Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Livolin - H
Mỗi viên nang mềm chứa:
Hoạt chất: Phospholipid đậu nành 300mg.
Tá dược: Thành phần vỏ nang: gelatin, glycerin, oxyd sắt đỏ, oxyd sắt đen, nước tinh khiết.
Hoạt chất: Phospholipid đậu nành 300mg.
Tá dược: Thành phần vỏ nang: gelatin, glycerin, oxyd sắt đỏ, oxyd sắt đen, nước tinh khiết.
2. Công dụng của Livolin - H
- Bảo vệ và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào gan, duy trì chức năng gan trong các trường hợp gan bị tổn thương do viêm gan virus, bệnh gan do nhiễm độc chuyển hóa (do nhiễm độc, ví dụ do nhiễm độc thuốc, nhiễm trùng, gan nhiễm mỡ do rượu, dinh dưỡng quá mức, đái tháo đường, suy dinh dưỡng nặng thể Kwasi-orcor).
- Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm gan cấp, bán cấp và viêm gan mạn tính.
- Làm chậm và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.
- Hỗ trợ chăm sóc trước và sau phẫu thuật, đặc biệt trong phẫu thuật gan/ túi mật.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm gan cấp, bán cấp và viêm gan mạn tính.
- Làm chậm và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.
- Hỗ trợ chăm sóc trước và sau phẫu thuật, đặc biệt trong phẫu thuật gan/ túi mật.
3. Liều lượng và cách dùng của Livolin - H
1 viên nang/lần, 03 lần/ngày.
Dùng sau bữa ăn hoặc theo chỉ định của bác sỹ.
Dùng sau bữa ăn hoặc theo chỉ định của bác sỹ.
4. Chống chỉ định khi dùng Livolin - H
Không sử dụng cho các bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Livolin-H.
5. Thận trọng khi dùng Livolin - H
Những trường hợp kém hấp thu có thể tăng nguy cơ gây tiêu chảy hoặc có mỡ trong phân khi sử dụng Livolin-H.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Chưa có thông tin về độ an toàn và hiệu quả của thuốc trên phụ nữ có thai và cho con bú, do đó không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Livolin-H không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
Chưa có tác dụng phụ rõ rệt nào được báo cáo. Đôi khi có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ như buồn nôn, tiêu chảy và tăng tiết nước bọt.
Thông báo ở bác sĩ hoặc dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Thông báo ở bác sĩ hoặc dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Chưa có báo cáo về tương tác của phosphatidylcholine với các thuốc khác.
10. Dược lý
Dược lực học
Trong số các tính chất dược lực học được báo cáo, tác dụng bảo vệ gan được tìm thấy trong nhiều mô hình thực nghiệm về tổn thương gan cấp, chẳng hạn do ethanol, cồn alkyl, tetraclorua carbon, paracetamol và galactosamin. Hơn nữa, trong các mô hình mạn tính (ethanol, thioacetamid, dung môi hữu cơ) cũng thấy sự ức chế gan nhiễm mỡ và xơ hóa, vì hoạt chất được cho là làm tăng tốc sự tái sinh và ổn định màng, sự peroxid-hóa bị ức chế và sự tổng hợp collagen bị ức chế. Hiện không có các nghiên cứu dược lực học trên người.
Dược động học
Các thí nghiệm dược động học trên động vật cho thấy hơn 90% liều phospholipid đậu nành đánh dấu phóng xạ đã uống được hấp thu ở ruột non. Phần lớn được phospholipase A tách thành 1 acyl-lysophosphatidylcholin, 50% chất này được tái acylat-hóa ngay lập tức thành phosphatidylcholin nhiều nối đôi chưa bão hòa trong quá trình hấp thu ở niêm mạc ruột. Phosphatidylcholin nhiều nối đôi chưa bão hòa này vào máu qua đường bạch huyết và từ đó chủ yếu được gắn với HDL đi đến gan.
Các thử nghiệm về dược động học trên người được thực hiện với dilinoleoylphosphatidylcholin đánh dấu đồng vị phóng xạ (3H và 14C). Phần cholin được đánh dấu với 3H và acid linoleic được đánh dấu với 14C. Nồng độ 3H cực đại đạt được sau 6 đến 24 giờ và chiếm đến 19,9% liều dùng. Thòi gian bán hủy của thành phần cholin là 66 giờ.
Nồng độ 14C cực đại đạt được sau 4 đến 12 giờ và chiếm đến 27,9% liều dùng. Thời gian bán hủy của thành phần này là 32 giờ.
Về thải trừ, 2% chất đánh dấu 3H và 4,5% 14C được tìm thấy trong phân, 6% chất đánh dấu 3H và chỉ một lượng nhỏ 14C được tìm thấy trong nước tiểu.
Những kết quả này cho thấy cả hai chất đồng vị phóng xạ đều được hấp thu hơn 90% ở ruột.
Trong số các tính chất dược lực học được báo cáo, tác dụng bảo vệ gan được tìm thấy trong nhiều mô hình thực nghiệm về tổn thương gan cấp, chẳng hạn do ethanol, cồn alkyl, tetraclorua carbon, paracetamol và galactosamin. Hơn nữa, trong các mô hình mạn tính (ethanol, thioacetamid, dung môi hữu cơ) cũng thấy sự ức chế gan nhiễm mỡ và xơ hóa, vì hoạt chất được cho là làm tăng tốc sự tái sinh và ổn định màng, sự peroxid-hóa bị ức chế và sự tổng hợp collagen bị ức chế. Hiện không có các nghiên cứu dược lực học trên người.
Dược động học
Các thí nghiệm dược động học trên động vật cho thấy hơn 90% liều phospholipid đậu nành đánh dấu phóng xạ đã uống được hấp thu ở ruột non. Phần lớn được phospholipase A tách thành 1 acyl-lysophosphatidylcholin, 50% chất này được tái acylat-hóa ngay lập tức thành phosphatidylcholin nhiều nối đôi chưa bão hòa trong quá trình hấp thu ở niêm mạc ruột. Phosphatidylcholin nhiều nối đôi chưa bão hòa này vào máu qua đường bạch huyết và từ đó chủ yếu được gắn với HDL đi đến gan.
Các thử nghiệm về dược động học trên người được thực hiện với dilinoleoylphosphatidylcholin đánh dấu đồng vị phóng xạ (3H và 14C). Phần cholin được đánh dấu với 3H và acid linoleic được đánh dấu với 14C. Nồng độ 3H cực đại đạt được sau 6 đến 24 giờ và chiếm đến 19,9% liều dùng. Thòi gian bán hủy của thành phần cholin là 66 giờ.
Nồng độ 14C cực đại đạt được sau 4 đến 12 giờ và chiếm đến 27,9% liều dùng. Thời gian bán hủy của thành phần này là 32 giờ.
Về thải trừ, 2% chất đánh dấu 3H và 4,5% 14C được tìm thấy trong phân, 6% chất đánh dấu 3H và chỉ một lượng nhỏ 14C được tìm thấy trong nước tiểu.
Những kết quả này cho thấy cả hai chất đồng vị phóng xạ đều được hấp thu hơn 90% ở ruột.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Chưa có trường hợp quá liều nào được báo cáo.
12. Bảo quản
Bảo quản nơi khô mát dưới 30°C, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.