Dược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Lê Thu Hà
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Alorax
* Hoạt chất:
Loratadin 10mg
* Tá dược:
Microcrystalline cellulose, lactose anhydrous, dibasic calcium phosphate, quinoline yellow lake, croscarmellose natrium và magnesi stearat.
Loratadin 10mg
* Tá dược:
Microcrystalline cellulose, lactose anhydrous, dibasic calcium phosphate, quinoline yellow lake, croscarmellose natrium và magnesi stearat.
2. Công dụng của Alorax
- Alorax được chỉ định trong những trường hợp:
- Viêm mũi dị ứng: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi kinh niên.
- Viêm kết mạc dị ứng: ngứa và nóng mắt.
- Mày đay mạn tính và rối loạn dị ứng ở da, viêm da dị ứng.
- Viêm mũi dị ứng: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi kinh niên.
- Viêm kết mạc dị ứng: ngứa và nóng mắt.
- Mày đay mạn tính và rối loạn dị ứng ở da, viêm da dị ứng.
3. Liều lượng và cách dùng của Alorax
- Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: 1 viên/lần/ngày.
- Trẻ em 2 - 5 tuổi: 1/2 viên/lần/ngày.
- Bệnh nhân suy gan: 1/2 viên/lần/ngày, hay 1 viên cách 2 ngày 1 lần.
- Trẻ em 2 - 5 tuổi: 1/2 viên/lần/ngày.
- Bệnh nhân suy gan: 1/2 viên/lần/ngày, hay 1 viên cách 2 ngày 1 lần.
4. Chống chỉ định khi dùng Alorax
- Bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Trẻ em dưới 2 tuổi
- Trẻ em dưới 2 tuổi
5. Thận trọng khi dùng Alorax
- Phụ nữ có thai và cho con bú chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết với liều thấp và trong thời gian ngắn.
- Bệnh nhân suy gan.
- Bệnh nhân suy gan.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Thời kỳ mang thai:
Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm tra tốt về sử dụng loratadin trong thai kỳ. Do đó, chỉ dùng loratadin trong thai kỳ khi cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngắn.
- Thời kỳ cho con bú:
Loratadin và chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin tiết vào sữa mẹ. Nếu cần sử dụng loratadin ở người cho con bú, chỉ dùng loratadin với liều thấp và trong thời gian ngắn.
Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm tra tốt về sử dụng loratadin trong thai kỳ. Do đó, chỉ dùng loratadin trong thai kỳ khi cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngắn.
- Thời kỳ cho con bú:
Loratadin và chất chuyển hóa descarboethoxyloratadin tiết vào sữa mẹ. Nếu cần sử dụng loratadin ở người cho con bú, chỉ dùng loratadin với liều thấp và trong thời gian ngắn.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Trong các thử nghiệm lâm sàng cho thấy không sự suy giảm khả năng lái xe ở những bệnh nhân được nhận loratadin. Tuy nhiên, bệnh nhân nên được thông báo rằng rất hiếm khi có một số trường hợp bị buồn ngủ và có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
- Loratadin không gây buồn ngủ đáng kể ở liều hằng ngày 10mg. Tác dụng phụ hiếm gặp như mệt mỏi, nhức đầu, khô miệng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, viêm dạ dày và các triệu chứng dị ứng như phát ban.
- Thông báo cho thầy thuốc tác dụng không mong muốn gặp phải
khi sử dụng thuốc.
- Thông báo cho thầy thuốc tác dụng không mong muốn gặp phải
khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Dùng đồng thời loratadin với ketoconazol, erythromycin hoặc cimetidin sẽ làm tăng nồng độ loratadin trong huyết tương nhưng không có sự thay đổi đáng kể về lâm sàng và sinh hóa (kể cả điện tâm đồ).
10. Dược lý
* Dược lực học
- Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên.
- Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin.
- Loratadin dùng ngày một lần, tác dụng nhanh, đặc biệt không có tác dụng an thần, là thuốc lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm mũi dị ứng hoặc mày đay dị ứng. Có thể kết hợp loratadin với pseudoephedrin hydroclorid để làm nhẹ bớt triệu chứng ngạt mũi trong điều trị viêm mũi dị ứng có kèm ngạt mũi.
* Dược động học:
- Hấp thu: hấp thu nhanh sau khi uống
- Phân bố: Nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình của loratadin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó (descarboethoxyloratadin) tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ.
- Chuyển hóa: Loratadin chuyển hóa nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzym CYP P450; loratadin chủ yếu chuyển hóa thành descarboethoxyloratadin, là chất chuyền hóa có tác dụng dược lý.
- Thải trừ: Khoảng 80% tổng liều của loratadin bài tiết ra nước tiểu và phân ngang nhau, dưới dạng chất chuyên hóa, trong vòng 10 ngày.
- Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên.
- Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phóng histamin. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay liên quan đến histamin.
- Loratadin dùng ngày một lần, tác dụng nhanh, đặc biệt không có tác dụng an thần, là thuốc lựa chọn đầu tiên để điều trị viêm mũi dị ứng hoặc mày đay dị ứng. Có thể kết hợp loratadin với pseudoephedrin hydroclorid để làm nhẹ bớt triệu chứng ngạt mũi trong điều trị viêm mũi dị ứng có kèm ngạt mũi.
* Dược động học:
- Hấp thu: hấp thu nhanh sau khi uống
- Phân bố: Nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình của loratadin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó (descarboethoxyloratadin) tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ.
- Chuyển hóa: Loratadin chuyển hóa nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzym CYP P450; loratadin chủ yếu chuyển hóa thành descarboethoxyloratadin, là chất chuyền hóa có tác dụng dược lý.
- Thải trừ: Khoảng 80% tổng liều của loratadin bài tiết ra nước tiểu và phân ngang nhau, dưới dạng chất chuyên hóa, trong vòng 10 ngày.
11. Quá liều và xử trí quá liều
* Triệu chứng quá liều
- Ở người lớn, khi uống quá liều viên nén loratadin (40 - 180 mg), có những biểu hiện: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu.
- Ở trẻ em, có biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực, khi uống siro quá liều (vượt 10 mg).
* Cách xử trí
- Điều trị quá liều loratadin thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết. - Trường hợp quá liều loratadin cấp, gây nôn bằng siro ipeca để tháo sạch dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thu loratadin. Nếu gây nôn không kết quả hoặc chống chỉ định (thí dụ người bệnh bị ngất, co giật, hoặc thiếu phản xạ nôn), có thể tiến hành rửa dạ dày với dung dịch natri clorid 0,9% và đặt ống nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày.
- Ở người lớn, khi uống quá liều viên nén loratadin (40 - 180 mg), có những biểu hiện: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu.
- Ở trẻ em, có biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực, khi uống siro quá liều (vượt 10 mg).
* Cách xử trí
- Điều trị quá liều loratadin thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết. - Trường hợp quá liều loratadin cấp, gây nôn bằng siro ipeca để tháo sạch dạ dày ngay. Dùng than hoạt sau khi gây nôn có thể giúp ích để ngăn ngừa hấp thu loratadin. Nếu gây nôn không kết quả hoặc chống chỉ định (thí dụ người bệnh bị ngất, co giật, hoặc thiếu phản xạ nôn), có thể tiến hành rửa dạ dày với dung dịch natri clorid 0,9% và đặt ống nội khí quản để phòng ngừa hít phải dịch dạ dày.
12. Bảo quản
Bảo quản nơi khô mát, ở nhiệt độ dưới 30°C. Tránh ánh sáng mặt trời