lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc bôi da Maica  lọ 8ml

Thuốc bôi da Maica lọ 8ml

Danh mục:Thuốc kháng nấm
Thuốc cần kê toa:Không
Hoạt chất:Acid boric, Xanh methylen, Glycerin
Dạng bào chế:Dung dịch bôi
Công dụng:

Điều trị ghẻ, viêm ngứa da, lang ben, nấm tóc, nấm móng, lở ngứa chân tay, thối móng do tiếp xúc thường với nước,...

Thương hiệu:DP Việt Phúc
Số đăng ký:VD-0298-06
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Dược sĩDược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Maica

Acid boric: 800 mg, Xanh Methylen: 0,1 mg, Glycerin: 9,092 g

2. Công dụng của Maica

Các bệnh nhiễm trùng da : ghẻ, viêm ngứa da, vết trầy gãi nhiễm trùng, vết nhiễm trùng do tiếp xúc.
Các bệnh nấm da: Bệnh lang ben, nấm tóc, nấm móng, herpes vòng ...
Bệnh vi nấm da bội nhiễm vi trùng : lở ngứa chân tay, thối móng do tiếp xúc thường với nước...

3. Liều lượng và cách dùng của Maica

Theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
Thông thường, sau khi rửa sạch da, thoa nhẹ một lớp thuốc mỏng, ngày 1 đến 2 lần.
Các bệnh vi nấm da: Thời gian điều trị trung bình bệnh lang ben 10 ngày và các bệnh vi nấm da khác từ 4 đến 6 tuần.

4. Chống chỉ định khi dùng Maica

Mẫn cảm đối với một trong những thành phần của thuốc.

5. Thận trọng khi dùng Maica

Không bôi nhiều lần trên một diện tích da rộng. Không bôi lượng lớn thuốc lên các vết thương, vết bỏng, da bị mài mòn, da bị lột. Đã có trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong sau khi dùng tại chỗ một lượng lớn acid boric (dạng bột thuốc mỡ, dung dịch).
Nguy cơ nhiễm độc toàn thân do bôi tại chỗ tùy thuộc nồng độ, thời gian dùng thuốc và tuổi người bệnh. Thận trọng với trẻ em, vì dễ nhạy cảm hơn người lớn. Không nên dùng acid boric cho trẻ dưới 2 tuổi.
Chế phẩm để dùng ngoài da thì không được bôi lên mắt.

6. Tác dụng không mong muốn

Bao gồm các phản ứng: nóng, ngứa, đau rát... do kích ứng hoặc dị ứng.
Thông báo cho bác sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sĩ.

7. Tương tác với các thuốc khác

Acid boric là một acid yếu, tương kỵ với các carbonat và hydroxyd kiềm, ở nồng độ gần bão hòa dung dịch acid boric tương kỵ với benzalkonium Clorid. Khi phối hợp acid boric với acid salicylic dung dịch acid boric tạo thành tủa boro salicylate.

8. Quá liều và xử trí quá liều

Triệu chứng: Khởi đầu buồn nôn, nôn, đau thượng vị, ỉa chảy rồi nổi ban da và tróc vảy sau 1 đến 2 ngày. Sau đó là triệu chứng thần kinh trung ương như đau đầu, lú lẫn tiếp theo là co giật. Hoại tử ống thận cấp có thể xảy ra với triệu chứng vô niệu hoặc thiểu niệu, tăng Natri máu, tăng Clo và Kali máu. Cuối cùng là sốt cao, giảm huyết áp, nhịp tim nhanh và sốc.
Điều trị: Chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ tăng cường. Nếu ngộ độc do uống và nếu người bệnh còn tỉnh, cẩn rửa dạ dày ngay bằng nước tím. Dùng than hoạt tính và thuốc tẩy xổ cũng có ích. Rửa sạch thuốc nếu có ở niêm mạc hoặc trên da. Dùng các dung dịch điện giải thích hợp. Có thể điều trị cơn co giật bằng benzodiazepin hoặc một barbiturat tác dụng ngắn. Có thể tăng thải trừ borat bằng thẩm tách máu, thẩm tách màng bụng và truyền máu thay thế.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(9 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.8/5.0

7
2
0
0
0