Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của EmZinc 20mg
Mỗi viên nén phân tán không bao chứa:
Hoạt chất: Kẽm Acetate (tương đương Kẽm) 20mg
Tá dược: Crospovidone, Dibasic calcium phosphate, Cellulose vi tinh thể, Acesulfame Potassium, Trushil Anise RSNP, Sodium Bicarbonate, Colloidal Silicon Dioxide, Magnesium Stearate, Copovidone.
Hoạt chất: Kẽm Acetate (tương đương Kẽm) 20mg
Tá dược: Crospovidone, Dibasic calcium phosphate, Cellulose vi tinh thể, Acesulfame Potassium, Trushil Anise RSNP, Sodium Bicarbonate, Colloidal Silicon Dioxide, Magnesium Stearate, Copovidone.
2. Công dụng của EmZinc 20mg
- Điều trị tiêu chảy kết hợp với uống bù nước.
- Điều trị thiếu kẽm.
- Điều trị thiếu kẽm.
3. Liều lượng và cách dùng của EmZinc 20mg
Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của thầy thuốc.
Liều khuyến nghị kiểm soát tiêu chảy ờ trẻ em nhỏ hơn 6 tháng tuổi là 10mg nguyên tố kẽm một lần/ngày trong 10 - 14 ngày liên tục. Liều khuyến nghị kiểm soát tiêu chảy ở trẻ em lớn hơn 6 tháng tuổi là 20mg nguyên tố kẽm một lần/ngày trong 10 - 14 ngày liên tục.
Liều khuyến nghị kiểm soát tiêu chảy ờ trẻ em nhỏ hơn 6 tháng tuổi là 10mg nguyên tố kẽm một lần/ngày trong 10 - 14 ngày liên tục. Liều khuyến nghị kiểm soát tiêu chảy ở trẻ em lớn hơn 6 tháng tuổi là 20mg nguyên tố kẽm một lần/ngày trong 10 - 14 ngày liên tục.
4. Chống chỉ định khi dùng EmZinc 20mg
Viên nén Kẽm acetate chống chỉ định với bệnh nhân được biết quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức.
5. Thận trọng khi dùng EmZinc 20mg
Kẽm là một tác nhân kháng đồng và giống với tất cả các tác nhân kháng đồng khác khi tiến hành điều trị với kẽm acetate sẽ có nguy cơ thiếu đồng. Điều đó đặc biệt có hại cho trẻ em vì đồng cần thiết cho tăng trưởng bình thường và sự phát triển tinh thần.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Nghiên cứu thực hiện trên phụ nữ có thai không cho thấy rằng Kẽm acetate tăng nguy cơ bất thường ở thai nhi nếu dùng trong ba kỳ khi mang thai. Nếu thuốc này được dùng khi đang mang thai, khả năng có hại cho thai nhi rất nhỏ. Bởi vì các nghiên cứu không loại bỏ được khả năng gây nguy hại, tuy nhiên chỉ nên sử dụng Kẽm acetate trong khi mang thai khi thật sự cần thiết.
Phụ nữ cho con bú: Kẽm được bài tiết vào sữa mẹ và Kẽm gây thiếu Đồng ở trẻ bú mẹ có thể xảy ra. Vì vậy, nên tránh cho con bú trong khi điều trị với Kẽm acetate.
Phụ nữ cho con bú: Kẽm được bài tiết vào sữa mẹ và Kẽm gây thiếu Đồng ở trẻ bú mẹ có thể xảy ra. Vì vậy, nên tránh cho con bú trong khi điều trị với Kẽm acetate.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có nghiên cứu tác dụng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc được thực hiện.
8. Tác dụng không mong muốn
Ở liều khuyến nghị 10 mg/ngày ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và 20mg/ngày ở trẻ lớn hơn 6 tháng, không có báo cáo về ảnh hưởng xấu hoặc tác dụng phụ của Kẽm khi dùng riêng hoặc dùng chung với vitamin hoặc muối bù nước ở bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng hoặc những người nhiễm vi rút do suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, quá liều Kẽm có thể gây thiếu Đồng.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
- Thuốc khác: Sự hấp thu của Kẽm có thể bị giảm bởi thuốc bổ sung sắt và Canxi tetracycline và các hợp chất chứa phospho, trong khi đo Kẽm có thể làm giảm hấp thu sắt, tetracycline, fluoroquinolone.
- Thực phẩm: Nghiên cứu dùng đồng thời Kẽm với thức ăn đựợc thực hiện ở người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy thức ăn làm chậm hấp thu Kẽm (bao gồm bánh mì, trứng luộc, cà phê và sữa). Những hợp chất trong thực phẩm, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và có xơ, bám vào Kẽm và ngăn không cho nó vào tế bào ruột. Tuy nhiên, protein dường như cản trở ít nhất.
- Thực phẩm: Nghiên cứu dùng đồng thời Kẽm với thức ăn đựợc thực hiện ở người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy thức ăn làm chậm hấp thu Kẽm (bao gồm bánh mì, trứng luộc, cà phê và sữa). Những hợp chất trong thực phẩm, đặc biệt là thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và có xơ, bám vào Kẽm và ngăn không cho nó vào tế bào ruột. Tuy nhiên, protein dường như cản trở ít nhất.
10. Dược lý
Kẽm là một vi chất dinh dưỡng hiện diện rộng rãi trong cơ thể người, và nó liên quan đến nhiều quá trình trao đổi chất, chức năng miễn dịch, và dinh dưỡng nịêm mạc. Kẽm làm giảm bài tiết ion, tổng hợp nitric oxide và cải thiện ăn ngon, hấp thu, tái tạo tế bào ruột non, phục hồi men ruột và tính thấm của ruột, dịch cơ thể và tế bào miễn dịch. Sự tổn thương do các chất oxi hóa tạo ra từ các gốc tự do, nitric oxide (NO), chịu trách nhiệm về một số hội chứng kém hấp thu ở ruột và tiêu chảy. Ở điều kiện sinh lý hoặc kích thích nhẹ sự tổng hợp NO, đặc tính của ruột non sẽ ở trạng thái hấp thu tốt nhất. Tuy nhiên, nếu sản xuất nhiều NO sẽ đẩy mạnh hình thành nucleotide vòng mà nó gây ra sự đào thải và kém hấp thu. Các nghiên cứu cho thấy phức kẽm chelate hòa tan có thể điều chỉnh tác dụng gây tăng NO ở ruột non. Các nghiên cứụ gần đây cho thấy Kẽm có tác dụng chặn kênh K của adenosine 3',5' - cyclic monophosphate - điều hòa sự tiết clor, nhưng có thể không ảnh hưởng đến Ca2+ và guanosinẹ 3',5' - cyclic monophosphate - điều hòa sự tiết clor. Kẽm được công nhận là một chất chống oxi tiềm năng đối với các tác động tức thì và lâu dài.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Quá liều đường uống cấp tính với muối Kẽm vô cơ ở người được báo cáo hiếm khi xảy ra. Trong trường hợp quá liều, Kẽm chưa đựợc hấp thu nên loại bỏ khỏi dạ dày bằng cách rửa dạ dày càng nhanh càng tốt. Nên đo mức huyết tương của Kẽm, điều trị bằng cách tạo phức chelat với kim loại nặng nên được xem xét nếu mức huyết tương của Kẽm được nâng cao rõ ràng (>1000pg/dl). Ngoài ra, nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào của nhiễm độc nên được điều trị khi có chỉ định lâm sàng.
12. Bảo quản
Bảo quản nơi khô và tối, dưới 25°C. Tránh xa tầm tay của trẻ em.