Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Gentameson
Mỗi tuýp kem thuốc có chứa:
Betamethason dipropionat.......6,4 mg
Clotrimazol............100mg
Gentamicin base.....10 mg
(dùng dưới dạng gentamicin Sulfat)
Tá dược: Emulsifying wax, Cetostearyl alcol, Vaselin, Dimethicon, Glycerin, Propylen glycol, Nipagin, Nipasol, Na EDTA, Tinh dầu Lavender, Nước tinh khiết vừa đủ .... 1 tuýp
Betamethason dipropionat.......6,4 mg
Clotrimazol............100mg
Gentamicin base.....10 mg
(dùng dưới dạng gentamicin Sulfat)
Tá dược: Emulsifying wax, Cetostearyl alcol, Vaselin, Dimethicon, Glycerin, Propylen glycol, Nipagin, Nipasol, Na EDTA, Tinh dầu Lavender, Nước tinh khiết vừa đủ .... 1 tuýp
2. Công dụng của Gentameson
Điều trị các tổn thương viêm ngoài da do dị ứng khi có nhiễm trùng thứ phát.
- Bệnh vảy nến, viêm da do tiếp xúc, viêm da thần kinh, chàm có hoặc không có bội nhiễm, viêm da do nắng, viêm ngứa vùng hậu môn sinh dục
- Hăn đỏ da ở nách, bẹn , mông, kẽ tay, kẽ chân.
-Viêm da do côn trùng cắn, chấy rận đốt.
-Nấm da và lang ben
- Bệnh vảy nến, viêm da do tiếp xúc, viêm da thần kinh, chàm có hoặc không có bội nhiễm, viêm da do nắng, viêm ngứa vùng hậu môn sinh dục
- Hăn đỏ da ở nách, bẹn , mông, kẽ tay, kẽ chân.
-Viêm da do côn trùng cắn, chấy rận đốt.
-Nấm da và lang ben
3. Liều lượng và cách dùng của Gentameson
Bôi một lớp mỏng kem thuốc lên vùng da bị bệnh, ngày 2 lần vào buổi sáng và tối cho đến khi tổn thương được cải thiện. Nếu không có cải thiện lâm sàng sau 3 đến 4 tuần nên ngừng thuốc và xem lại chẩn đoán.
4. Chống chỉ định khi dùng Gentameson
Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc: Corticosteroid, Clotrimazol, Gentamicin.
Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
5. Thận trọng khi dùng Gentameson
Nếu có hiện tượng không dung nạp tại chỗ phải ngưng điều trị.
Chỉ dùng ngoài da, không bôi lên mắt và vùng da quanh mắt, cần tránh dùng thuốc lên diện rộng, các vết thương hở hay vùng da bị tổn thương, không được dùng thuốc kéo dài ngày và băng kín vết thương, đặc biệt là ở trẻ em và trẻ sơ sinh.
Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, nên phối hợp điều trị với kháng sinh đường toàn thân.
Chỉ dùng ngoài da, không bôi lên mắt và vùng da quanh mắt, cần tránh dùng thuốc lên diện rộng, các vết thương hở hay vùng da bị tổn thương, không được dùng thuốc kéo dài ngày và băng kín vết thương, đặc biệt là ở trẻ em và trẻ sơ sinh.
Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, nên phối hợp điều trị với kháng sinh đường toàn thân.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng
8. Tác dụng không mong muốn
Tại chỗ: cảm giác nóng rát, ngứa, kích ứng, khô da, teo da, viêm nang lông, rậm lông, nổi ban dạng trứng cá, viêm da quanh miệng, viêm da dị ứng do tiếp xúc, lột da, nổi vân da.
Toàn thân: các rối loạn về nước và điện giải, cơ xương, tiêu hóa, da, thần kinh, nội tiết, mắt, chuyển hóa và tâm thần.
Toàn thân: các rối loạn về nước và điện giải, cơ xương, tiêu hóa, da, thần kinh, nội tiết, mắt, chuyển hóa và tâm thần.
9. Tương tác với các thuốc khác
- Với Paracetamol liều cao hoặc trường diễn sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc gan.
- Với các thuốc chống đái tháo đường uống hoặc insulin: có thể làm tăng nồng độ glucose huyết.
- Với glycosid digitalis: có thể làm tăng khả năng loạn nhịp tim hoặc độc tính của digitalis kèm với hạ kali huyết.
- Với Phenobarbiton, phenytoin, rifampicin hoặc ephedrin có thể làm tăng chuyển hóa và làm giảm tác dụng điều trị của Betamethason.
- Với các thuốc chống đông loại coumarin có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông.
- Với các thuốc gây độc cho thận bao gồm các aminoglycozid khác, vancomycin, một số thuốc họ cephalosporin hoặc với các thuốc tương đối độc với cơ quan thính giác như acid ethacrynic, furosemid.. sẽ làm tăng nguy cơ gây độc.
- Với các thuốc chống đái tháo đường uống hoặc insulin: có thể làm tăng nồng độ glucose huyết.
- Với glycosid digitalis: có thể làm tăng khả năng loạn nhịp tim hoặc độc tính của digitalis kèm với hạ kali huyết.
- Với Phenobarbiton, phenytoin, rifampicin hoặc ephedrin có thể làm tăng chuyển hóa và làm giảm tác dụng điều trị của Betamethason.
- Với các thuốc chống đông loại coumarin có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông.
- Với các thuốc gây độc cho thận bao gồm các aminoglycozid khác, vancomycin, một số thuốc họ cephalosporin hoặc với các thuốc tương đối độc với cơ quan thính giác như acid ethacrynic, furosemid.. sẽ làm tăng nguy cơ gây độc.
10. Dược lý
Thành phần Betamethasone:
Dược lực:
Betamethasone là một dẫn xuất tổng hợp của prednisolone.
Betamethasone là một corticosteroid thượng thận có tính kháng viêm. Betamethasone có khả năng kháng viêm mạnh, chống viêm khớp và kháng dị ứng, được dùng điều trị những rối loạn có đáp ứng với corticosteroid .
Là một glucocorticoide, Betamethasone gây hiệu quả chuyển hóa sâu rộng và khác nhau, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể đối với những tác nhân kích thích. Betamethasone có hoạt tính glucocorticoide cao và hoạt tính minéralocorticoide thấp.
Dược động học :
- Hấp thu: Betamethason dễ hấp thu qua đường tiêu hoá. Thuốc cũng dễ được hấp thụ khi dùng tại chỗ. Khi bôi, đặc biệt nếu băng kín hoặc khi da bị rách hoặc khi thụt trực tràng, có thể có 1 lượng betamethason được hấp thu đủ cho tác dụng toàn thân. Các dạng betamethason tan trong nước được dùng tiêm tĩnh mạch để cho đáp ứng nhanh, các dạng tan trong lipid tiêm bắp sẽ cho tácdụng kéo dài hơn.
- Phân bố: Betamethason phân bố nhanh chóng vào tất cả các mô trong cơ thể. Thuốc qua nhau thai và có thể bài xuất vào sữa mẹ với một lượng nhỏ. Trong tuần hoàn, betamethason liên kết rộng rãi với protein huyết tương chủ yếu là globulin còn với albumin thì ít hơn.
- Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá chậm, chủ yếu chuyển hoá ở gan nhưng cũng có cả ở thận và bài xuất vào nước tiểu.
- Thải trừ: Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Thành phần Clotrimazole
Dược lực:
Clotrimazole là một dẫn chất tổng hợp của imidazole và có cấu trúc hóa học gần giống với miconazole.
Dược động học :
Thuốc được phân bố ở da dưới dạng không chuyển hóa nồng độ giảm dần từ ngoài vào trong. Nồng độ tối đa ở tại lớp sừng hóa và thuốc hiện diện kéo dài tại các nang lông.
Sau khi bôi tại chỗ da lành hay da bị tổn thương, 0,1-0,5% thuốc được hấp thu nhưng không tìm thấy trong huyết thanh (nghĩa là nồng độ thuốc dưới 1ng/ml).
Nghiên cứu dùng thuốc bằng đường uống (là đường ít dùng trong thực tế điều trị) và đường bôi âm đạo cho thấy thuốc được chuyển hóa nhanh tại gan trước khi có ảnh hưởng toàn thân. 50% lượng clotrimazole và chuyển hóa chất của thuốc trong huyết thanh gắn với albumine huyết tương. Hàm lượng cả hai đạt đỉnh cao nhất trong vòng 2-6 giờ sau một liều uống. Nồng độ này giảm dần trong khi tiếp tục dùng thuốc. Clotrimazole ở liều uống thấp 7mg/kg/ngày kích thích khả năng oxy hóa của gan làm gia tăng sự chuyển hóa của chính nó. Thuốc được bài tiết chủ yếu qua đường mật và đường tiểu với chỉ 1% ở dạng hoạt động. Chưa rõ có bài tiết qua sữa mẹ hay có chuyển vận qua nhau thai hay không. Sau một liều uống, 10% được thải qua nước tiểu sau 24 giờ, 25% trong 6 ngày.
Dược lực:
Betamethasone là một dẫn xuất tổng hợp của prednisolone.
Betamethasone là một corticosteroid thượng thận có tính kháng viêm. Betamethasone có khả năng kháng viêm mạnh, chống viêm khớp và kháng dị ứng, được dùng điều trị những rối loạn có đáp ứng với corticosteroid .
Là một glucocorticoide, Betamethasone gây hiệu quả chuyển hóa sâu rộng và khác nhau, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể đối với những tác nhân kích thích. Betamethasone có hoạt tính glucocorticoide cao và hoạt tính minéralocorticoide thấp.
Dược động học :
- Hấp thu: Betamethason dễ hấp thu qua đường tiêu hoá. Thuốc cũng dễ được hấp thụ khi dùng tại chỗ. Khi bôi, đặc biệt nếu băng kín hoặc khi da bị rách hoặc khi thụt trực tràng, có thể có 1 lượng betamethason được hấp thu đủ cho tác dụng toàn thân. Các dạng betamethason tan trong nước được dùng tiêm tĩnh mạch để cho đáp ứng nhanh, các dạng tan trong lipid tiêm bắp sẽ cho tácdụng kéo dài hơn.
- Phân bố: Betamethason phân bố nhanh chóng vào tất cả các mô trong cơ thể. Thuốc qua nhau thai và có thể bài xuất vào sữa mẹ với một lượng nhỏ. Trong tuần hoàn, betamethason liên kết rộng rãi với protein huyết tương chủ yếu là globulin còn với albumin thì ít hơn.
- Chuyển hoá: Thuốc được chuyển hoá chậm, chủ yếu chuyển hoá ở gan nhưng cũng có cả ở thận và bài xuất vào nước tiểu.
- Thải trừ: Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Thành phần Clotrimazole
Dược lực:
Clotrimazole là một dẫn chất tổng hợp của imidazole và có cấu trúc hóa học gần giống với miconazole.
Dược động học :
Thuốc được phân bố ở da dưới dạng không chuyển hóa nồng độ giảm dần từ ngoài vào trong. Nồng độ tối đa ở tại lớp sừng hóa và thuốc hiện diện kéo dài tại các nang lông.
Sau khi bôi tại chỗ da lành hay da bị tổn thương, 0,1-0,5% thuốc được hấp thu nhưng không tìm thấy trong huyết thanh (nghĩa là nồng độ thuốc dưới 1ng/ml).
Nghiên cứu dùng thuốc bằng đường uống (là đường ít dùng trong thực tế điều trị) và đường bôi âm đạo cho thấy thuốc được chuyển hóa nhanh tại gan trước khi có ảnh hưởng toàn thân. 50% lượng clotrimazole và chuyển hóa chất của thuốc trong huyết thanh gắn với albumine huyết tương. Hàm lượng cả hai đạt đỉnh cao nhất trong vòng 2-6 giờ sau một liều uống. Nồng độ này giảm dần trong khi tiếp tục dùng thuốc. Clotrimazole ở liều uống thấp 7mg/kg/ngày kích thích khả năng oxy hóa của gan làm gia tăng sự chuyển hóa của chính nó. Thuốc được bài tiết chủ yếu qua đường mật và đường tiểu với chỉ 1% ở dạng hoạt động. Chưa rõ có bài tiết qua sữa mẹ hay có chuyển vận qua nhau thai hay không. Sau một liều uống, 10% được thải qua nước tiểu sau 24 giờ, 25% trong 6 ngày.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Chưa có thông tin
12. Bảo quản
Nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.