lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Paracetamol 500mg Mekophar hộp 20 vỉ x 10 viên

Paracetamol 500mg Mekophar hộp 20 vỉ x 10 viên

Danh mục:Hạ sốt, giảm đau
Thuốc cần kê toa:Không
Dạng bào chế:Viên nén
Số đăng ký:VD-24412-16
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:Xem trên bao bì sản phẩm
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Giao hàng
nhanh chóng
Nhà thuốc
uy tín
Dược sĩ tư vấn
miễn phí

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Paracetamol 500mg Mekophar

Acetaminophen 500mg
Tá dược vừa đủ 1 viên

2. Công dụng của Paracetamol 500mg Mekophar

Thuốc Paracetamol 500mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Giảm đau trong các trường hợp đau nhẹ và vừa: Đau đầu, đau khớp, đau do chấn thương, đau lưng, đau bụng kinh, đau răng, nhổ răng,...
Hạ sốt ở người bị sốt do cảm cúm, viêm nhiễm.

3. Liều lượng và cách dùng của Paracetamol 500mg Mekophar

Cách dùng: Thuốc dùng đường uống.
Liều dùng:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
Uống 1 - 2 viên/lần, ngày 3 lần. Không quá 6 viên/ngày.
Trẻ em trên 6 - 12 tuổi:
Uống 1/2 - 1 viên/lần, ngày 2 - 4 lần. Không quá 4 viên/ngày.
Hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 4 giờ.
Không được tự ý sử dụng paracetamol để điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có sự theo dõi của bác sĩ.
Không được tự ý sử dụng paracetamol để điều trị sốt cao (trên 39,5°C), sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc sốt tái phát trừ khi có sự theo dõi của bác sĩ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

4. Chống chỉ định khi dùng Paracetamol 500mg Mekophar

Thuốc Paracetamol 500mg Mekophar chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc (Tá dược: Talc, gelatin, pregelatinized starch, magnesi stearat, natri starch glycolat, tinh bột biến tính).
Bệnh nhân thiếu men glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD).

5. Thận trọng khi dùng Paracetamol 500mg Mekophar

Paracetamol có thể gây các phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven -Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Người bệnh cần phải ngừng dùng paracetamol và đi bác sỹ khám ngay khi thấy phát ban hoặc các biểu hiện khác ở da hoặc các phản ứng mẫn cảm trong khi điều trị. Người bệnh có tiền sử có các phản ứng như vậy không nên dùng các chế phẩm có chứa paracetamol.
Thận trọng khi sử dụng paracetamol cho người suy gan, suy thận, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng mạn tính hoặc bị mất nước. Tránh dùng liều cao, dùng kéo dài cho người suy gan.
Thận trọng khi sử dụng paracetamol cho người bệnh có thiếu máu từ trước.
Tránh uống rượu khi dùng thuốc.
Thuốc có chứa paracetamol, không được dùng cùng lúc với bất kỳ thuốc nào khác có chứa paracetamol.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai : Chỉ dùng paracetamol khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú: Không thấy có tác dụng không mong muốn trên trẻ bú mẹ khi người mẹ dùng paracetamol.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa thấy thuốc có ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy.

8. Tác dụng không mong muốn

Khi sử dụng thuốc Paracetamol 500mg Mekophar, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Ít gặp
Da: Ban.
Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn.
Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp
Da: Hội chứng Steven - Jonhson, hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

9. Tương tác với các thuốc khác

Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.
Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.
Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.
Dùng đồng thời isoniazid với paracetamol có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật; Tuy vậy, người bệnh phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
Probenecid có thể làm giảm đào thải paracetamol và làm tăng nửa đời trong huyết tương của paracetamol.

10. Dược lý

Dược lực học
Paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin. Tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.
Động lực học
Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa.
Phân bố: Paracetamol phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.
Chuyển hóa: Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan theo hai con đường chuyển hóa chính: Liên hợp acid glucoronic và acid sulfuric. Hai con đường chuyển hóa chính này nhanh chóng bão hòa paracetamol ở liều cao hơn liều điều trị. Ngoài ra, một lượng nhỏ paracetamol chuyển hóa theo con đường khác, được xúc tác bởi cytochrome P450, dẫn đến sự hình thành chất trung gian (N-acetyl-p-benzoquinoneimine).
Trong điều kiện sử dụng bình thường, N-acetyl-p-benzoquinoneimine được giải độc nhanh chóng bởi glutathione và thải trừ qua nước tiểu, sau khi liên hợp với cysteine ​​và mercaptopuric axit. Ngược lại, khi nhiễm độc lớn, số lượng của chất chuyển hóa độc hại này sẽ tăng lên.
Thải trừ: Sau liều điều trị, có thể tìm thấy 90 - 100% thuốc trong nước tiểu trong ngày thứ nhất, chủ yếu sau khi liên hợp trong gan với acid glucuronic (khoảng 60%), acid sulfuric (khoảng 35%) hoặc cystein (khoảng 3%); cũng phát hiện thấy một lượng nhỏ những chất chuyển hóa hydroxyl - hoá và khử acetyl. Trẻ nhỏ ít khả năng glucuro liên hợp với thuốc hơn so với người lớn.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Quá liều paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ: 7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong. Biểu hiện của quá liều paracetamol: Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 - 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc.
Cách xử trí:
Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất là trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Liệu pháp giải độc chính là dùng những hoạt chất sulfhydryl, tác động một phần có thể do bổ sung dự trữ glutathion ở gan.
Ngoài ra có thể dùng methionin, than hoạt và/hoặc chất tẩy muối.

12. Bảo quản

Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Để xa tầm tay trẻ em.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(6 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.3/5.0

2
4
0
0
0