Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của L - Trizyn 10
Mỗi viên nén bao phim có chứa
Levocetirizine Dihydrochloride 10mg.
Tá dược: Lactose, tinh bột ngô, cellulose vi tinh thể, natri lauril sulphat, natri hydroxyl, propyl benzoate, gelatin, talc, povidon, magnesi stearat, colloidal anhydrous silica, tá dược bao chống ẩm (Insta moist shield), chất màu vàng sunset, isopropyl alcohol, methylen chlorid.
Levocetirizine Dihydrochloride 10mg.
Tá dược: Lactose, tinh bột ngô, cellulose vi tinh thể, natri lauril sulphat, natri hydroxyl, propyl benzoate, gelatin, talc, povidon, magnesi stearat, colloidal anhydrous silica, tá dược bao chống ẩm (Insta moist shield), chất màu vàng sunset, isopropyl alcohol, methylen chlorid.
2. Công dụng của L - Trizyn 10
Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng, kể cả viêm mũi dị ứng theo mùa và mày đay tự phát mạn tính.
3. Liều lượng và cách dùng của L - Trizyn 10
Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi:
Trường hợp viêm mũi dị ứng kéo dài, viêm mũi dị ứng theo mùa và mày đay tự phát mạn tính: Dùng liều 10mg (1 viên)/ một lần mỗi ngày. Bệnh nhân bị suy thận (độ thanh thải creatinine từ 11 - 31ml/phút), bệnh nhân thẩm tách máu và bệnh nhân suy gan: Dùng liều 5mg (1/2 viên)/một lần mỗi ngày.
Không dùng quá liều chỉ định.
Trường hợp viêm mũi dị ứng kéo dài, viêm mũi dị ứng theo mùa và mày đay tự phát mạn tính: Dùng liều 10mg (1 viên)/ một lần mỗi ngày. Bệnh nhân bị suy thận (độ thanh thải creatinine từ 11 - 31ml/phút), bệnh nhân thẩm tách máu và bệnh nhân suy gan: Dùng liều 5mg (1/2 viên)/một lần mỗi ngày.
Không dùng quá liều chỉ định.
4. Chống chỉ định khi dùng L - Trizyn 10
Bệnh nhân đã biết là có mẫn cảm với levocetirizin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với cetirizin.
- Bệnh nhân suy giảm chức năng thận giai đoạn cuối, với thanh thải creatinin dưới 10ml/ phút hoặc đang thẩm tách máu.
- Trẻ em dưới 12 tuổi.
- Bà mẹ cho con bú và phụ nữ có thai không dùng thuốc này.
- Bệnh nhân suy giảm chức năng thận giai đoạn cuối, với thanh thải creatinin dưới 10ml/ phút hoặc đang thẩm tách máu.
- Trẻ em dưới 12 tuổi.
- Bà mẹ cho con bú và phụ nữ có thai không dùng thuốc này.
5. Thận trọng khi dùng L - Trizyn 10
Những hoạt động cần thần kinh tỉnh táo:
Trong thử lâm sàng, đã thấy xảy ra ngủ gà, mệt mỏi và suy nhược ở một số bệnh nhân điều trị với L-Trizyn.
Bệnh nhân cần thận trọng vì thuốc có thể gây suy giảm thần kinh trung ương. Với những người làm nghề dễ gặp nguy hiểm, cần phải tập trung tinh thần cao, người lái xe hoặc vận hành máy móc thì không nên làm việc sau khi uống thuốc. Không uống rượu khi dùng thuốc này, và tránh dùng đồng thời với các thuốc suy giảm thần kinh.
Trong thử lâm sàng, đã thấy xảy ra ngủ gà, mệt mỏi và suy nhược ở một số bệnh nhân điều trị với L-Trizyn.
Bệnh nhân cần thận trọng vì thuốc có thể gây suy giảm thần kinh trung ương. Với những người làm nghề dễ gặp nguy hiểm, cần phải tập trung tinh thần cao, người lái xe hoặc vận hành máy móc thì không nên làm việc sau khi uống thuốc. Không uống rượu khi dùng thuốc này, và tránh dùng đồng thời với các thuốc suy giảm thần kinh.
6. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Khi uống thuốc này, không nên lái xe hoặc vận hành máy móc vì thuốc gây buồn ngủ.
7. Tác dụng không mong muốn
Những phản ứng thường gặp nhất (tỷ lệ 2% và lớn hơn nhóm placebo) như ngủ gà, viêm mũi họng, mệt mỏi, khô miệng, viêm họng ở trẻ trên 12 tuổi và người lớn; sốt, ngủ gà, ho và chảy máu mũi ở trẻ từ 6 - 12 tuổi.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Thông báo cho bác sỹ những tác dụng phụ không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác với các thuốc khác
Các dữ liệu nghiên cứu In vitro đã cho thấy rằng ít khi xảy ra tương tác dược động học bằng cách ức chế hoặc cảm ứng các men chuyển hóa thuốc ở gan.
Chưa thực hiện được các nghiên cứu tương tác thuốc - thuốc với levocetirizin. Một số nghiên cứu tương tác thuốc đã được nghiên cứu với dạng racemic cetirizine, kết quả cho thấy rằng cetirizin không tương tác với Antipyrine, Azithromycin, Cimetidine, Erythromycin, Ketoconazole, Theophyllin, và Pseudoephedrin.
Chưa thực hiện được các nghiên cứu tương tác thuốc - thuốc với levocetirizin. Một số nghiên cứu tương tác thuốc đã được nghiên cứu với dạng racemic cetirizine, kết quả cho thấy rằng cetirizin không tương tác với Antipyrine, Azithromycin, Cimetidine, Erythromycin, Ketoconazole, Theophyllin, và Pseudoephedrin.
9. Dược lý
Levocetirizin, một đồng phân có hoạt tính của cetirizin, một chất kháng histamin có tác dụng chủ yếu qua trung gian ức chế thụ thể H1. Tác dụng kháng histamin củạ levocetirizin đã được nghiên cứu trên nhiều mô hình động vật và người. Một số nghiên cứu in vitro đã cho thấy rằng levocetirizin có ái lực với thụ thể H1 của người cao hơn 2 lần so với cetirizine (Ki = 3nmol/L so với 6nmol/L, tương ứng).
10. Quá liều và xử trí quá liều
Một số triệu chứng khi bị quá liều có thể thấy như chóng mặt, hoa mắt ở người lớn và ở trẻ em thì đầu tiên thường bị kích động, bồn chồn sau đó thì chóng mặt.
Chưa có thuốc đối kháng đặc hiệu điều trị cho trường hợp quá liều. Nếu có xảy ra quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ nếu cần.
Chưa có thuốc đối kháng đặc hiệu điều trị cho trường hợp quá liều. Nếu có xảy ra quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ nếu cần.
11. Bảo quản
Bảo quản nơi khô, tránh ánh sáng, để ở nhiệt độ phòng.