Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của A.T Calmax 500
Mỗi ống 10ml dung dịch có chứa:
Calcium lactate 500mg
Tá dược: Acid citric, Sucralose, Sorbitol 70%, Methyl paraben, Propyl paraben, Hương cam, Màu vàng tartrazin, Sucrose, Propylen glycol, PEG 6000, Nước tinh khiết vừa đủ 10ml
Calcium lactate 500mg
Tá dược: Acid citric, Sucralose, Sorbitol 70%, Methyl paraben, Propyl paraben, Hương cam, Màu vàng tartrazin, Sucrose, Propylen glycol, PEG 6000, Nước tinh khiết vừa đủ 10ml
2. Công dụng của A.T Calmax 500
Tăng nhu cầu calci ở phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ trong giai đoạn tăng trưởng nhanh (thiếu niên, tuổi dậy thì),
Chứng loãng xương ở người lớn tuổi, sau mãn kinh, hay điều trị bằng corticoid.
Tình trạng thiếu calci.
Suy tuyến cận giáp
Chứng loãng xương ở người lớn tuổi, sau mãn kinh, hay điều trị bằng corticoid.
Tình trạng thiếu calci.
Suy tuyến cận giáp
3. Liều lượng và cách dùng của A.T Calmax 500
Cách dùng:
Dùng đường uống.
Liều dùng:
Trẻ em dưới 1 tuổi: tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ
Trẻ em trên 3 tuổi: 1/2 – 1 ống/ ngày.
Người lớn: 1 ống mỗi ngày.
Phụ nữ có thai (3 tháng cuối thai kỳ): 2-3 ống mỗi ngày
Phụ nữ đang cho con bú: 2-3 ống môi ngày
Dùng đường uống.
Liều dùng:
Trẻ em dưới 1 tuổi: tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ
Trẻ em trên 3 tuổi: 1/2 – 1 ống/ ngày.
Người lớn: 1 ống mỗi ngày.
Phụ nữ có thai (3 tháng cuối thai kỳ): 2-3 ống mỗi ngày
Phụ nữ đang cho con bú: 2-3 ống môi ngày
4. Chống chỉ định khi dùng A.T Calmax 500
Quá mẫn với thành phần thuốc.
Bệnh thận nặng, tăng calci huyết và tăng calci niệu (thừa vitamin D, cường cận giáp, suy thận nặng, loãng xương do bất động, các khối u gây mất calci như ung thư máu hay ung thư xương di căn), bệnh sỏi calci
Không dùng cho bệnh nhân đang điều trị bằng glucosid tim như digoxin.
Đang dùng digitalis.
Bệnh thận nặng, tăng calci huyết và tăng calci niệu (thừa vitamin D, cường cận giáp, suy thận nặng, loãng xương do bất động, các khối u gây mất calci như ung thư máu hay ung thư xương di căn), bệnh sỏi calci
Không dùng cho bệnh nhân đang điều trị bằng glucosid tim như digoxin.
Đang dùng digitalis.
5. Thận trọng khi dùng A.T Calmax 500
Bệnh nhân đái tháo đường hay phải theo chế độ ăn kiêng nên lưu ý lượng đường trong chế phẩm
Cần theo dõi nồng độ calci trong máu và trong nước tiểu trong trường hợp sử dụng calci liều cao, đặc biệt là ở trẻ em. Cần ngưng thuốc ngay lập tức khi nồng độ calci trong máu vượt qua 2,625 – 2,75 mmol/l (105-110 mg./l) hoặc nồng độ calci trong nước tiểu vượt quá 5mg/kg.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em bị hạ kali máu vì nồng độ calci huyết thanh cao có thể làm giảm nồng độ kali huyết thanh.
Không dùng kèm chế phẩm bổ sung calci khác như viên Multivitamin và khoáng chất.
Thận trọng cho bệnh nhân suy thận, bệnh tim, bệnh sarcoid.
Cần theo dõi nồng độ calci trong máu và trong nước tiểu trong trường hợp sử dụng calci liều cao, đặc biệt là ở trẻ em. Cần ngưng thuốc ngay lập tức khi nồng độ calci trong máu vượt qua 2,625 – 2,75 mmol/l (105-110 mg./l) hoặc nồng độ calci trong nước tiểu vượt quá 5mg/kg.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em bị hạ kali máu vì nồng độ calci huyết thanh cao có thể làm giảm nồng độ kali huyết thanh.
Không dùng kèm chế phẩm bổ sung calci khác như viên Multivitamin và khoáng chất.
Thận trọng cho bệnh nhân suy thận, bệnh tim, bệnh sarcoid.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai:
Thuốc sử dụng được cho phụ nữ có thai theo nhu cầu hàng ngày của đối tượng này (xem thêm về nhu cầu hàng ngày trong mục Dược lý và cơ chế tác dụng)
Thời kỳ cho con bú:
Thuốc sử dụng được cho phụ nữ cho con bú theo nhu cầu hàng ngày của đối tượng này (xem thêm về nhu cầu hàng ngày trong mục Dược lý và cơ chế tác dụng)
Thuốc sử dụng được cho phụ nữ có thai theo nhu cầu hàng ngày của đối tượng này (xem thêm về nhu cầu hàng ngày trong mục Dược lý và cơ chế tác dụng)
Thời kỳ cho con bú:
Thuốc sử dụng được cho phụ nữ cho con bú theo nhu cầu hàng ngày của đối tượng này (xem thêm về nhu cầu hàng ngày trong mục Dược lý và cơ chế tác dụng)
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
Nôn mửa, đầy bụng hoặc táo bón.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Tăng calci máu nhẹ thường dễ dàng kiểm soát được bằng cách giảm lượng calci đưa vào cơ thể (giảm liều hoặc ngừng bổ sung calci); các trường hợp tăng calci máu nặng có thể cần phải điều trị đặc hiệu (ví dụ như thấm tách máu).
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Tăng calci máu nhẹ thường dễ dàng kiểm soát được bằng cách giảm lượng calci đưa vào cơ thể (giảm liều hoặc ngừng bổ sung calci); các trường hợp tăng calci máu nặng có thể cần phải điều trị đặc hiệu (ví dụ như thấm tách máu).
9. Tương tác với các thuốc khác
Calci có thể làm giảm khả năng hấp thu của thuốc doxycyclin, Tetracycline hay norfluoxacin, do đó nếu dùng đồng thời các chế phẩm này thì dùng cách xa khoảng 3 giờ.
Dùng đồng thời với vitamin D làm tăng khả năng hấp thu Calci.
Các loại thức ăn như rau, ngũ cốc, sữa, và các sản phẩm từ sữa làm giảm khả năng hấp thu calci ở đường tiêu hóa.
Ở những bệnh nhân đang dùng Digitalis, uống calci với liều cao có thể làm tăng độ tính với tim.
Sử dụng chung với thuốc chẹn anpha – adrenergic trị tăng huyết áp có thể gây hạ huyết áp quá mức.
Không nên dùng cùng lúc với thuốc lợi tiểu thiazid có thể làm tăng calci huyết.
Dùng đồng thời với vitamin D làm tăng khả năng hấp thu Calci.
Các loại thức ăn như rau, ngũ cốc, sữa, và các sản phẩm từ sữa làm giảm khả năng hấp thu calci ở đường tiêu hóa.
Ở những bệnh nhân đang dùng Digitalis, uống calci với liều cao có thể làm tăng độ tính với tim.
Sử dụng chung với thuốc chẹn anpha – adrenergic trị tăng huyết áp có thể gây hạ huyết áp quá mức.
Không nên dùng cùng lúc với thuốc lợi tiểu thiazid có thể làm tăng calci huyết.
10. Dược lý
Bổ sung calci ở những bệnh nhân thiếu calci như phụ nữ có thai và cho con bú,người loãng xương, người bị giảm hấp thu sau cắt dạ dày, nhuyễn xương và còi xường
Cơ chế tác dụng:
Xương là một mô động, trong đó diễn ra quá trình tiêu và tạo xương. Hàng năm một phần xương tái tạo lại. Tạo xương nhanh hơn tiêu xương ở trẻ đang lớn, cân bằng ở người trưởng thành khỏe mạnh và chậm lại ở người sau mãn kinh và người cao tuổi ở cả hai giới. Tỷ lệ tái tạo xương đặc (vỏ xương) có thể cao tới 50% hàng năm ở trẻ em và khoảng 5% hàng năm ở người trưởng thành; tái tạo xương xốp gấp khoảng 5 lần tái tạo xương đặc ở người trưởng thành. Ngoài chức năng đỡ cơ thể, bộ xương còn là nơi dự trữ calci. Tuy tập luyện và cung cấp calci có tác động đến khối lượng xương, hiện nay chưa rõ cung cấp calci ảnh hưởng tốt đến xương có phải do tập luyện không. Giảm estrogen lúc mãn kinh làm tăng mất calci ở xương, đặc biệt ở cột sống thắt lưng trong khoảng 5 năm; trong thời gian này, hàng năm mất calci ở xương khoảng 3%. Giảm nồng độ estrogen làm giảm hiệu quả hấp thu calci và làm tăng tốc độ quay vòng xương. Chưa biết tác dụng chính của estrogen đối với calci là ở xương hay ruột. Bổ sung calci cho phụ nữ tiền mãn kinh và thời kỳ đầu sau mãn kinh cho thấy tăng cung cấp calci không ngăn được mất xương xốp nhanh trong 5 năm đầu sau mãn kinh và nhu cầu cung cấp calci cho phụ nữ không tỏ ra thay đổi mạnh sau khi mãn kinh.
Trong huyết tương người, nồng độ calci vào khoảng 8,5 mg đến 10,4 mg/dl (2,1 – 2,6 mmol/lít) trong đó khoảng 45% gắn với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và khoảng 10% phức hợp với các chất đệm anionic (như citrat và phosphat). Phần còn lại là calci ion hóa (Ca++).
Ca++ rất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, bảo toàn màng và tham gia vào quá trình đông máu. Ca2+ còn giúp chức năng truyền tin thứ cấp cho hoạt động của nhiều hormon.
Trên hệ tim mạch: ion calci rất cần thiết cho kích thích và co bóp cơ tim cũng như cho sự dẫn truyền xung điện trên một số vùng của cơ tim đặc biệt qua nút nhĩ thất. Sự khử cực của các sợi cơ tim mở các kênh Ca++ điều chỉnh điện thế và gây một dòng Ca++ chậm đi vào, trong thời gian tác dụng của điện thế cao nguyên. Dòng Ca2+ này cho phép thấm thấu một lượng ion calci đủ để kích thích giải phóng thêm ion calci từ lưới cơ tương, vì vậy gây co cơ. Trên hệ thần kinh cơ: ion calci đóng vai trò quan trọng trong kích thích và co bóp cơ. Sự kích thích co cơ của ion calci xảy ra khi được giải phóng khỏi lưới cơ tương. Ion calci giải phóng kích thích co cơ bởi ion calci gắn với troponin, làm mất sự ức chế troponin trên tương tác actin-myosin. Sự giãn cơ xảy ra khi ion calci được đưa trở lại lưới cơ tương, phục hồi sự ức chế của troponin.
Cơ chế tác dụng:
Xương là một mô động, trong đó diễn ra quá trình tiêu và tạo xương. Hàng năm một phần xương tái tạo lại. Tạo xương nhanh hơn tiêu xương ở trẻ đang lớn, cân bằng ở người trưởng thành khỏe mạnh và chậm lại ở người sau mãn kinh và người cao tuổi ở cả hai giới. Tỷ lệ tái tạo xương đặc (vỏ xương) có thể cao tới 50% hàng năm ở trẻ em và khoảng 5% hàng năm ở người trưởng thành; tái tạo xương xốp gấp khoảng 5 lần tái tạo xương đặc ở người trưởng thành. Ngoài chức năng đỡ cơ thể, bộ xương còn là nơi dự trữ calci. Tuy tập luyện và cung cấp calci có tác động đến khối lượng xương, hiện nay chưa rõ cung cấp calci ảnh hưởng tốt đến xương có phải do tập luyện không. Giảm estrogen lúc mãn kinh làm tăng mất calci ở xương, đặc biệt ở cột sống thắt lưng trong khoảng 5 năm; trong thời gian này, hàng năm mất calci ở xương khoảng 3%. Giảm nồng độ estrogen làm giảm hiệu quả hấp thu calci và làm tăng tốc độ quay vòng xương. Chưa biết tác dụng chính của estrogen đối với calci là ở xương hay ruột. Bổ sung calci cho phụ nữ tiền mãn kinh và thời kỳ đầu sau mãn kinh cho thấy tăng cung cấp calci không ngăn được mất xương xốp nhanh trong 5 năm đầu sau mãn kinh và nhu cầu cung cấp calci cho phụ nữ không tỏ ra thay đổi mạnh sau khi mãn kinh.
Trong huyết tương người, nồng độ calci vào khoảng 8,5 mg đến 10,4 mg/dl (2,1 – 2,6 mmol/lít) trong đó khoảng 45% gắn với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và khoảng 10% phức hợp với các chất đệm anionic (như citrat và phosphat). Phần còn lại là calci ion hóa (Ca++).
Ca++ rất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: kích thích neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, bảo toàn màng và tham gia vào quá trình đông máu. Ca2+ còn giúp chức năng truyền tin thứ cấp cho hoạt động của nhiều hormon.
Trên hệ tim mạch: ion calci rất cần thiết cho kích thích và co bóp cơ tim cũng như cho sự dẫn truyền xung điện trên một số vùng của cơ tim đặc biệt qua nút nhĩ thất. Sự khử cực của các sợi cơ tim mở các kênh Ca++ điều chỉnh điện thế và gây một dòng Ca++ chậm đi vào, trong thời gian tác dụng của điện thế cao nguyên. Dòng Ca2+ này cho phép thấm thấu một lượng ion calci đủ để kích thích giải phóng thêm ion calci từ lưới cơ tương, vì vậy gây co cơ. Trên hệ thần kinh cơ: ion calci đóng vai trò quan trọng trong kích thích và co bóp cơ. Sự kích thích co cơ của ion calci xảy ra khi được giải phóng khỏi lưới cơ tương. Ion calci giải phóng kích thích co cơ bởi ion calci gắn với troponin, làm mất sự ức chế troponin trên tương tác actin-myosin. Sự giãn cơ xảy ra khi ion calci được đưa trở lại lưới cơ tương, phục hồi sự ức chế của troponin.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Khi nồng độ calci trong huyết thanh vượt quá 12 mg/dl (2,9 mmol/ lít) phải ngay lập tức dùng các biện pháp sau đây:
Bù nước bằng tiêm tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%. Làm lợi niệu bằng furosemid hoặc acid ethacrynic, nhằm làm hạ nhanh calci và tăng thải trừ natri khi dùng quá nhiều dung dịch natri clorid 0,9%.
Theo dõi nồng độ kali và magnesi trong máu để sớm bồi phụ, đề phòng biến chứng trong điều trị.
Theo dõi điện tâm đồ và có thể sử dụng các chất chẹn beta-adrenergic để phòng loạn nhịp tim nặng.
Có thể thấm tách máu, dùng calcitonin và adrenocorticoid trong điều trị.
Xác định nồng độ calci trong máu một cách đều đặn để có hướng dẫn điều chỉnh cho điều trị.
Bù nước bằng tiêm tĩnh mạch dung dịch natri clorid 0,9%. Làm lợi niệu bằng furosemid hoặc acid ethacrynic, nhằm làm hạ nhanh calci và tăng thải trừ natri khi dùng quá nhiều dung dịch natri clorid 0,9%.
Theo dõi nồng độ kali và magnesi trong máu để sớm bồi phụ, đề phòng biến chứng trong điều trị.
Theo dõi điện tâm đồ và có thể sử dụng các chất chẹn beta-adrenergic để phòng loạn nhịp tim nặng.
Có thể thấm tách máu, dùng calcitonin và adrenocorticoid trong điều trị.
Xác định nồng độ calci trong máu một cách đều đặn để có hướng dẫn điều chỉnh cho điều trị.
12. Bảo quản
Nơi khô thoáng, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.