khi đi ngủ. Cũng có thể chia liều mirtazapine thành 2 lần (sáng một lần và tối một lần, liều cao hơn nên uống vào buổi tối).
Liều dùng
Người lớn:
+ Bắt đầu điều trị với liều 15 hoặc 30 mg/ngày. Thông thường cần phải tăng liều để đạt được đáp ứng lâm sàng tối ưu. Liều hữu hiệu hàng ngày thường là 15 - 45 mg.
+ Mirtazapine thường bắt đầu có hiệu quả sau 1 - 2 tuần điều trị. Thông thường cần phải tăng liều (tối thiểu sau 1 - 2 tuần) để đạt được đáp ứng lâm sàng tối ưu. Điều trị đủ liều sẽ có đáp ứng tích cực trong vòng 2 - 4 tuần. Với đáp ứng chưa đầy đủ, có thế tăng đến liều tối đa. Nếu vẫn không có đáp ứng trong vòng 2 - 4 tuần nữa, nên ngưng điều trị.
+ Bệnh nhân trầm cảm nên được điều trị đầy đủ trong thời gian ít nhất 6 tháng để đảm bảo không còn triệu chứng.
+ Khi kết thúc điều trị bằng mirtazapine nên ngưng từ từ để tránh các triệu chứng ngưng thuốc.
Người cao tuổi: Liều khuyên dùng như đối với người lớn. Ở bệnh nhân cao tuổi, việc tăng liều cần được theo dõi sát để tìm ra đáp ứng thỏa đáng và an toàn.
Trẻ em: Không nên dùng mirtazapine cho trẻ em và thanh thiểu niên dưới 18 tuổi vì hiệu quả không được chứng minh trong hai thử nghiệm lâm sàng ngắn hạn và vì sự an toàn.
Trên bệnh nhân suy thận và suy gan: Độ thanh thải của mirtazapine có thể giảm trên bệnh nhân suy thận từ vừa đến nặng (độ thanh thải creatinin < 40 ml/phút) và suy gan. Cần tính đến điều đó khi kê toa mirtazapine cho những bệnh nhân này.

4. Chống chỉ định khi dùng Mirastad 30mg

Quá mẫn cảm với mirtazapine hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Dùng đồng thời mirtazapine với các thuốc ức chế monoamin oxydase trong vòng 10 ngày trước đó.

5. Thận trọng khi dùng Mirastad 30mg

- Bệnh trầm cảm trở nên xấu hơn và/hoặc bộc lộ ý nghĩ và hành vi tự tử hoặc có những thay đổi bất thường trong hành vi xảy ra ở cả người lớn và trẻ em bị rối loạn trầm cảm lớn hoặc bị các rối loạn tâm thần khác dù họ có đang dùng thuốc chống trầm cảm hay không. Nguy cơ này có thể vẫn còn tồn tại cho đến khi có sự thuyên giảm quan trọng về lâm sàng. Tự tử là nguy cơ đã được biết của bệnh trầm cảm và của một số rối loạn tâm thần khác, chính các rối loạn này là những dự đoán rõ ràng nhất của hành động tự tử. Tuy nhiên, có một mối liên quan tồn tại từ lâu rằng các thuốc chống tràm cảm có thể đóng vai trò trong việc làm xấu hơn bệnh trầm cảm và biểu hiện ý nghĩ tự tử ở một số bệnh nhân trong giai đoạn đầu điều trị.
- Không nên dùng mirtazapine để điều trị cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Trong các nghiên cứu lâm sàng, các hành vi liên quan đến tự tử (tự tử hoặc ý nghĩ tự tử) và thái độ chống đối (phần lớn là hành vi hung hăng, chồng đối và tức giận) thường gặp hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm so với những trẻ được điều trị bằng giả dược. Tuy nhiên, dựa trên nhu cầu lâm sàng, nếu quyết định điều trị, nên theo dõi cần thận về sự xuất hiện của các triệu chứng tự tử ở bệnh nhân. Ngoài ra, còn thiếu thông tin về tính an toàn lâu dài ở trẻ em và thanh thiếu niên liên quan đến sự tăng trưởng, trưởng thành, hiểu biết và sự phát triển hành vi.
- Ức chế tủy xương, thường được biểu hiện bằng giảm hoặc mất bạch cầu hạt, đã được báo cáo trong khi điều trị với mirtazapine. Mất bạch cầu hạt có thể phục hồi được báo cáo như là một tình huống hiếm gặp trong các nghiên cứu lâm sàng với mirtazapine. Trong giai đoạn sau khi đưa mirtazapine ra thị trường, rẩt hiếm trường hợp mất bạch cầu hạt được báo cáo, hầu hết đều phục hồi, nhưng có vài trường hợp tử vong. Đa số các trường hợp tử vong liên quan đến những bệnh nhân trên 65 tuổi. Phải báo cáo với bác sĩ về những triệu chứng như sốt, đau họng, viêm miệng hoặc những dấu hiệu nhiễm trùng khác; khi xảy ra những triệu chứng như vậy nên ngưng điều trị và xét nghiệm máu.
- Cần dùng thuốc cẩn thận cũng như cần đều đặn theo dõi sát đối với những bệnh nhân có:
+ Động kinh và hội chứng não thực thể: Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy những tổn thương này hiếm khi xảy ra trên bệnh nhân được điều trị với mirtazapine.
+ Suy gan: Sau khi uống một liều duy nhất 15 mg mirtazapine, độ thanh thải mirtazapine giảm khoảng 35% ở những bệnh nhân suy gan từ nhẹ đến vừa so với những bệnh nhân có chức năng gan bình thường. Nồng độ huyết tương trung bình của mirtazapine tăng khoảng 55%.
+ Suy thận: Sau khi uống một liều duy nhất 15 mg mirtazapine, độ thanh thải mirtazapine giảm khoảng 30% và 50% tương ứng ở những bệnh nhân suy thận vừa (độ thanh thải creatinin < 40 ml/phút) và nặng (độ thanh thải creatinin ≤ 10 ml/phút) so với bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Nồng độ huyết tương trung bình của mirtazapine tăng khoảng 55% ở bệnh nhân suy thận vừa và 115% ở bệnh nhân suy thận nặng. Không có sự khác biệt đáng kể ở những bệnh nhân suy thận nhẹ (độ thanh thải creatinin < 80 ml/phút) so với nhóm bệnh nhân được kiểm soát.
+ Bệnh tim như rối loạn dẫn truyền, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim gần đây, vốn là những trường hợp thường phải thận trọng và cẩn thận khi dùng chung với nhưng thuốc khác.
+ Huyết áp thấp.
+ Đái tháo đường.
- Cũng như các thuốc chống trầm cảm khác, cần thận trọng đối với những bệnh nhân:
+ Rối loạn tiểu tiện như phì đại tuyến tiền liệt (tuy vấn đề này ít gặp vì mirtazapine chỉ có hoạt tính kháng cholinergic rất yếu).
+ Glôcôm góc hẹp cấp và tăng nhãn áp (vấn đề này cũng ít có cơ hội xảy ra với mirtazapine, vì hoạt tính kháng cholinergic của thuốc rất yếu).
+ Nên ngưng điều trị nếu xảy ra vàng da.
- Ngoài ra, như đối với các thuốc chống tràm cảm khác, cũng cần lưu ý đến:
+ Triệu chứng tâm thần có thể diễn biến xấu hơn khi dùng thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc các rối loạn tâm thần khác; ý nghĩ dạng hoang tưởng đoán nhận (paranoid) có thể trầm trọng hơn.
+ Khi bắt đầu điều trị trong giai đoạn trầm cảm của bệnh loạn thần kinh hưng - trầm cảm, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn hưng cảm.
+ Về nguy cơ tự tử, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị, chỉ nên cho bệnh nhân dùng một số lượng hạn chế thuốc viên mirtazapine.
+ Tuy mirtazapine không gây nghiện, kinh nghiệm sau khi lưu hành trên thị trường cho thấy ngưng điều trị đột ngột sau một thời gian dài dùng thuốc có thể gây ra các triệu chứng ngưng thuốc. Đa số các phản ứng ngưng thuốc nhẹ và tự giới hạn. Trong số các triệu chứng ngưng thuốc được báo cáo thì chóng mặt, kích động, lõ âu, đau đầu và buồn nôn là thường gặp nhất. Mặc dù được báo cáo như các triệu chứng ngưng thuốc, nhưng nên nhận biết rằng những triệu chứng này có thể liên quan đến bệnh đang mắc phải. Khuyến cáo nên ngưng điều trị mirtazapine từ từ.
+ Việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm có liên quan với sự phát triển của chứng nằm, ngồi không yên. Hầu hết xuất hiện trong vòng vài tuần điều trị đầu tiên, ở những bệnh nhân phát triển các triệu chứng này, việc tăng liều có thể gây hại.
+ Những trường hợp kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất, và đột tử đã từng được báo cáo khi mirtazapine lưu hành trên thị trường. Thận trọng khi kê đơn mirtazapine cho những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch đã biết hoặc có tiền sử gia đình bị kéo dài khoảng QT, và khi dùng chung với nhưng thuốc gây kéo dài khoảng QT.
- Hiếm khi tình trạng hạ natri huyết được báo cáo khi sử dụng mirtazapine. Nên thận trọng với những bệnh nhân có nguy cơ, như người cao tuổi hoặc khi điều trị đồng thời với các thuốc gây hạ natri huyết.
- Hội chứng serotonin có thể xảy ra khi các chất ức chế tái thu nhập serotonin có chọn lọc (SSRIs) được sử dụng đồng thời với các chất có hoạt tính serotonergic khác. Nên thận trọng và theo dõi lâm sàng chặt chẽ khi các chất có hoạt tính này được kết hợp với mirtazapine.
- Bệnh nhân cao tuổi thường nhạy cảm hơn, đặc biệt với các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm. Trong nghiên cứu lâm sàng với mirtazapine, trên bệnh cao tuổi không thấy tác dụng phụ được báo cáo nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác; tuy vậy cho đến nay vẫn còn ít kinh nghiệm về vấn đề này.
- Thuốc có chưa lactose. Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt enzym lactase toàn phần hay kém hấp thu glucose-galactose.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai
Chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt ở phụ nữ mang thai. Vì những nghiên cứu về sinh sản trên động vật không thể luôn dự đoán được đáp ứng ở người, do đó chỉ nên dùng thuốc trong thai kỳ nếu thật sự cần thiết.
Phụ nữ cho con bú
Vì một ít mirtazapine có thể được tiết vào sữa mẹ, cần thận trọng khi dùng mirtazapine cho phụ nữ cho con bú.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Mirtazapine có thế làm giảm khả năng tập trung và sự tỉnh táo. Bệnh nhân điều trị với những thuốc chống trầm cảm nên tránh làm những công việc có khả năng gây nguy hiểm cần sự tỉnh táo và tập trung tốt, như lái xe hoặc vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

Thường gặp
- Ngủ gà, chóng mặt, ác mộng, lú lẫn, mệt mỏi.
- Tăng cholesterol huyết thanh, tăng triglycerid huyết thanh.
- Nôn, buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị, táo bón, khô miệng, tăng cảm giác thèm ăn, tăng cân.
- Tăng huyết áp, giãn mạch, phù ngoại vi, phù.
- Tiểu tiện nhiều lần.
- Đau cơ, đau lưng, đau khớp, run, cảm giác yếu chỉ.
- Khó thở, hội chứng giả cúm.
Hiếm gặp
- Mất bạch cầu hạt, mắt nước, tăng transaminase, giảm bạch cầu trung tính, hạ huyết áp tư thế, co giật, xoắn đỉnh, giảm cân, hạ natrihuyết, lhội chứng ngoại tháp.

9. Tương tác với các thuốc khác

Tránh không phối hợp:
- Các thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO): Không được phối hợp với mirtazapin (tăng huyết áp kịch phát, trụy mạch, độc tính trên thần kinh trung ương).
- Linezolid (nguy cơ xuất hiện hội chứng serotonin với biểu hiện sốt cao, tăng phản xạ, giật cơ, biến đổi trạng thái tâm trí).
- Metoclopramid (nguy cơ phản ứng ngoại tháp).
Bệnh nhân không được sử dụng thuốc ức chế monoamin oxydase trong vòng 14 ngày trước khi dùng mirtazapin.
Tăng tác dụng và độc tính của mirtazapin:
- Venlafaxin, tramadol, olanzapin, fluoxetin, fluvoxamin,
procarbazin (nguy cơ xuất hiện hội chứng serotonin với biểu hiện sốt cao, tăng phản xạ, giật cơ, biến đổi trạng thái tâm trí).
- Diazepam (ức chế các kỹ năng vận động).
- Rượu (ức chế tâm thần - vận động).
- Các thuốc ức chế enzym chuyển hóa thuốc CYP3A4,
CYP2D6 và CYP1A2 (cimetidin, các dẫn chất azol chống nấm, các thuốc kháng protease của virus HIV, erythromycin (làm tăng nồng độ trong máu và có thể làm tăng độc tính của mirtazapin).
Giảm tác dụng của mirtazapin hoặc các thuốc khác:
- Clonidin (làm giảm tác dụng hạ huyết áp của clonidin).
- Các thuốc cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc như:
Carbamazepin, phenytoin (làm giảm nông độ trong máu dẫn đến giảm hiệu quả điều trị của mirtazapin).

10. Dược lý

Mirtazapin là một thuốc chống trầm cảm 4 vòng và là dẫn chất của piperazinoazepin có câu trúc hóa học khác với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, các thuốc ức chế monoamin oxydase và các thuốc ức chế chọn lọc tái thu hồi serotonin. Cơ chế tác dụng của mirtazapin hiện chưa biết rõ. Có những bằng chứng
từ thực nghiệm cho thấy mirtazapin làm tăng cường hoạt tính noradrenergic và serotoninergic trung ương có thể do tác dụng đối kháng thụ thể alpha - adrenergic tiền synap ở thần kinh trung ương. Mirtazapin không có ái lực với thụ thể 5HT-1a và
S5HT-1s của serotonin. Ngoài ra, mirtazapin còn đối kháng mạnh thụ thể 5HT-2 và 5HT-3 của serotonin đồng thời đề kháng ở mức độ trung bình thụ thể muscarinic. Mirtazapin có tác dụng gây ngủ do đối kháng mạnh thụ thể H1 của histamin và có tác dụng gây hạ huyết áp tư thế do đối kháng thụ thể
alpha - adrenergic ở ngoại vi.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Ít có khả năng gây độc nặng nếu chỉ sử dụng liều đơn
mirtazapin.
Triệu chứng
Ức chế hệ thần kinh trung ương gây mắt định hướng, buồn ngủ, nhịp tim nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp.
Xử trí
Chưa có phương pháp giải độc đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Cân nhắc việc sử dụng than hoạt và rửa dạ dày để loại bỏ phần thuốc chưa được hấp thu trong đường tiêu hóa nếu bệnh nhân còn tỉnh táo. Chống chỉ định dùng ipeca để gây nôn. Xử trí hạ huyết áp (nếu có) bằng truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9% (10 - 20 ml/kg), dùng thuốc vận mạch (dopamin hoặc noradrenalin). Theo dõi tim, huyết áp, chức năng hệ thần kinh trung ương, enzym gan. Theo dõi tình trạng mắt nước, điện giải nếu có nôn, tiêu chảy nhiều.

12. Bảo quản

Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô, tránh ánh sáng. Nhiệt độ không quá 30°C.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(6 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.8/5.0

5
1
0
0
0