lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Siro ho, long đờm Brady Syrup 2mg/5ml hộp 1 lọ 60ml

Siro ho, long đờm Brady Syrup 2mg/5ml hộp 1 lọ 60ml

Danh mục:Thuốc trị ho, long đờm
Thuốc cần kê toa:Không
Dạng bào chế:Dung dịch uống
Số đăng ký:VN-21765-19
Nước sản xuất:Thái Lan
Hạn dùng:Xem trên bao bì sản phẩm
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Brady Syrup 2mg/5ml

Mỗi 5ml thuốc Brady Syrup 2mg/5ml có chứa:
– Brompheniramin maleat 2mg.
– Tá dược vừa đủ 5ml.

2. Công dụng của Brady Syrup 2mg/5ml

Thuốc được dùng với mục đích sau:
– Cải thiện tình trạng chảy nước mắt, hắt hơi, ngứa mũi hoặc họng, sổ mũi do viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng đường hô hấp khác.
– Giảm tạm thời triệu chứng sổ mũi do cảm lạnh thông thường, phù mạch nhẹ, không biến chứng và nổi mày đay.

3. Liều lượng và cách dùng của Brady Syrup 2mg/5ml

Cách sử dụng:
– Sử dụng đường uống.
– Đối với trẻ nhỏ, để định liều được chính xác nên sử dụng xilanh.
Liều dùng: Theo chỉ định của bác sĩ hoặc tham khảo liều như sau: ngày uống 3 lần.
– Trẻ em từ 1-2 tuổi: 1,25ml/lần.
– Trẻ em từ 3-6 tuổi: 2,5ml/lần.
– Trẻ em từ 7-12 tuổi: 5ml/lần.
– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10ml/lần.

4. Chống chỉ định khi dùng Brady Syrup 2mg/5ml

Thuốc Brady Syrup 2mg/5ml không được sử dụng cho những trường hợp sau:
– Tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào trong công thức.
– Trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng.
– Loét dạ dày.
– Glaucoma góc hẹp.
– Hen.
– Đang sử dụng IMAO trong vòng 2 tuần gần đây.

5. Thận trọng khi dùng Brady Syrup 2mg/5ml

– Phụ nữ có thai: Cần cân nhắc giữa lợi ích/nguy cơ và phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc
– Phụ nữ cho con bú: Brompheniramine có thể truyền qua sữa mẹ và có thể gây hại cho em bé bú. Thuốc kháng histamine cũng có thể làm chậm sản xuất sữa mẹ
– Nếu bỏ lỡ một liều: Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu đã gần tới giờ uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đó và tiếp tục lịch trình dùng thuốc theo chỉ dẫn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bỏ lỡ.
Brompheniramine có thể tương tác với các thuốc khác, ví dụ như amoxicillin, Ciprofloxacin...cần hỏi bác sĩ để tránh tưng tác thuốc bất lợi

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

– Phụ nữ mang thai: Nghiên cứu trên động vật không cho thấy nguy cơ gây quái thai. Chưa có nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát tốt ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên đã có báo cáo về dị tật khi người mẹ tiếp xúc với Brompheniramin. Thận trọng khi dùng cho đối tượng này, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.
– Bà mẹ cho con bú: chưa biết thuốc có bài xuất sữa mẹ hay không. Nhưng hoạt chất nhóm đối kháng H1 gây rối loạn giấc ngủ, quấy khóc, buồn ngủ ở trẻ bú mẹ đã được ghi nhận. Cân nhắc ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

– Nguy cơ buồn ngủ, chóng mặt đã được báo cáo, do đó không nên lái xe, vận hành máy móc trong thời gian sử dụng.

8. Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng phụ đã được báo cáo trên lâm sàng như sau:
– Liên quan đến ức chế thần kinh trung ương như buồn ngủ từ nhẹ đến sâu, đau đầu, chóng mặt, uể oải, suy giảm chú ý.
– Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn, nổi ban, rối loạn giấc ngủ, hội chứng ngoại tháp, hạ huyết áp,…
Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được xử lý kịp thời.

9. Tương tác với các thuốc khác

Một số tương tác đã được báo cáo, bao gồm:
– Thuốc ức chế Enzym monoamin oxidase (IMAO), thuốc chống trầm cảm 3 vòng: nguy cơ kéo dài, tăng tác dụng kháng Cholin của Brompheniramin.
– Hiệp đồng tác dụng khi phối hợp với rượu, thuốc úc chế thần kinh trung ương, Barbiturat.
– Tương kỵ với Lotalamat, Amidotrizoat, Adipiodon.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải.

10. Dược lý

Dược lực học
– Bromhexine hydroclorid là chất có tác dụng long đờm. Do hoạt hóa tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi acid mucopolysaccharid nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn. Giúp đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.
– Bromhexine ức chế thụ thể serine serine 2 xuyên màng (TMPRSS2) ở người. Việc kích hoạt TMPRSS2 đóng một vai trò quan trọng trong các bệnh hô hấp do virus như cúm A và Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS).
– Sự ức chế kích hoạt thụ thể và sự xâm nhập của virus bằng bromhexine có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh đường hô hấp khác nhau, bao gồm COVID-19.
– Nghiên cứu in vitro cho thấy tác dụng của ambroxol (một chất chuyển hóa của bromhexine) trên thụ thể enzym angiogensin 2 (ACE2), ngăn cản sự xâm nhập của glycoprotein ở vỏ ngoài của virus SARS-Cov-2 vào tế bào phế nang hoặc làm tăng tiết chất hoạt động bề mặt, ngăn cản sự xâm nhập của virus.
– Khi uống, thường phải sau 2 - 3 ngày mới có tác dụng trên lâm sàng, nhưng nếu tiêm, chỉ sau khoảng 15 phút.
– Bromhexine đã được uống liều 16 mg/lần, 3 lần/ngày hoặc dùng tại chỗ để điều trị hội chứng mắt khô kèm sản xuất dịch nhày bất thường (hội chứng Sjögren’s), nhưng kết quả không ổn định, chưa rõ, nên tác dụng này ít được áp dụng.
Động lực học
– Hấp thu: Bromhexine hydroclorid hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, do chuyển hóa bước đầu ở gan rất mạnh nên sinh khả dụng khi uống chỉ đạt khoảng 20 %.Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của bromhexine hydroclorid. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống, từ 1/2 giờ đến 1 giờ.
– Phân bố: Bromhexine hydroclorid phân bố rất rộng rãi vào các mô của cơ thể. Thuốc liên kết rất mạnh (95 - 99%) với protein huyết tương. Khi tiêm tĩnh mạch, thể tích phân bố của thuốc là 7 lít/kg. Bromhexine qua được hàng rào máu não và một lượng nhỏ qua được nhau thai.
– Chuyển hóa: Bromhexine chuyển hóa chủ yếu ở gan. Đã phát hiện được ít nhất 10 chất chuyển hóa trong huyết tương, trong đó, có chất ambrosol là chất chuyển hóa vẫn còn hoạt tính. Ambroxol là một chất chuyển hóa của bromhexine.
– Thải trừ: Khoảng 85 - 90% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu là dưới dạng các chất chuyển hoá, ở dạng liên hợp sulfo hoặc glucuro và một lượng nhỏ được thải trừ nguyên dạng. Bromhexine được thải trừ rất ít qua phân, chỉ khoảng dưới 4%. Thời gian bán thải của thuốc ở pha cuối là 13 - 40 giờ tuỳ theo từng cá thể.

11. Quá liều và xử trí quá liều

– Khi quên liều:
+ Dùng liều đó ngay khi nhớ ra.
+ Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo như dự định.
+ Không uống gấp đôi liều.
– Khi quá liều:
+ Triệu chứng: chóng mặt, hạ huyết áp, nhất là ở người cao tuổi. Ngoài ra còn gây kích thích hoặc ức chế hệ thần kinh trung ương, khô miệng, đỏ mặt, đồng tử mắt bất động và giãn ra, ảo giác, rối loạn dạ dày, co giật thậm chí tử vong, đặc biệt ở trẻ em.
+ Nếu lỡ dùng quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.

12. Bảo quản

Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Để xa tầm tay trẻ em.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(9 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.8/5.0

7
2
0
0
0