Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Melopower
Mỗi viên có chứa:
Dược chất: L-Ornithin L-Aspartat 300mg.
Tá dược: Sáp ong trắng, dầu cọ, lecithin, butylated hydroxytoluen, methylparaben, propylparaben, dầu đậu nành, gelatin, glycerin, dung dịch sorbitol 70%, tartrazin, erythrosin, brilliant blue, titan dioxyd, nước RO vừa đủ 1 viên.
Dược chất: L-Ornithin L-Aspartat 300mg.
Tá dược: Sáp ong trắng, dầu cọ, lecithin, butylated hydroxytoluen, methylparaben, propylparaben, dầu đậu nành, gelatin, glycerin, dung dịch sorbitol 70%, tartrazin, erythrosin, brilliant blue, titan dioxyd, nước RO vừa đủ 1 viên.
2. Công dụng của Melopower
Hỗ trợ điều trị chứng tăng amoniac huyết trong bệnh gan cấp và mạn tính như bệnh não gan, xơ gan.
3. Liều lượng và cách dùng của Melopower
Người lớn: 3 - 4 viên/lần x 3 lần/ngày.
Trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh não gan thì liều có thể tăng lên 10 viên/lần x 3 lần/ngày.
Có thể phân tán dịch thuốc vào trong nước, nước trái cây hoặc trà để uống.
Trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh não gan thì liều có thể tăng lên 10 viên/lần x 3 lần/ngày.
Có thể phân tán dịch thuốc vào trong nước, nước trái cây hoặc trà để uống.
4. Chống chỉ định khi dùng Melopower
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần của thuốc.
- Người suy thận nặng.
- Người suy thận nặng.
5. Thận trọng khi dùng Melopower
- Dùng liều cao L-ornithin L-aspartat cần theo dõi nồng độ ure trong nước tiểu và huyết thanh.
- Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kì có thai: không nên dùng.
Chưa có nghiên cứu tác dụng của thuốc trên phụ nữ có thai. Chỉ sử dụng thuốc khi chứng minh được lợi ích của thuốc cao hơn tác hại của thuốc khi sử dụng.
Người cho con bú: không nên dùng.
Chưa biết thuốc có vào sữa mẹ hay không. Nên sử dụng thận trọng theo hướng dẫn của bác sỹ
Chưa có nghiên cứu tác dụng của thuốc trên phụ nữ có thai. Chỉ sử dụng thuốc khi chứng minh được lợi ích của thuốc cao hơn tác hại của thuốc khi sử dụng.
Người cho con bú: không nên dùng.
Chưa biết thuốc có vào sữa mẹ hay không. Nên sử dụng thận trọng theo hướng dẫn của bác sỹ
7. Tác dụng không mong muốn
Thuốc sử dụng an toàn, tác dụng không mong muốn ít khi xảy ra, có thể gây buồn nôn, nôn.
Chú ý: Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Chú ý: Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
8. Tương tác với các thuốc khác
Thuốc là acid amin, chưa phát hiện trường hợp nào có tương tác với các thuốc khác.
9. Dược lý
Dược lực học
Trong cơ thể, L-ornithin L-aspartat thông qua hoạt động của hai amino acid ornithin và aspartat để loại bỏ amoniac thông qua hai phản ứng chính - tổng hợp urê và tổng hợp glutamin.
Tổng hợp urê diễn ra trong ty thể tế bào gan. Trong các tế bào này ornithin có một vai trò kép: chất hoạt hóa các enzym (ornithin carbamoyl transferase và carbamoyl phosphat synthase) và là một thành phần trong quá trình tổng hợp urê.
Tổng hợp glutamin xảy ra trong ty thể tế bào gan. Đặc biệt trong điều kiện bệnh lý, aspartat và các dicarboxylat khác, bao gồm cả sản phẩm trao đổi chất của ornithin, được hấp thụ vào tế bào và gắn amoniac trong các dạng của glutamin.
Glutamin là một acid amin liên kết với amoniac trong điều kiện sinh lý và bệnh lý, đảm bảo việc loại bỏ amoniac ở dạng không độc hại, và là một yếu tố hoạt hóa quan trọng trong chu trình urê (trao đổi glutamin ở ngoại bào). Trong điều kiện sinh lý, ornithin và aspartat không hạn chế sự tổng hợp urê.
Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm chỉ ra rằng L- ornithin L-aspartat làm giảm hiệu lực của amoniac do tăng tổng hợp glutamin, trường hợp riêng cho thấy có sự tăng tỷ lệ phân nhánh chuỗi amino acid amin thơm.
Dược động học
L-ornithin L-aspartat là một phức hợp muối kép, khác với thuốc chỉ có chứa L-ornithin thông thường, khi vào cơ thể hợp chất này phân ly thành hai acid amin là L-ornithin và L-aspartat. Cả hai chất này được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
Trong cơ thể, L-ornithin L-aspartat thông qua hoạt động của hai amino acid ornithin và aspartat để loại bỏ amoniac thông qua hai phản ứng chính - tổng hợp urê và tổng hợp glutamin.
Tổng hợp urê diễn ra trong ty thể tế bào gan. Trong các tế bào này ornithin có một vai trò kép: chất hoạt hóa các enzym (ornithin carbamoyl transferase và carbamoyl phosphat synthase) và là một thành phần trong quá trình tổng hợp urê.
Tổng hợp glutamin xảy ra trong ty thể tế bào gan. Đặc biệt trong điều kiện bệnh lý, aspartat và các dicarboxylat khác, bao gồm cả sản phẩm trao đổi chất của ornithin, được hấp thụ vào tế bào và gắn amoniac trong các dạng của glutamin.
Glutamin là một acid amin liên kết với amoniac trong điều kiện sinh lý và bệnh lý, đảm bảo việc loại bỏ amoniac ở dạng không độc hại, và là một yếu tố hoạt hóa quan trọng trong chu trình urê (trao đổi glutamin ở ngoại bào). Trong điều kiện sinh lý, ornithin và aspartat không hạn chế sự tổng hợp urê.
Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm chỉ ra rằng L- ornithin L-aspartat làm giảm hiệu lực của amoniac do tăng tổng hợp glutamin, trường hợp riêng cho thấy có sự tăng tỷ lệ phân nhánh chuỗi amino acid amin thơm.
Dược động học
L-ornithin L-aspartat là một phức hợp muối kép, khác với thuốc chỉ có chứa L-ornithin thông thường, khi vào cơ thể hợp chất này phân ly thành hai acid amin là L-ornithin và L-aspartat. Cả hai chất này được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
10. Quá liều và xử trí quá liều
Không có dấu hiệu của ngộ độc sau khi uống quá liều L-ornithin L-aspartat. Khi uống quá liều chỉ cần điều trị triệu chứng.
11. Bảo quản
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.