Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Metformin Boston 850mg
Mỗi viên nén bao phim Metformin Boston 850 chứa:
- Hoạt chất: Metformin hydroclorid 850mg.
- Tá dược: Kollidon K30, magnesi stearat, HPMC
- Hoạt chất: Metformin hydroclorid 850mg.
- Tá dược: Kollidon K30, magnesi stearat, HPMC
2. Công dụng của Metformin Boston 850mg
- Điều trị bệnh đái tháo đường type II, đặc biệt ở những bệnh nhân thừa cân, kết hợp với chế độ ăn kiêng và tập thể dục.
- Ở người lớn, có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc kết hợp với các thuốc trị đái tháo đường đường uống khác hoặc với insulin.
- Ở trẻ em từ 10 tuổi trở lên và thanh thiếu niên, có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc kết hợp với insulin.
- Ở người lớn, có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc kết hợp với các thuốc trị đái tháo đường đường uống khác hoặc với insulin.
- Ở trẻ em từ 10 tuổi trở lên và thanh thiếu niên, có thể sử dụng đơn trị liệu hoặc kết hợp với insulin.
3. Liều lượng và cách dùng của Metformin Boston 850mg
Cách dùng
Dùng uống, uống nguyên viên thuốc không được nhai, uống trong hoặc sau bữa ăn. Ví dụ, với liều 2 viên cho mỗi ngày, dùng 1 viên cho bữa ăn sáng và 1 viên cho bữa ăn tối.
Liều dùng
Người lớn
Đơn trị liệu và phối hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường đường uống khác
- Liều khởi đầu thông thường của metformin hydrochlorid 850 mg/lần, 2 đến 3 lần mỗi ngày, uống cùng hoặc sau bữa ăn.
- Sau 10-15 ngày, liều dùng nên được điều trỉnh trên cơ sở đo glucose huyết. Một sự tăng chậm liều có thể cải thiện khả năng dung nạp đường tiêu hóa
- Liều tối đa 3 viên/ngày, chai 3 lần uống trong ngày
- Nếu chuyển từ thuốc trị đái tháo đường đường uống khác qua dùng metformin thì ngưng thuốc đang uống và dùng liều khởi đầu như trên
Kết hợp với insulin
Có thể sử dụng liệu pháp phối hợp metformin và insulin để kiểm soát glucose huyết tốt hơn. Metformin hydrochlorid được đưa ra ở liều khởi đầu thông thường là 850 mg, uống 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, trong khi liều insulin được điều chỉnh trên cơ sở đo glucose huyết.
Người cao tuổi
Do chức năng thận giảm ở người lớn tuổi, liều metformin nên được điều chỉnh dựa trên chức năng thận. Cần theo dõi thường xuyên chức năng thận.
Bệnh nhân suy thận
- Trường hợp suy giảm chức năng thận, phải điều chỉnh liều theo chức năng thận
- Metformin có thể sử dụng ở bệnh nhân suy thận vừa, giai đoạn 3a (độ thanh thải creatinin CrCl = 45-95 ml/phút hoặc mức lọc cầu thận ước lượng eGFR = 45-59ml/phút/1.73m2) chỉ trong trường hợp không có điều kiện khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic với liều sau đây: 850mg metformin hydroclorid/lần/ngày
- Các chức năng thận nên được theo dõi chặt chẽ (3-6 tháng)
Trẻ 10 tuổi trở lên và thanh thiếu niên
- Liều khởi đầu thông thường là 850 mg metformin hydrochlorid, ngày 1 lần, uống cùng hoặc sau bữa ăn.
- Sau 10-15 ngày, liều dùng nên được điều chỉnh trên cơ sở đo glucose huyết. Tối đa 2 viên/ngày uống vào bữa ăn sáng và tối.
Dùng uống, uống nguyên viên thuốc không được nhai, uống trong hoặc sau bữa ăn. Ví dụ, với liều 2 viên cho mỗi ngày, dùng 1 viên cho bữa ăn sáng và 1 viên cho bữa ăn tối.
Liều dùng
Người lớn
Đơn trị liệu và phối hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường đường uống khác
- Liều khởi đầu thông thường của metformin hydrochlorid 850 mg/lần, 2 đến 3 lần mỗi ngày, uống cùng hoặc sau bữa ăn.
- Sau 10-15 ngày, liều dùng nên được điều trỉnh trên cơ sở đo glucose huyết. Một sự tăng chậm liều có thể cải thiện khả năng dung nạp đường tiêu hóa
- Liều tối đa 3 viên/ngày, chai 3 lần uống trong ngày
- Nếu chuyển từ thuốc trị đái tháo đường đường uống khác qua dùng metformin thì ngưng thuốc đang uống và dùng liều khởi đầu như trên
Kết hợp với insulin
Có thể sử dụng liệu pháp phối hợp metformin và insulin để kiểm soát glucose huyết tốt hơn. Metformin hydrochlorid được đưa ra ở liều khởi đầu thông thường là 850 mg, uống 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, trong khi liều insulin được điều chỉnh trên cơ sở đo glucose huyết.
Người cao tuổi
Do chức năng thận giảm ở người lớn tuổi, liều metformin nên được điều chỉnh dựa trên chức năng thận. Cần theo dõi thường xuyên chức năng thận.
Bệnh nhân suy thận
- Trường hợp suy giảm chức năng thận, phải điều chỉnh liều theo chức năng thận
- Metformin có thể sử dụng ở bệnh nhân suy thận vừa, giai đoạn 3a (độ thanh thải creatinin CrCl = 45-95 ml/phút hoặc mức lọc cầu thận ước lượng eGFR = 45-59ml/phút/1.73m2) chỉ trong trường hợp không có điều kiện khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic với liều sau đây: 850mg metformin hydroclorid/lần/ngày
- Các chức năng thận nên được theo dõi chặt chẽ (3-6 tháng)
Trẻ 10 tuổi trở lên và thanh thiếu niên
- Liều khởi đầu thông thường là 850 mg metformin hydrochlorid, ngày 1 lần, uống cùng hoặc sau bữa ăn.
- Sau 10-15 ngày, liều dùng nên được điều chỉnh trên cơ sở đo glucose huyết. Tối đa 2 viên/ngày uống vào bữa ăn sáng và tối.
4. Chống chỉ định khi dùng Metformin Boston 850mg
- Quá mẫn với metformin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Nhiễm toan chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính bao gồm nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
- Tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Bệnh nhân suy thận nặng (eGFR < 30 ml/phút/1,73m2).
- Các điều kiện cấp tính làm thay đổi chức năng thận như: Mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc.
- Bệnh có thể gây nên tình trạng thiếu oxy mô (đặc biệt là bệnh cấp tính, hoặc nặng hơn của bệnh mãn tính) như: Suy tim mất bù, suy hô hấp, vừa bị nhồi máu cơ tim, sốc.
- Suy gan, ngộ độc rượu cấp tính, nghiện rượu.
- Nhiễm toan chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính bao gồm nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
- Tiền hôn mê do đái tháo đường.
- Bệnh nhân suy thận nặng (eGFR < 30 ml/phút/1,73m2).
- Các điều kiện cấp tính làm thay đổi chức năng thận như: Mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc.
- Bệnh có thể gây nên tình trạng thiếu oxy mô (đặc biệt là bệnh cấp tính, hoặc nặng hơn của bệnh mãn tính) như: Suy tim mất bù, suy hô hấp, vừa bị nhồi máu cơ tim, sốc.
- Suy gan, ngộ độc rượu cấp tính, nghiện rượu.
5. Thận trọng khi dùng Metformin Boston 850mg
- Nhiễm acid lactic ở bệnh nhân bị suy thận đáng kể. Nguy cơ hạ đường huyết khi dùng kết hợp thuốc hạ đường huyết khác.
- Bệnh nhân suy tim có nhiều nguy cơ của tình trạng thiếu oxy và suy thận. Ở bệnh nhân suy tim mạn tính ổn định, metformin có thể được sử dụng với một giám sát thường xuyên chức năng tim và thận.
- Bệnh nhân cần được khuyến cáo về sự cần thiết của dinh dưỡng điều trị và metformin chỉ là hỗ trợ chứ không thể thay thế chế độ ăn uống hợp lý.
- Metformin được bài tiết chủ yếu qua thận, do đó nguy cơ tích luỹ và nhiễm acid lactic tăng lên theo mức độ suy giảm chức năng thận. Vì vậy metformin không phù hợp để điều trị cho người cao tuổi, đây là nhóm người thường có suy giảm chức năng thận.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
- Phải tạm ngừng sử dụng metformin cho bệnh nhân chụp X- quang có tiêm chất cản quang chứa iod trước 2 - 3 ngày và sau 2 ngày.
- Phải ngừng dùng metformin khi tiến hành phẫu thuật và không dùng cho người bị suy giảm chức năng gan.
- Bệnh nhân suy tim có nhiều nguy cơ của tình trạng thiếu oxy và suy thận. Ở bệnh nhân suy tim mạn tính ổn định, metformin có thể được sử dụng với một giám sát thường xuyên chức năng tim và thận.
- Bệnh nhân cần được khuyến cáo về sự cần thiết của dinh dưỡng điều trị và metformin chỉ là hỗ trợ chứ không thể thay thế chế độ ăn uống hợp lý.
- Metformin được bài tiết chủ yếu qua thận, do đó nguy cơ tích luỹ và nhiễm acid lactic tăng lên theo mức độ suy giảm chức năng thận. Vì vậy metformin không phù hợp để điều trị cho người cao tuổi, đây là nhóm người thường có suy giảm chức năng thận.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
- Phải tạm ngừng sử dụng metformin cho bệnh nhân chụp X- quang có tiêm chất cản quang chứa iod trước 2 - 3 ngày và sau 2 ngày.
- Phải ngừng dùng metformin khi tiến hành phẫu thuật và không dùng cho người bị suy giảm chức năng gan.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát tốt về sử dụng metformin cho phụ nữ có thai, do đó không nên sử dụng metformin cho phụ nữ có thai trừ khi thật sự cần thiết.
- Bởi vì nguy cơ gây hạ đường huyết ở những đứa trẻ bú mẹ, cần quyết định nên ngừng thuốc hay ngừng cho con bú, trong đó quan tâm tới tầm quan trọng của thuốc đối với mẹ.
- Bởi vì nguy cơ gây hạ đường huyết ở những đứa trẻ bú mẹ, cần quyết định nên ngừng thuốc hay ngừng cho con bú, trong đó quan tâm tới tầm quan trọng của thuốc đối với mẹ.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
- Khi dùng một mình metformin thì không có nguy cơ rõ rệt khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
- Khi dùng phối hợp các thuốc trị đái tháo đường khác thì nhất thiết phải được cảnh báo về nguy cơ hạ đường huyết quá mức dẫn đến thiếu tập trung trong lái xe và vận hành máy móc.
- Khi dùng phối hợp các thuốc trị đái tháo đường khác thì nhất thiết phải được cảnh báo về nguy cơ hạ đường huyết quá mức dẫn đến thiếu tập trung trong lái xe và vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
- Thường gặp về đường tiêu hoá, có liên quan đến liều, thường xảy ra lúc mới bắt đầu điều trị và có tính nhất thời: chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy. .
- Tác dụng không mong muốn được phân loại theo tần suất như sau: rất thường gặp (> 1/10), thường gặp (> 1/100 đến < 1/10), ít gặp (> 1/1.000 đến < 1/100), hiếm gặp (> 1/10.000 đến < 1/1.000), rất hiếm gặp (< 1/10.000), chưa rõ (không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn).
Rối loạn đường tiêu hóa
- Thường gặp: Chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
- Rất hiếm gặp: Nhiễm acid lactic. Giảm hấp thu vitamin B12.
Rối loạn hệ thần kinh
- Thường gặp: Rối loạn vị giác
Rối loạn tiêu hóa
- Thường gặp: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và chán ăn.
Rối loạn gan mật
- Rất hiếm gặp: Viêm gan.
Rối loạn da và các mô dưới da
- Rất hiếm: Dị ứng da như ban đỏ, ngứa, nổi mề đay.
Rối loạn tim mạch
- Chưa rõ: Loạn nhịp thất, kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, đột tử do tim mạch.
Báo cáo phản ứng có hại: sau khi thuốc được cấp phép lưu hành rất quan trọng để tiếp tục giám sát cân bằng lợi ích/nguy cơ của thuốc. Cán bộ y tế cần báo cáo tất cả phản ứng có hại về Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
- Tác dụng không mong muốn được phân loại theo tần suất như sau: rất thường gặp (> 1/10), thường gặp (> 1/100 đến < 1/10), ít gặp (> 1/1.000 đến < 1/100), hiếm gặp (> 1/10.000 đến < 1/1.000), rất hiếm gặp (< 1/10.000), chưa rõ (không thể ước tính từ dữ liệu có sẵn).
Rối loạn đường tiêu hóa
- Thường gặp: Chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
- Rất hiếm gặp: Nhiễm acid lactic. Giảm hấp thu vitamin B12.
Rối loạn hệ thần kinh
- Thường gặp: Rối loạn vị giác
Rối loạn tiêu hóa
- Thường gặp: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và chán ăn.
Rối loạn gan mật
- Rất hiếm gặp: Viêm gan.
Rối loạn da và các mô dưới da
- Rất hiếm: Dị ứng da như ban đỏ, ngứa, nổi mề đay.
Rối loạn tim mạch
- Chưa rõ: Loạn nhịp thất, kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, đột tử do tim mạch.
Báo cáo phản ứng có hại: sau khi thuốc được cấp phép lưu hành rất quan trọng để tiếp tục giám sát cân bằng lợi ích/nguy cơ của thuốc. Cán bộ y tế cần báo cáo tất cả phản ứng có hại về Trung tâm Quốc gia hoặc Trung tâm khu vực về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Không dùng chung với:
- Rượu: ngộ độc rượu cấp tính có liên quan với tăng nguy cơ nhiễm acid lactic, đặc biệt là trong trường hợp nhịn đói hoặc suy dinh dưỡng, suy gan.
- Các chất cản quang có chứa Iod: trong trường hợp chụp X-quang bằng các chất cản quang đường tĩnh mạch có thể dẫn tới suy thận, dẫn đến việc tích tụ metformin và nguy cơ nhiễm acid lactic. Phải ngừng sử dụng metformin trước đó hoặc tại thời điểm chụp X-quang và chỉ dùng trở lại 48 giờ sau khi làm xét nghiệm và chỉ sau khi chức năng thận đã được đánh giá lại và trở nên bình thường.
Kết hợp phải thận trọng:
- Các thuốc glucocorticoid (dùng toàn thân và tại chỗ), chẹn beta 2 và lợi tiểu có tác dụng làm tăng đường huyết. Thông báo cho bệnh nhân và kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị. Nếu cần thiết, điều chỉnh liều lượng thuốc trị bệnh đái tháo đường trong suốt thời gian điều trị với các thuốc khác hoặc ngừng điều trị.
- Thuốc lợi tiểu, đặc biệt là thuốc lợi tiểu quai: có thể làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic do giảm chức năng thận.
- Rượu: ngộ độc rượu cấp tính có liên quan với tăng nguy cơ nhiễm acid lactic, đặc biệt là trong trường hợp nhịn đói hoặc suy dinh dưỡng, suy gan.
- Các chất cản quang có chứa Iod: trong trường hợp chụp X-quang bằng các chất cản quang đường tĩnh mạch có thể dẫn tới suy thận, dẫn đến việc tích tụ metformin và nguy cơ nhiễm acid lactic. Phải ngừng sử dụng metformin trước đó hoặc tại thời điểm chụp X-quang và chỉ dùng trở lại 48 giờ sau khi làm xét nghiệm và chỉ sau khi chức năng thận đã được đánh giá lại và trở nên bình thường.
Kết hợp phải thận trọng:
- Các thuốc glucocorticoid (dùng toàn thân và tại chỗ), chẹn beta 2 và lợi tiểu có tác dụng làm tăng đường huyết. Thông báo cho bệnh nhân và kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị. Nếu cần thiết, điều chỉnh liều lượng thuốc trị bệnh đái tháo đường trong suốt thời gian điều trị với các thuốc khác hoặc ngừng điều trị.
- Thuốc lợi tiểu, đặc biệt là thuốc lợi tiểu quai: có thể làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic do giảm chức năng thận.
10. Dược lý
- Metformin là một biguanid có tác dụng chống tăng đường huyết, làm hạ glucose huyết tương cơ bản và sau khi ăn. Metformin không kích thích tiết insulin và vì thế không gây hạ đường huyết ở người không mắc bệnh đái tháo đường.
- Metformin hoạt động qua 3 cơ chế:
+ Giảm sự tạo thành glucose ở gan bằng cách ức chế tân tạo đường và phân hủy glycogen.
+ Trong cơ, gia tăng sự nhạy cảm của insulin, cải thiện việc sử dụng glucose ở ngoại biên.
+ Làm chậm hấp thu glucose ở ruột.
- Metformin kích thích sự tổng hợp glycogen ở tế bào bằng cách tác động lên glycogen synthase.
- Metformin gia tăng khả năng vận chuyển của các loại vận chuyển glucose màng (GLUT).
- Ở người, ngoài tác dụng điều trị đái tháo đường, metformin còn tạo thuận lợi cho sự chuyển hóa lipid. Điều này đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát trung và dài hạn ở các liều điều trị: metformin làm giảm cholesterol toàn phần, cholesterol tỷ trọng thấp (LDL cholesterol) và triglycerid.
- Metformin hoạt động qua 3 cơ chế:
+ Giảm sự tạo thành glucose ở gan bằng cách ức chế tân tạo đường và phân hủy glycogen.
+ Trong cơ, gia tăng sự nhạy cảm của insulin, cải thiện việc sử dụng glucose ở ngoại biên.
+ Làm chậm hấp thu glucose ở ruột.
- Metformin kích thích sự tổng hợp glycogen ở tế bào bằng cách tác động lên glycogen synthase.
- Metformin gia tăng khả năng vận chuyển của các loại vận chuyển glucose màng (GLUT).
- Ở người, ngoài tác dụng điều trị đái tháo đường, metformin còn tạo thuận lợi cho sự chuyển hóa lipid. Điều này đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát trung và dài hạn ở các liều điều trị: metformin làm giảm cholesterol toàn phần, cholesterol tỷ trọng thấp (LDL cholesterol) và triglycerid.
11. Quá liều và xử trí quá liều
- Không thấy giảm đường huyết sau khi uống 85g metformin, mặc dù đã xảy ra nhiễm acid lactic.
- Nhiễm acid lactic là một cấp cứu y khoa và phải được điều trị tại bệnh viện. Phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ lactat và metformin là chạy thận nhân tạo.
- Nhiễm acid lactic là một cấp cứu y khoa và phải được điều trị tại bệnh viện. Phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ lactat và metformin là chạy thận nhân tạo.
12. Bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.