Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Alertin 10mg
Loratadin 10mg.
2. Công dụng của Alertin 10mg
Viêm mũi dị ứng như: Hắt hơi, sổ mũi và ngứa.
Viêm kết mạc dị ứng như: Ngứa mắt và nóng mắt.
Triệu chứng của mề đay và các rối loạn dị ứng da.
Viêm kết mạc dị ứng như: Ngứa mắt và nóng mắt.
Triệu chứng của mề đay và các rối loạn dị ứng da.
3. Liều lượng và cách dùng của Alertin 10mg
Dùng uống:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/ngày.
Trẻ 6-12 tuổi: ≥ 30 kg: 1 viên x 1 lần/ngày; < 30 kg: 1/2 viên x 1 lần/ngày.
Người suy gan hoặc suy thận: 1/2 viên/ngày hoặc 1 viên/lần, mỗi 2 ngày.
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên/ngày.
Trẻ 6-12 tuổi: ≥ 30 kg: 1 viên x 1 lần/ngày; < 30 kg: 1/2 viên x 1 lần/ngày.
Người suy gan hoặc suy thận: 1/2 viên/ngày hoặc 1 viên/lần, mỗi 2 ngày.
4. Chống chỉ định khi dùng Alertin 10mg
Quá mẫn với thành phần thuốc.
Trẻ < 6 tuổi.
Trẻ < 6 tuổi.
5. Thận trọng khi dùng Alertin 10mg
- Thận trọng ở bệnh nhân suy gan nặng.
- Sản phẩm thuốc này có chứa lactose. Những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp của galactose không dung nạp, các Lapp thiếu lactase hoặc kém hấp thu glucose galactose không nên dùng thuốc này.
- Ngừng dùng thuốc loratadin ít nhất 48 giờ trước khi làm các xét nghiệm da vì các thuốc kháng histamin có thể ngăn chặn hoặc làm giảm các chỉ số phản ứng dương tính của da.
- Sản phẩm thuốc này có chứa lactose. Những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp của galactose không dung nạp, các Lapp thiếu lactase hoặc kém hấp thu glucose galactose không nên dùng thuốc này.
- Ngừng dùng thuốc loratadin ít nhất 48 giờ trước khi làm các xét nghiệm da vì các thuốc kháng histamin có thể ngăn chặn hoặc làm giảm các chỉ số phản ứng dương tính của da.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Thời kỳ mang thai: Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy loratadin không có độc tính, dị tật trên bào thai và trẻ sơ sinh. Nhưng biện pháp phòng ngừa thích hợp là tránh sử dụng loratadin trong thai kỳ.
- Thời kỳ cho con bú: Loratadin được bài tiết qua sữa mẹ, do đó việc sử dụng loratadin không được khuyến cáo ở phụ nữ cho con bú.
- Thời kỳ cho con bú: Loratadin được bài tiết qua sữa mẹ, do đó việc sử dụng loratadin không được khuyến cáo ở phụ nữ cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây chóng mặt, nên thận trọng khi đang lái xe và đang vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
- Loạn nhịp thất nặng đã xảy ra khi điều trị với một số thuốc kháng thụ thể histamin H1 thế hệ 2. Điều đó không xuất hiện khi điều trị bằng loratadin.
- Khi sử dụng loratadin với liều lớn hơn 10 mg hàng ngày, những tác dụng sau đây có thể xảy ra.
- Thường gặp: Đau đầu, khô miệng, chóng mặt, khô mũi, hắt hơi, viêm kết mạc.
- Hiếm gặp: Trầm cảm, tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực, buồn nôn, chức năng gan bất bình thường, kinh nguyệt không đều, ngoại ban, nổi mày đay và choáng phản vệ.
- Khi sử dụng loratadin với liều lớn hơn 10 mg hàng ngày, những tác dụng sau đây có thể xảy ra.
- Thường gặp: Đau đầu, khô miệng, chóng mặt, khô mũi, hắt hơi, viêm kết mạc.
- Hiếm gặp: Trầm cảm, tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, đánh trống ngực, buồn nôn, chức năng gan bất bình thường, kinh nguyệt không đều, ngoại ban, nổi mày đay và choáng phản vệ.
9. Tương tác với các thuốc khác
- Dùng đồng thời loratadin và cimetidin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60%, do cimetidin ức chế chuyển hóa của loratadin. Điều này không có biểu hiện lâm sàng.
- Dùng đồng thời loratadin và ketoconazol dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4. Điều này không có biểu hiện lâm sàng, vì loratadin có chỉ số điều trị rộng.
- Dùng đồng thời loratadin và erythromycin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương.
- Dùng đồng thời loratadin và ketoconazol dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4. Điều này không có biểu hiện lâm sàng, vì loratadin có chỉ số điều trị rộng.
- Dùng đồng thời loratadin và erythromycin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương.
10. Dược lý
- Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương. Loratadin thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể H1 thế hệ thứ hai (không an thần).
- Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. - Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin. Tuy nhiên loratadin không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ. Thuốc kháng histamin không có vai trò trong điều trị hen.
- Loratadin có tần suất tác dụng phụ, đặc biệt đối với hệ thần kinh trung ương, thấp hơn những thuốc kháng histamin thuộc thế hệ thứ hai khác.
- Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. - Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin. Tuy nhiên loratadin không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp lâm sàng đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ. Thuốc kháng histamin không có vai trò trong điều trị hen.
- Loratadin có tần suất tác dụng phụ, đặc biệt đối với hệ thần kinh trung ương, thấp hơn những thuốc kháng histamin thuộc thế hệ thứ hai khác.
11. Quá liều và xử trí quá liều
- Ở người lớn khi uống quá liều (40 - 180 mg) có những biểu hiện: buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu. Ở trẻ em khi uống sirô quá liều (vượt 10 mg) biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực.
- Xử trí: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết. Loratadin không bị loại bằng thẩm tách máu.
- Xử trí: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết. Loratadin không bị loại bằng thẩm tách máu.
12. Bảo quản
Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.