Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Harotin 20
Paroxetin (dưới dạng Paroxetin hydroclorid hemihydrat) 20mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Tá dược vừa đủ 1 viên
2. Công dụng của Harotin 20
– Trầm cảm
– Rối loạn hoảng sợ
– Rối loạn lo âu tổng quát
– Hội chứng loạn thần kinh ám ảnh
– Rối loạn do stress chấn thương.
3. Liều lượng và cách dùng của Harotin 20
Uống nguyên viên, 1 lần/ngày vào buổi sáng kèm thức ăn.
– Các dạng trầm cảm, trầm cảm nặng, trầm cảm phản ứng & trầm cảm lo âu 20mg/ngày, tăng dần mỗi 10mg đến 50mg/ngày.
– Rối loạn ám ảnh cưỡng chế 40mg/ngày, nên khởi đầu 20mg, tăng mỗi tuần lên 10mg, đến 60mg/ngày.
– Rối loạn hoảng loạn 40 mg/ngày, nên khởi đầu 10mg, tăng mỗi tuần lên 10mg, tối đa 50mg/ngày. Ngưng thuốc từ từ. Suy thận nặng (ClCr < 30mL/phút) hoặc suy gan nặng: 20mg/ngày. – Rối loạn stress sau chấn thương:
Liều khởi đầu: 20 mg uống mỗi ngày một lần, có hoặc không có thức ăn, thường là vào buổi sáng.
Liều duy trì: 20-50 mg uống mỗi ngày một lần, có hoặc không có thức ăn, thường vào buổi sáng.
Liều dùng thay đổi: Liều có thể tăng thêm 10 mg mỗi ngày trong khoảng thời gian ít nhất là một tuần.
– Triệu chứng sau mãn kinh:
Chỉ chấp thuận paroxetine như Brisdelle (R): Điều trị triệu chứng vận mạch trung bình đến nghiêm trọng gắn liền với thời kỳ mãn kinh: 7,5 mg uống mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ có hoặc không có thức ăn
– Người lớn tuổi: khởi đầu 20mg/ngày, tăng dần mỗi 10mg, liều tối đa 40mg/ngày.
– Trẻ em: không khuyến cáo.
4. Chống chỉ định khi dùng Harotin 20
– Trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
– Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế IMAO;
– Thioridazine
– Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế IMAO;
– Thioridazine
5. Thận trọng khi dùng Harotin 20
Với bệnh nhân bệnh tim mạch, bệnh động kinh, bệnh sử ám ảnh cưỡng chế.
Ngưng thuốc khi có xuất hiện các cơn co giật.
Báo cáo bất kỳ vấn đề mới hoặc triệu chứng với bác sĩ, chẳng hạn như làm xấu đi: tâm trạng hoặc hành vi thay đổi, lo lắng, cơn hoảng loạn, khó ngủ, hoặc nếu cảm thấy hấp tấp, dễ bị kích thích, kích động, thù địch, hiếu chiến, bồn chồn, hiếu động (về tinh thần hoặc thể chất), chán nản nhiều hơn, hay có những suy nghĩ về tự tử hoặc làm tổn thương chính mình.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Lưu ý với phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu sử dụng paroxetine liều trên 25 mg/ngày có khả năng tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, đặc biệt trên hệ tim mạch. Sử dụng thuốc trong 3 tháng cuối thai kì, trẻ sơ sinh có thể bị suy hô hấp, tím tái, ngưng thở, co giật, hạ đường huyết, liên tục khóc, rối loạn giấc ngủ, tăng áp lực phổi. Vì vậy, paroxetine không nên dùng cho phụ nữ có thai, chỉ được kê đơn khi không còn thuốc khác thay thế và cần cân nhắc lợi ích/nguy cơ của thuốc.
Lưu ý với phụ nữ cho con bú
Paroxetine có khả năng phân bố vào sữa mẹ, có thể ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Không chỉ định paroxetine cho phụ nữ đang cho con bú hoặc không cho con bú khi đang dùng thuốc.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây buồn ngủ, giảm khả năng phán đoán, suy nghĩ hoặc khả năng vận động, nên phải thận trọng khi lái xe, vận hành máy hoặc những công việc cần tỉnh táo.
8. Tác dụng không mong muốn
Buồn nôn, buồn ngủ, đổ mồ hôi, run cơ, suy nhược, khô miệng, mất ngủ, suy chức năng tình dục. Choáng váng, nôn, tiêu chảy, bồn chồn, ảo giác, hưng cảm nhẹ. Nổi mẩn. Ít gặp: phản ứng ngoại tháp. Hiếm: tăng men gan, hạ Na máu.
9. Tương tác với các thuốc khác
Paroxetine không nên dùng cùng với nhóm thuốc IMAO (isocarboxazid, phenelzine, tranylcypromine và procarbazine) vì có thể gây ra tác dụng không mong muốn như lú lẫn, cao huyết áp, run. Tương tác này cũng xảy ra với selegiline, fenuramine và dexfenfluramine.
Cimetidine làm tăng nồng độ paroxetine trong máu, có thể dẫn tới tăng tác dụng phụ của thuốc.
Paroxetine làm tăng nguy cơ xuất huyết ở bệnh nhân đang uống warfarin.
Trytophan có thể gây đau đầu, buồn nôn, ra mồ hôi và chóng mặt khi dùng cùng với SSRI.
Phenytoin và phenobarbital có thể làm giảm lượng paroxetine trong cơ thể, làm giảm tác dụng của thuốc.
Paroxetine sử dụng vớit thuốc kháng viêm NSAID (aspirin, ibuprofen, naproxen, celecoxib, diclofenac, indomethacin, meloxicam) có thể gây bầm tím hoặc dễ chảy máu.
Paroxetine ức chế đặc hiệu CYP2D6 - enzyme chuyển hoá debrisoquine và sparteine. Cần giảm liều khi phối hợp paroxetine với thuốc chống trầm cảm ba vòng (nortriptyline, amitriptyline, imipramine và despiramine), thuốc SSRI (fluoxetin), thuốc an thần dẫn chất phenothiazine (perphenazine) và thuốc chống loạn nhịp nhóm IC (propafenone, flecainide) và metoprolol.
Paroxetine làm tăng đáng kể sinh khả dụng của procyclidine. Nên giảm liều của procyclidine nếu xuất hiện tác dụng kháng cholinergic.
Nồng độ theophylline tăng cao khi điều trị với paroxetine.
10. Dược lý
Dược Lực Học (Cơ chế tác động)
Paroxetine là một thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (5-hydroxy-tryptamine, 5-HT). Paroxetine là một chất ức chế mạnh và chọn lọc cao trên tế bào thần kinh serotonin, đồng thời nó có tác dụng rất yếu trên norepinephrine và dopamine của tế bào thần kinh.
Dược Động Học
Hấp thu
Paroxetine hấp thu chậm nhưng hoàn toàn ở đường tiêu hóa sau khi uống, đạt nồng độ tối đa sau 5 giờ. Thức ăn không ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hấp thu của thuốc.
Phân bố
Paroxetine phân bố rộng khắp trong các mô cơ thể, có thể qua hàng rào máu - não, sữa và liên kết cao với protein huyết tương, xấp xỉ 95%.
Chuyển hóa
Thuốc bị chuyển hóa lần đầu mạnh ở gan bởi enzym CYP2D6 bằng phản ứng oxy hóa và methyl hóa.
Thải trừ
Chất chuyển hóa của paroxetine kết hợp với glucuronic acid, sau đó thải trừ qua phân (khoảng 36%) và nước tiểu (62%). 2% paroxetine dạng nguyên vẹn được thải trừ qua nước tiểu và < 1% qua phân.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Triệu chứng có thể gặp: Buồn nôn, nôn, chóng mặt, ra mồ hôi, kích động, hưng cảm nhẹ và các dấu hiệu kích thích thần kinh trung ương.
Cách xử lý khi quá liều
Chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Duy trì hô hấp, hoạt động tim và thân nhiệt của bệnh nhân. Có thể dùng than hoạt tính và sorbitol hoặc chống co giật bằng diazepam nếu cần.
12. Bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C. Tránh ánh sáng.