lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm Escivex 20 hộp 3 vỉ x 10 viên

Thuốc điều trị rối loạn lo âu và trầm cảm Escivex 20 hộp 3 vỉ x 10 viên

Danh mục:Thuốc tác động lên thần kinh
Thuốc cần kê toa:
Dạng bào chế:Viên nén
Số đăng ký:VN-19409-15
Nước sản xuất:Ấn Độ
Hạn dùng:Xem thêm trên bao bì sản phẩm
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Giao hàng
nhanh chóng
Nhà thuốc
uy tín
Dược sĩ tư vấn
miễn phí
Dược sĩDược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Escivex 20

Thành phần của 1 viên Escivex 20
Escitalopram (dưới dạng Escitalopram oxalat) 20mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên.

2. Công dụng của Escivex 20

Điều trị các bệnh trầm cảm ở người lớn và trẻ em từ 12-17 tuổi.
Chứng lo âu toàn thể ở người lớn.
Cơn hoảng sợ có hoặc không có cá ám ảnh sợ khoảng trống.
Chứng lo âu xã hội, sợ tiếp xúc với xã hội.
Chứng ám ảnh cưỡng bức.

3. Liều lượng và cách dùng của Escivex 20

Liều ban đầu: bạn dùng 10 mg uống 1 lần/ngày và tăng liều lên 20 mg 1 lần/ngày nếu cần thiết sau ít nhất 1 tuần điều trị.
Liều duy trì: bạn dùng 10 đến 20 mg uống 1 lần/ngày.
Liều tối đa: bạn dùng 20 mg uống 1 lần/ngày.
Liều thông thường dùng cho người cao tuổi bị trầm cảm:
Liều khuyên dùng là 10 mg uống 1 lần/ngày.
Đối với trẻ 12 đến 17 tuổi:
Liều khởi đầu: bạn dùng 10 mg cho trẻ uống 1 lần/ngày và tăng liều lên 20 mg 1 lần/ngày nếu cần thiết sau ít nhất 3 tuần điều trị
Liều duy trì: bạn dùng 10 đến 20 mg cho trẻ uống 1 lần/ngày.
Liều tối đa: bạn dùng 20 mg cho trẻ uống 1 lần/ngày.
Cách dùng: Thuốc uống vào buổi sáng/ tối cùng với bữa ăn hoặc trong bữa ăn

4. Chống chỉ định khi dùng Escivex 20

Không sử dụng phối hợp với thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO) hoặc đã sử dụng IMAO liều cuối trong vòng 14 ngày.
Không phối hợp với Pimozid.
Không phối hợp với thuốc gây kéo dài khoảng QT.
Quá mẫn với thành phần của thuốc.

5. Thận trọng khi dùng Escivex 20

Có nguy cơ tăng mức độ trầm cảm, có ý định tự Sắt.
Hội chứng Serotonin.
Tránh giảm liều đột ngột, cần giảm liều từ từ, quá trình này có thể kéo dài trong vài tuần hoặc hàng tháng.
Thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân có tiền sử co giật.
Thận trọng với bệnh nhân loạn thần.
Thận trọng khi phối hợp thuốc.
Lưu ý trên bệnh nhân có tình trạng rối loạn chuyển hóa hoặc đáp ứng huyết động học.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Chưa có báo cáo về kết quả sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú. Cần cân nhắc lợi ích/ nguy cơ đối với mẹ và bé.

7. Tác dụng không mong muốn

Có thể gây ra Hội chứng serotonin hoặc phản ứng giống hội chứng an thần ác tính với biểu hiện lâm sàng gồm: sốt, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật, gây rối loạn lên các biểu hiện sinh tồn như huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt,...
Thay đổi về tâm trí như kích động, hôn mê, hay ảo giác
Rối loạn thần kinh thực vật như nhịp tim nhanh, huyết áp không ổn định, tăng thân nhiệt,..
Rối loạn thần kinh- cơ: tăng phản xạ, động tác không biết phối hợp.
Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn, tiêu chảy.

8. Tương tác với các thuốc khác

Bất kỳ thuốc chống trầm cảm nào khác;
Buspirone;
Lithium;
Tryptophan (L-tryptophan);
Thuốc chống đông máu như warfarin;
Thuốc trị đau nửa đầu như sumatriptan, rizatriptan, các các thuốc khác;
Thuốc giảm đau chứa chất gây mê như fentanyl hoặc tramadol.
Rượu

9. Dược lý

Dược động học
Sau khi uống, Escitalopram đạt nồng độ cao nhất sau 5 giờ, nồng độ chất chuyển hóa chings S-DCT cao nhất ở 14 giờ sai khi uống. Escitalopram không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Khi điều trị liều hằng ngày, nồng độ đạt trạng thái cân bằng sau một tuần sử dụng.
Escitalopram gắn với protein huyết tương khoảng 56%. Chuyển hóa qua gan nhờ enzym CYP2C19 và CYP3A4 thành chất chuyển hóa chủ yếu là S-demethylcitalopram (S-DCT) và S-didemethylcitalopram (S-DDCT). Thực nghiệm cho thấy Escitalopram có tác dụng ức chế hấp thu serotonin cao gấp 7 lần so với chất chuyển hóa S-DCT và cao hơn 27 lần so với S-DDCT.
Thời gian bán thải khoảng 27-32 giờ, và được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến dược động học:
Ở trẻ vị thành niên (12-17 tuổi) khi uống liều 10mg, AUC của Escitalopram thấp hơn 19% và Cmax cao hơn 26 % so với người lớn uống cùng liều.
Ở người trên 65 tuổi, nửa đời thải trừ của thuốc tăng khoảng 50%. Nguy cơ ADR ở người già cao hơn. Liều khuyến cáo dùng ở độ tuổi này là 10mg/ngày.
Ở bệnh nhân suy gan, thời gian bán thải cao gấp đôi so với người bình thường.
Bệnh nhân suy thận, Độ thanh thải giảm khoảng 17%, mức độ suy thận nhẹ và vừa, chưa cần giảm liều. Chưa có báo cáo về dược động học của Escitalopram với bệnh nhân suy thận nặng.
Dược lực học
Escitalopram là một chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc, là thuốc chống trầm cảm dẫn chất phthalan vòng đôi. Escitalopram có khả năng ức chế tái hấp thu serotonin màng trước khớp thần kinh gấp 100 so với đồng phân hình phải và gấp 2 lần so với loại hỗn hợp đồng phân.
Escitalopram tăng tác dụng của serotonin trong hệ thần kinh trung ương, hầu như không có tác dụng tái hấp thu đối với các chất dẫn truyền thần kinh khác như Dopamin, Norepinephrin.
Escitalopram cho tác dụng chống trầm cảm sau 1 tuần, và hiệu quả còn tùy thuộc vào từng đối tượng. Trung bình đạt được đáp ứng lâm sàng đầy đủ sau 8-12 tuần điều trị.

10. Quá liều và xử trí quá liều

Triệu chứng: co giật, hôn mê, hạ huyết áp, mất ngủ,... có thể suy thận cấp.
Xử lý : thở oxy, rửa dạ dày và sử dụng than hoạt. Theo dõi tình trạng tim mạch và các chỉ số sinh tồn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu quá liều Escitalopram.

11. Bảo quản

Xem trên bao bì của sản phẩm

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(6 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.8/5.0

5
1
0
0
0