Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Hantacid
Mỗi ống 10 ml chứa: Gel nhôm hydroxyd khô 220 mg; Magnesi hydroxyd 195 mg; Simethicon 25 mg
2. Công dụng của Hantacid
- Làm dịu các triệu chứng trong rối loạn tiêu hóa liên quan đến tăng tiết acid dạ dày: chướng bụng, khó tiêu, ợ chua, nóng bỏng vùng thượng vị.
- Tăng acid dạ dày do loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, viêm thực quản.
- Phòng và điều trị loét, chảy máu dạ dày, tá tràng do stress.
- Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
- Tăng acid dạ dày do loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày, viêm thực quản.
- Phòng và điều trị loét, chảy máu dạ dày, tá tràng do stress.
- Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
3. Liều lượng và cách dùng của Hantacid
- 1 gói hỗn dịch uống sau bữa ăn 1 – 3 giờ và 1 gói trước khi đi ngủ nếu cần; hoặc khi đau với tổng liều không quá 4 gói/ngày; hoặc theo sự kê toa của bác sĩ.
- Để kháng acid: Liều dùng tối đa khuyến cáo để chữa triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, không nên dùng quá 2 tuần, trừ khi có lời khuyên hoặc giám sát của thầy thuốc.
- Trong loét dạ dày tá tràng, vì không có mối liên quan giữa hết triệu chứng và lành vết loét, cần uống tiếp tục thuốc kháng acid ít nhất 4 - 6 tuần sau khi hết triệu chứng.
- Để kháng acid: Liều dùng tối đa khuyến cáo để chữa triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, không nên dùng quá 2 tuần, trừ khi có lời khuyên hoặc giám sát của thầy thuốc.
- Trong loét dạ dày tá tràng, vì không có mối liên quan giữa hết triệu chứng và lành vết loét, cần uống tiếp tục thuốc kháng acid ít nhất 4 - 6 tuần sau khi hết triệu chứng.
4. Chống chỉ định khi dùng Hantacid
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
- Bệnh nhân suy thận nặng.
- Bệnh nhân suy nhược cơ thể, tiền sản giật, nhiễm độc kiềm, tăng magnesi huyết, giảm phosphat huyết.
- Bệnh nhân đang thẩm tách máu, loét ruột kết, viêm ruột thừa, tắc ruột, hẹp môn vị.
- Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm, đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc bị suy thận.
- Rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
- Bệnh nhân suy thận nặng.
- Bệnh nhân suy nhược cơ thể, tiền sản giật, nhiễm độc kiềm, tăng magnesi huyết, giảm phosphat huyết.
- Bệnh nhân đang thẩm tách máu, loét ruột kết, viêm ruột thừa, tắc ruột, hẹp môn vị.
- Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm, đặc biệt ở trẻ mất nước hoặc bị suy thận.
5. Thận trọng khi dùng Hantacid
- Cần dùng thận trọng với người có suy tim sung huyết, phù, xơ gan.
- Bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình và nhược cơ.
- Tiêu chảy mãn tính, táo bón, chế độ ăn ít natri, xuất huyết đường tiêu hóa chưa xác định chẩn đoán.
- Người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú (tránh liều cao kéo dài). Theo dõi nhịp tim của thai nhi.
- Có thể gây thiếu phosphat ở bệnh nhân có chế độ ăn ít phosphat. Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách dùng thường xuyên sữa và các chất có phosphat. Kiểm tra định kỳ nồng độ phosphat trong quá trình điều trị lâu dài.
- Bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình và nhược cơ.
- Tiêu chảy mãn tính, táo bón, chế độ ăn ít natri, xuất huyết đường tiêu hóa chưa xác định chẩn đoán.
- Người cao tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú (tránh liều cao kéo dài). Theo dõi nhịp tim của thai nhi.
- Có thể gây thiếu phosphat ở bệnh nhân có chế độ ăn ít phosphat. Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách dùng thường xuyên sữa và các chất có phosphat. Kiểm tra định kỳ nồng độ phosphat trong quá trình điều trị lâu dài.
6. Tác dụng không mong muốn
- Những tác dụng phụ toàn thân hiếm gặp ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường.
- Thường gặp: táo bón, tiêu chảy.
- Ít gặp: liều cao gây tắc nghẽn ruột, giảm phosphat huyết.
- Ở những bệnh nhân suy thận mãn tính có thể gây tăng magnesi huyết, nhuyễn xương, bệnh não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ.
- Thường gặp: táo bón, tiêu chảy.
- Ít gặp: liều cao gây tắc nghẽn ruột, giảm phosphat huyết.
- Ở những bệnh nhân suy thận mãn tính có thể gây tăng magnesi huyết, nhuyễn xương, bệnh não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ.
7. Tương tác với các thuốc khác
- Thuốc kháng acid tương tác với nhiều thuốc khác do làm thay đổi pH dạ dày, thuốc được hấp thu và tạo thành phức hợp không được hấp thu. Những tương tác này có thể giảm bằng cách dùng thuốc kháng acid cách thuốc khác 2-3 giờ.
- Nhôm hydroxyd có thể làm giảm sự hấp thu của những thuốc dùng đồng thời như: tetracyclin, digoxin, indomethacin, muối sắt, isoniazid, allopurinol, benzodiazepin, corticosteroid, penicilamin, phenothiazin, ranitidin, ketoconazol, itraconazol có thể làm giảm sự hấp thu của những thuốc này.
- Sự hấp thu nhôm từ ống tiêu hóa có thể tăng nếu dùng chung với citrat hay acid ascorbic.
- Magnesi hydroxyd làm giảm hấp thu tetracyclin và biphosphonat.
- Nhôm hydroxyd có thể làm giảm sự hấp thu của những thuốc dùng đồng thời như: tetracyclin, digoxin, indomethacin, muối sắt, isoniazid, allopurinol, benzodiazepin, corticosteroid, penicilamin, phenothiazin, ranitidin, ketoconazol, itraconazol có thể làm giảm sự hấp thu của những thuốc này.
- Sự hấp thu nhôm từ ống tiêu hóa có thể tăng nếu dùng chung với citrat hay acid ascorbic.
- Magnesi hydroxyd làm giảm hấp thu tetracyclin và biphosphonat.
8. Dược lý
TÍNH CHẤT DƯỢC LỰC
- Hỗn hợp cân bằng giữa 2 tác nhân kháng acid Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxyd có tác dụng trung hòa acid hydrochlorid trong dạ dày nhưng không làm giảm tiết acid; làm giảm các triệu chứng dư acid có liên quan đến loét tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm thực quản và khó tiêu; ức chế tác dụng tiêu protid của pepsin, tác dụng này rất quan trọng ở người bệnh loét dạ dày. Nhôm hydroxyd làm tăng pH dạ dày chậm và có thể gây táo bón trong khi Magnesi hydroxyd tác dụng nhanh và có thể gây tiêu chảy. Sự kết hợp tạo ra tác dụng khởi đầu nhanh và tăng thời gian tác dụng, đồng thời ít có tác dụng phụ.
TÍNH CHẤT DƯỢC ĐỘNG
- Nhôm hydroxyd tan chậm trong dạ dày và phản ứng với acid hydrochlorid dạ dày tạo thành nhôm chlorid và nước. Khoảng 17 - 30% nhôm chlorid tạo thành được hấp thu và thải trừ nhanh qua thận ở người có chức năng thận bình thường; ở những bệnh nhân suy thận có nguy cơ tích lũy nhôm (đặc biệt trong xương và hệ thần kinh trung ương) và dẫn đến độc tính nhôm. Ở ruột non, nhôm chlorid chuyển nhanh thành muối nhôm không tan, kém hấp thu. Nhôm phối hợp với phosphat tạo thành nhôm phosphat không tan trong ruột và được thải trừ qua phân.
- Magnesi hydroxyd phản ứng tương đối nhanh với acid hydrochlorid trong dạ dày tạo thành magnesi chlorid và nước. Khoảng 30% ion magnesi hấp thu vào ruột non. Trong huyết tương, khoảng 25-30% magnesi gắn với protein. Magnesi được thải trừ qua nước tiểu (phần được hấp thu) và phân (phần không được hấp thu). Lượng nhỏ magnesi phân bố trong sữa mẹ. Magnesi đi qua được nhau thai.
- Hỗn hợp cân bằng giữa 2 tác nhân kháng acid Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxyd có tác dụng trung hòa acid hydrochlorid trong dạ dày nhưng không làm giảm tiết acid; làm giảm các triệu chứng dư acid có liên quan đến loét tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm thực quản và khó tiêu; ức chế tác dụng tiêu protid của pepsin, tác dụng này rất quan trọng ở người bệnh loét dạ dày. Nhôm hydroxyd làm tăng pH dạ dày chậm và có thể gây táo bón trong khi Magnesi hydroxyd tác dụng nhanh và có thể gây tiêu chảy. Sự kết hợp tạo ra tác dụng khởi đầu nhanh và tăng thời gian tác dụng, đồng thời ít có tác dụng phụ.
TÍNH CHẤT DƯỢC ĐỘNG
- Nhôm hydroxyd tan chậm trong dạ dày và phản ứng với acid hydrochlorid dạ dày tạo thành nhôm chlorid và nước. Khoảng 17 - 30% nhôm chlorid tạo thành được hấp thu và thải trừ nhanh qua thận ở người có chức năng thận bình thường; ở những bệnh nhân suy thận có nguy cơ tích lũy nhôm (đặc biệt trong xương và hệ thần kinh trung ương) và dẫn đến độc tính nhôm. Ở ruột non, nhôm chlorid chuyển nhanh thành muối nhôm không tan, kém hấp thu. Nhôm phối hợp với phosphat tạo thành nhôm phosphat không tan trong ruột và được thải trừ qua phân.
- Magnesi hydroxyd phản ứng tương đối nhanh với acid hydrochlorid trong dạ dày tạo thành magnesi chlorid và nước. Khoảng 30% ion magnesi hấp thu vào ruột non. Trong huyết tương, khoảng 25-30% magnesi gắn với protein. Magnesi được thải trừ qua nước tiểu (phần được hấp thu) và phân (phần không được hấp thu). Lượng nhỏ magnesi phân bố trong sữa mẹ. Magnesi đi qua được nhau thai.
9. Quá liều và xử trí quá liều
Có rất ít trường hợp quá liều pantoprazol được ghi nhận. Các liều tiêm truyền pantoprazol 378, 230, và 266 mg/kg (gấp 38, 46 và 177 lần liều gợi ý trên người tính trên diện tích bề mặt da) gây tử vong ở chuột cống, chuột nhắt và chó. Các triệu chứng độc tính cấp như mất thăng bằng, gập người, méo miệng, lệch người, mất phản xạ thính giác và rùng mình.
Pantoprazol không được loại trừ bằng thẩm tách. Trong trường hợp quá liều, nên dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ.
Pantoprazol không được loại trừ bằng thẩm tách. Trong trường hợp quá liều, nên dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ.
10. Bảo quản
Bảo quản nơi khô, mát, nhiệt độ dưới 30°C. Tránh ánh sáng.