Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của SNAPCEF
Hoạt chất:
Kẽm Gluconate 56mg (tương ứng Kẽm 8mg)
Tá dược:
Đường trắng, PEG 6000, Carboxymethyl cellulose, Natri bezoat, Ethanol 96%, phẩm màu Ponceau, Hương dâu, Nước cất vđ 5ml
Kẽm Gluconate 56mg (tương ứng Kẽm 8mg)
Tá dược:
Đường trắng, PEG 6000, Carboxymethyl cellulose, Natri bezoat, Ethanol 96%, phẩm màu Ponceau, Hương dâu, Nước cất vđ 5ml
2. Công dụng của SNAPCEF
- Uống kết hợp với các dung dịch bù nước và điện giải trong phác đồ điều trị tiêu chảy kéo dài (theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế thế giới WHO).
- Bổ sung Kẽm vào chế độ ăn hằng ngày, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Phòng ngừa và điều trị các trường hợp thiếu kẽm: trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó ngủ, khóc đêm, nhiễm trùng tái diễn ở da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, khô da, da đầu chỉ dày sừng, hói, loạn dưỡng móng (móng nhăn, có vệt trắng, chậm mọc), vết thương chậm lành, khô mắt, loét giác mạc, quáng gà.
- Phụ nữ mang thai (thường bị nôn) và bà mẹ đang cho con bú, người có chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc ăn kiêng, người phải nuôi ăn lâu dài qua đường tĩnh mạch.
- Bổ sung Kẽm vào chế độ ăn hằng ngày, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Phòng ngừa và điều trị các trường hợp thiếu kẽm: trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó ngủ, khóc đêm, nhiễm trùng tái diễn ở da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, khô da, da đầu chỉ dày sừng, hói, loạn dưỡng móng (móng nhăn, có vệt trắng, chậm mọc), vết thương chậm lành, khô mắt, loét giác mạc, quáng gà.
- Phụ nữ mang thai (thường bị nôn) và bà mẹ đang cho con bú, người có chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc ăn kiêng, người phải nuôi ăn lâu dài qua đường tĩnh mạch.
3. Liều lượng và cách dùng của SNAPCEF
Cách dùng
Uống sau bữa ăn.
Liều dùng
Bổ sung kẽm, phòng ngừa và điều trị các trường hợp thiếu kẽm: Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, phụ nữ mang thai (thường bị nôn) và bà mẹ đang cho con bú, người có chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc ăn kiêng. Dùng liên tục trong 2 đến 3 tháng. Trẻ em dưới 6 tuổi: Dùng 2 - 3ml siro/ngày.
Trẻ trên 6 tuổi và người lớn: Dùng 5ml siro/ngày. Uống kết hợp với các dung dịch bù nước và điện giải trong phác đồ điều trị tiêu chảy kéo dài: Dùng liên tục trong 14 ngày. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Dùng 5ml siro/ngày. Trẻ trên 6 tháng tuổi và trẻ lớn: Dùng 10ml siro/ngày. Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Uống sau bữa ăn.
Liều dùng
Bổ sung kẽm, phòng ngừa và điều trị các trường hợp thiếu kẽm: Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng, phụ nữ mang thai (thường bị nôn) và bà mẹ đang cho con bú, người có chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc ăn kiêng. Dùng liên tục trong 2 đến 3 tháng. Trẻ em dưới 6 tuổi: Dùng 2 - 3ml siro/ngày.
Trẻ trên 6 tuổi và người lớn: Dùng 5ml siro/ngày. Uống kết hợp với các dung dịch bù nước và điện giải trong phác đồ điều trị tiêu chảy kéo dài: Dùng liên tục trong 14 ngày. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Dùng 5ml siro/ngày. Trẻ trên 6 tháng tuổi và trẻ lớn: Dùng 10ml siro/ngày. Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
4. Chống chỉ định khi dùng SNAPCEF
Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
5. Thận trọng khi dùng SNAPCEF
Thận trọng khi dùng siro kẽm trong giai đoạn loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tính.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Dùng được.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa ghi nhận.
8. Tác dụng không mong muốn
Cảm giác khó chịu ở dạ dày có thể xảy ra nhưng hiếm, và giảm dần sau vài ngày dùng thuốc.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Tetracyclin, ciprofloxacin, các chế phẩm có chứa sắt, đồng làm giảm hấp thu Kẽm.
10. Dược lý
- Kẽm là khoáng chất thiết yếu tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Cơ thể người chứa khoảng 2 - 3g Kẽm có trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch cầu và tinh hoàn.
- Kẽm kích thích hoạt động của rất nhiều enzym là những chất xúc tác các phản ứng sinh hoá trong cơ thể.
- Kẽm cần thiết cho một hệ thống miễn dịch lành mạnh, có khả năng chống nhiễm trùng và phòng ngừa cảm cúm.
- Kẽm giúp làm mau lành các vết thương, kích thích sự phát triển của các tế bào mới, phục hồi các tế bào đã bị các gốc tự do làm tổn thương. Kẽm cũng cần thiết cho sự tổng hợp DNA, kích thích sự chuyển hóa của Vitamin A, kích thích sự hoạt động của thị giác và của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, Kẽm còn hỗ trợ cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ, suốt thời kỳ thơ ấu và thiếu niên.
-Tiêu chảy kéo dài làm mất đi một lượng Kẽm đáng kể. Việc giảm Kẽm trong cơ thể làm chậm quá trình tái tạo và phục hồi về cấu tạo và chức năng tế bào niêm mạc ruột dẫn đến kéo dài thời gian tiêu chảy. Vì vậy việc bổ sung Kẽm có khả năng làm giảm tiêu chảy ở người tiêu chảy kéo dài.
- Kẽm kích thích hoạt động của rất nhiều enzym là những chất xúc tác các phản ứng sinh hoá trong cơ thể.
- Kẽm cần thiết cho một hệ thống miễn dịch lành mạnh, có khả năng chống nhiễm trùng và phòng ngừa cảm cúm.
- Kẽm giúp làm mau lành các vết thương, kích thích sự phát triển của các tế bào mới, phục hồi các tế bào đã bị các gốc tự do làm tổn thương. Kẽm cũng cần thiết cho sự tổng hợp DNA, kích thích sự chuyển hóa của Vitamin A, kích thích sự hoạt động của thị giác và của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, Kẽm còn hỗ trợ cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ, suốt thời kỳ thơ ấu và thiếu niên.
-Tiêu chảy kéo dài làm mất đi một lượng Kẽm đáng kể. Việc giảm Kẽm trong cơ thể làm chậm quá trình tái tạo và phục hồi về cấu tạo và chức năng tế bào niêm mạc ruột dẫn đến kéo dài thời gian tiêu chảy. Vì vậy việc bổ sung Kẽm có khả năng làm giảm tiêu chảy ở người tiêu chảy kéo dài.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Bổ sung Kẽm liều cao dài ngày có thể gây thiếu hụt đồng, thiếu máu, giảm bạch cầu. Nồng độ Kẽm trong huyết thanh có thể giảm bằng cách sử dụng một loại thuốc chelating như sodium calcium edetate.
12. Bảo quản
Nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.