Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Bosrontin 300mg
Mỗi viên nang cứng chứa:
Hoạt chất: Gabapentin 300mg.
Tá dược: Pregelatinized starch, magnesi stearat, aerosil, talc vừa đủ 1 viên nang cứng.
Hoạt chất: Gabapentin 300mg.
Tá dược: Pregelatinized starch, magnesi stearat, aerosil, talc vừa đủ 1 viên nang cứng.
2. Công dụng của Bosrontin 300mg
- Điều trị hỗ trợ trong động kinh cục bộ.
- Gabapentin còn được sử dụng để điều trị đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên.
- Gabapentin còn được sử dụng để điều trị đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên.
3. Liều lượng và cách dùng của Bosrontin 300mg
Cách dùng:
Gabapentin được dùng bằng đường uống, cùng hoặc không cùng thức ăn. Gabapentin được dùng như một thuốc phụ để phối hợp với các thuốc chống động kinh khác.
Liều lượng:
1. Điều trị đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên, đau sau bệnh zona:
- Người lớn: Uống không quá 1800 mg/ngày, chia 3 lần. Hoặc dùng như sau: ngày thứ nhất: 300mg x 1 lần, ngày thứ 2: 300 mg/lần x 2 lần, ngày thứ 3: 300 mg/lần x 3 lần.
- Sau đó liều có thể tăng thêm từng bước 300mg mỗi ngày, dựa trên đáp ứng của người bệnh, cho đến khi đạt liều tối đa 1800 mg/ngày, tổng liều/ngày được chia uống 3 lần.
2. Động kinh:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
+ Liều khởi đầu là: ngày thứ nhất 300mg x 1 lần, ngày thứ 2: 300 mg/lần x 2 lần, ngày thứ 3: 300 mg/lần x 3 lần. Sau đó, tăng thêm từng bước 300mg mỗi ngày cho đến khi đạt liều hiệu quả (khoảng 900 - 1800mg mỗi ngày) (chia làm 3 lần/ngày). Liều tối đa 2400 mg/ngày.
+ Khoảng cách tối đa giữa các lần không vượt quá 12 giờ. Khi dùng liều cao có thể chia 4 lần/ngày.
- Chưa có đánh giá về việc sử dụng gabapentin cho trẻ em dưới 12 tuổi bị suy giảm chức năng thận.
- Bệnh nhân suy thận: cần thận trọng trong việc lựa chọn liều dùng, hiệu chỉnh liều cần dựa trên độ thanh thải của creatinin (CC) của từng bệnh nhân, tổng liều được chia đều làm 3 lần/ngày. Tổng liều khuyến cáo đối với bệnh nhân suy thận:
+ CC 50 - 70 ml/phút: 600 - 1200 mg/ngày.
+ CC 30 - 49 ml/phút: 300 - 600 mg/ngày.
+ CC 15 - 29 ml/phút: 300mg dùng cách ngày.
+ CC dưới 15 ml/phút: 150mg dùng cách ngày.
- Bệnh nhân đang được thẩm phân lọc máu:
Với bệnh nhân đang được thẩm phân lọc máu mà chưa dùng Gabapentin, nên dùng liều khởi đầu 300 - 400mg, sau đó giảm xuống còn 200 - 300mg gabapentin sau mỗi 4 giờ thẩm phân lọc máu.
- Bệnh nhân lớn tuổi:
Phải kiểm tra chức năng thận và tình trạng sức khỏe nói chung của bệnh nhân để lựa chọn liều và chế độ điều trị cho phù hợp từng bệnh nhân.
Gabapentin được dùng bằng đường uống, cùng hoặc không cùng thức ăn. Gabapentin được dùng như một thuốc phụ để phối hợp với các thuốc chống động kinh khác.
Liều lượng:
1. Điều trị đau do viêm các dây thần kinh ngoại biên, đau sau bệnh zona:
- Người lớn: Uống không quá 1800 mg/ngày, chia 3 lần. Hoặc dùng như sau: ngày thứ nhất: 300mg x 1 lần, ngày thứ 2: 300 mg/lần x 2 lần, ngày thứ 3: 300 mg/lần x 3 lần.
- Sau đó liều có thể tăng thêm từng bước 300mg mỗi ngày, dựa trên đáp ứng của người bệnh, cho đến khi đạt liều tối đa 1800 mg/ngày, tổng liều/ngày được chia uống 3 lần.
2. Động kinh:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
+ Liều khởi đầu là: ngày thứ nhất 300mg x 1 lần, ngày thứ 2: 300 mg/lần x 2 lần, ngày thứ 3: 300 mg/lần x 3 lần. Sau đó, tăng thêm từng bước 300mg mỗi ngày cho đến khi đạt liều hiệu quả (khoảng 900 - 1800mg mỗi ngày) (chia làm 3 lần/ngày). Liều tối đa 2400 mg/ngày.
+ Khoảng cách tối đa giữa các lần không vượt quá 12 giờ. Khi dùng liều cao có thể chia 4 lần/ngày.
- Chưa có đánh giá về việc sử dụng gabapentin cho trẻ em dưới 12 tuổi bị suy giảm chức năng thận.
- Bệnh nhân suy thận: cần thận trọng trong việc lựa chọn liều dùng, hiệu chỉnh liều cần dựa trên độ thanh thải của creatinin (CC) của từng bệnh nhân, tổng liều được chia đều làm 3 lần/ngày. Tổng liều khuyến cáo đối với bệnh nhân suy thận:
+ CC 50 - 70 ml/phút: 600 - 1200 mg/ngày.
+ CC 30 - 49 ml/phút: 300 - 600 mg/ngày.
+ CC 15 - 29 ml/phút: 300mg dùng cách ngày.
+ CC dưới 15 ml/phút: 150mg dùng cách ngày.
- Bệnh nhân đang được thẩm phân lọc máu:
Với bệnh nhân đang được thẩm phân lọc máu mà chưa dùng Gabapentin, nên dùng liều khởi đầu 300 - 400mg, sau đó giảm xuống còn 200 - 300mg gabapentin sau mỗi 4 giờ thẩm phân lọc máu.
- Bệnh nhân lớn tuổi:
Phải kiểm tra chức năng thận và tình trạng sức khỏe nói chung của bệnh nhân để lựa chọn liều và chế độ điều trị cho phù hợp từng bệnh nhân.
4. Chống chỉ định khi dùng Bosrontin 300mg
Bệnh nhân quá mẫn cảm với gabapentin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
5. Thận trọng khi dùng Bosrontin 300mg
- Sử dụng thận trọng đối với người có tiền sử rối loạn tâm thần, người suy giảm chức năng thận và thẩm phân máu, người vận hành tàu xe hoặc máy móc.
- Thuốc có thể gây dương tính giả khi xét nghiệm protein niệu.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Thuốc có thể gây dương tính giả khi xét nghiệm protein niệu.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát ở phụ nữ mang thai. Chỉ sử dụng thuốc này trong thời kỳ mang thai khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ đối với thai nhi.
Phụ nữ cho con bú: Gabapentin được bài tiết vào sữa mẹ sau khi uống. Do tác dụng của thuốc trên trẻ bú sữa mẹ chưa được biết, gabapentin chỉ nên sử dụng cho những phụ nữ đang cho con bú khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ có hại.
Phụ nữ cho con bú: Gabapentin được bài tiết vào sữa mẹ sau khi uống. Do tác dụng của thuốc trên trẻ bú sữa mẹ chưa được biết, gabapentin chỉ nên sử dụng cho những phụ nữ đang cho con bú khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ có hại.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Do những tác động không mong muốn như: buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi... nên cần thận trọng đối với người vận hành tàu xe hoặc máy móc
8. Tác dụng không mong muốn
Gabapentin dung nạp tốt. Các tác dụng không mong muốn thường nhẹ và trung bình, có khuynh hướng giảm dần khi tiếp tục điều trị. Thường gặp các tác dụng không mong muốn trên thần kinh và thường là nguyên nhân gây ngừng thuốc.
Các tác dụng phụ hay gặp là: chóng mặt, đau đầu, ngủ gà, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, phù ngoại biên, viêm mũi, viêm họng - hầu, ho, viêm phổi, giảm thị lực, đau cơ, đau khớp. Trẻ em từ 3 đến 12 tuổi: gặp các vấn đề về thần kinh như lo âu, thay đổi cách ứng xử (quấy khóc, cảm giác sảng khoái hoặc trầm cảm, quá kích động, thái độ chống đối...).
Các tác dụng phụ ít gặp là: mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, trầm cảm, cáu gắt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, chảy máu lợi, viêm miệng, mất hoặc rối loạn vị giác, hạ huyết áp, đau thắt ngực, rối loạn mạch ngoại vi, hồi hộp.
Các tác dụng phụ hiếm gặp: liệt dây thần kinh, rối loạn nhân cách, giảm chức năng vận động, rối loạn tâm thần, loét dạ dày - tá tràng, viêm thực quản, viêm đại tràng, viêm trực tràng, ho, khản tiếng, viêm niêm mạc đường hô hấp, ngứa mắt, chảy nước mắt, viêm sụn, loãng xương, đau lưng, giảm bạch cầu (thường không có triệu chứng), sốt hoặc rét run, hội chứng Stevens- Johnson.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Các tác dụng phụ hay gặp là: chóng mặt, đau đầu, ngủ gà, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, phù ngoại biên, viêm mũi, viêm họng - hầu, ho, viêm phổi, giảm thị lực, đau cơ, đau khớp. Trẻ em từ 3 đến 12 tuổi: gặp các vấn đề về thần kinh như lo âu, thay đổi cách ứng xử (quấy khóc, cảm giác sảng khoái hoặc trầm cảm, quá kích động, thái độ chống đối...).
Các tác dụng phụ ít gặp là: mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, trầm cảm, cáu gắt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, chảy máu lợi, viêm miệng, mất hoặc rối loạn vị giác, hạ huyết áp, đau thắt ngực, rối loạn mạch ngoại vi, hồi hộp.
Các tác dụng phụ hiếm gặp: liệt dây thần kinh, rối loạn nhân cách, giảm chức năng vận động, rối loạn tâm thần, loét dạ dày - tá tràng, viêm thực quản, viêm đại tràng, viêm trực tràng, ho, khản tiếng, viêm niêm mạc đường hô hấp, ngứa mắt, chảy nước mắt, viêm sụn, loãng xương, đau lưng, giảm bạch cầu (thường không có triệu chứng), sốt hoặc rét run, hội chứng Stevens- Johnson.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
- Khi dùng đồng thời, gabapentin không làm thay đổi dược động học của các thuốc chống động kinh thường dùng như carbamazepin, phenytoin, acid valproic, phenobarbital, diazepam.
- Các thuốc kháng acid: các thuốc kháng acid chứa muối nhôm và muối magne làm giảm sinh khả dụng của gabapentin khoảng 20%. Nên dùng gabapentin ít nhất là 2 giờ sau khi uống các thuốc kháng acid này.
- Các thuốc kháng acid: các thuốc kháng acid chứa muối nhôm và muối magne làm giảm sinh khả dụng của gabapentin khoảng 20%. Nên dùng gabapentin ít nhất là 2 giờ sau khi uống các thuốc kháng acid này.
10. Dược lý
DƯỢC LỰC
Gabapentin là thuốc chống động kinh, cơ chế tác động của gabapentin vẫn chưa được biết rõ. Nhưng ở động vật, gabapentin ngăn ngừa xuất hiện các cơn động kinh được dùng như các thuốc chống co giật khác. Cấu trúc hóa học của gabapentin tương tự chất ức chế dẫn truyền thần kinh là acid gama-aminobutyric (GABA), nhưng gabapentin không tác động trực tiếp lên các thụ thể GABA, không làm thay đổi cấu trúc, giải phóng, chuyển hóa và thu hồi GABA.
Gabapentin là thuốc chống động kinh, cơ chế tác động của gabapentin vẫn chưa được biết rõ. Nhưng ở động vật, gabapentin ngăn ngừa xuất hiện các cơn động kinh được dùng như các thuốc chống co giật khác. Cấu trúc hóa học của gabapentin tương tự chất ức chế dẫn truyền thần kinh là acid gama-aminobutyric (GABA), nhưng gabapentin không tác động trực tiếp lên các thụ thể GABA, không làm thay đổi cấu trúc, giải phóng, chuyển hóa và thu hồi GABA.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Ngộ độc cấp tính, đe dọa đến tính mạng chưa được quan sát với liều dùng gabapentin lên đến 49g. Triệu chứng trong trường hợp này gồm có: nhìn đôi, nói lắp, buồn ngủ, ngủ lịm và tiêu chảy. Tất cả bệnh nhân đều hồi phục khi được điều trị hỗ trợ, hay thẩm phân máu.
12. Bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.