Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Olanzapine 10mg SaVipharm
Mỗi viên nén bao phim chứa:
Olanzapin 10 mg.
Olanzapin 10 mg.
2. Công dụng của Olanzapine 10mg SaVipharm
Ðiều trị bệnh tâm thần phân liệt: Olanzapine có hiệu quả để duy trì cải thiện tình trạng lâm sàng khi tiếp tục điều trị bằng olanzapine ở những người bệnh đã có đáp ứng với lần điều trị đầu tiên.
Ðiều trị giai đoạn hưng cảm mức độ trung bình và nặng: Ở những bệnh nhân có giai đoạn hưng cảm đáp ứng tốt với điều trị bằng olanzapine, thuốc còn được chỉ định để dự phòng tái phát trên bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực.
Ðiều trị giai đoạn hưng cảm mức độ trung bình và nặng: Ở những bệnh nhân có giai đoạn hưng cảm đáp ứng tốt với điều trị bằng olanzapine, thuốc còn được chỉ định để dự phòng tái phát trên bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực.
3. Liều lượng và cách dùng của Olanzapine 10mg SaVipharm
Cách dùng:
Olanzapin được dùng đường uống, có thể uống trong bữa ăn hoặc cách xa bữa ăn. Các bệnh nhân có biểu hiện buồn ngủ kéo dài có thể sử dụng liều hằng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Liều dùng olanzapin phải được hiệu chỉnh thận trọng trên từng bệnh nhân và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả. Liều dùng nên được tăng dần và chia thành nhiều liều trong ngày khi khởi đầu điều trị để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn.
Người lớn
Tâm thần phân liệt:
Liều khởi đầu 5 -10 mg. Thường uống 1 lần/ngày. Liều có thể tăng khoảng 5 mg/ngày trong vòng 5 - 7 ngày cho tới liều đích 10 mg/ ngày. Hiệu chỉnh liều ở giai đoạn sau thường phải cách nhau không dưới 7 ngày, tăng hoặc giảm 5 mg/ngày, cho tới liều tối đa khuyến cáo 20 mg/ngày.
Liều duy trì: 10 - 20 mg x 1 lần/ngày.
Bệnh lưỡng cực (Đợt hưng cảm hoặc hỗn hợp):
Đơn trị liệu: Liều khởi đầu là 10 -15 mg/ngày uống 1 lần. Liều có thể tăng 5 mg/ngày, cách nhau không dưới 24 giờ. Liều duy trì là 5 - 20 mg/ngày. Liếu tối đa khuyến cáo 20 mg/ngày.
Liệu pháp phối hợp (với lithi hoặc valproat): Liều khởi đầu 10-15 mg/ ngày, uống 1 lần. Liều dùng có thể dao động trong phạm vi: 5 - 20 mg/ngày.
Phòng ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực:
Khoảng liều là 5 - 20 mg/ngày. Đối với bệnh nhân đã điều trị đợt hưng cảm bằng olanzapin, tiếp tục phòng ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực với liều như vậy. Nếu xuất hiện hưng cảm, hỗn hợp hoặc đợt trầm cảm, nên tiếp tục điều trị với olanzapin (với liều được tối ưu hóa nếu cần thiết), đi kèm với điều trị hỗ trợ triệu chứng cảm xúc, như chỉ định lâm sàng
Trẻ em
Trẻ em dưới 13 tuổi: Chưa xác định độ an toàn và hiệu quả.
Trẻ em từ 13 -17 tuổi: Khi sử dụng olanzapin cần phải thận trọng và có sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa.
Tâm thần phân liệt: Liều khởi đầu: 2,5 - 5 mg/ngày uống 1 lần. Liều đích 10 mg/ngày. Có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm liều 2,5 mg hoặc 5 mg. Liều tối đã 20 mg/ngày.
Bệnh lưỡng cực: Liều khởi đầu: 2,5 - 5 mg/ngày uống 1 lần. Liều đích 10 mg/ngày. Có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm liều 2,5 mg hoặc 5 mg. Liều tối đa 20 mg/ ngày.
Đối tượng đặc biệt
Người cao tuổi: Liều khởi đầu thấp (5 mg/ ngày) không thường được chỉ định nhưng có thể cân nhắc sử dụng cho bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên khi tình trạng lâm sàng đảm bảo.
Suy thận và/hoặc suy gan: Liều khởi đầu thấp (5 mg) nên được cân nhắc ở những bệnh nhân này. Trong trường hợp suy gan trung bình (xơ gan, Child-Pugh nhóm A hoặc B), liều khởi đầu nên là 5 mg và chỉ tăng liều một cách thận trọng.
Người hút thuốc lá: Liều khởi đầu và khoảng liều thường không cần thay đổi ở người hút thuốc so với người không hút thuốc. Chuyển hóa của olanzapin có thể tăng ở người hút thuốc. Khuyến cáo theo dõi lâm sàng và có thể cân nhắc tăng liều olanzapin nếu cần thiết.
Khi có nhiều hơn 1 yếu tố có thể làm chậm chuyển hóa (nữ giới, người cao tuổi, không hút thuốc) nên cân nhắc giảm liều khởi đầu. Nên cẩn thận khi tăng liều trên những bệnh nhân này.
Ngừng dùng thuốc: nên cân nhắc giảm liều từ từ khi ngừng olanzapin.
Olanzapin được dùng đường uống, có thể uống trong bữa ăn hoặc cách xa bữa ăn. Các bệnh nhân có biểu hiện buồn ngủ kéo dài có thể sử dụng liều hằng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Liều dùng olanzapin phải được hiệu chỉnh thận trọng trên từng bệnh nhân và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả. Liều dùng nên được tăng dần và chia thành nhiều liều trong ngày khi khởi đầu điều trị để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn.
Người lớn
Tâm thần phân liệt:
Liều khởi đầu 5 -10 mg. Thường uống 1 lần/ngày. Liều có thể tăng khoảng 5 mg/ngày trong vòng 5 - 7 ngày cho tới liều đích 10 mg/ ngày. Hiệu chỉnh liều ở giai đoạn sau thường phải cách nhau không dưới 7 ngày, tăng hoặc giảm 5 mg/ngày, cho tới liều tối đa khuyến cáo 20 mg/ngày.
Liều duy trì: 10 - 20 mg x 1 lần/ngày.
Bệnh lưỡng cực (Đợt hưng cảm hoặc hỗn hợp):
Đơn trị liệu: Liều khởi đầu là 10 -15 mg/ngày uống 1 lần. Liều có thể tăng 5 mg/ngày, cách nhau không dưới 24 giờ. Liều duy trì là 5 - 20 mg/ngày. Liếu tối đa khuyến cáo 20 mg/ngày.
Liệu pháp phối hợp (với lithi hoặc valproat): Liều khởi đầu 10-15 mg/ ngày, uống 1 lần. Liều dùng có thể dao động trong phạm vi: 5 - 20 mg/ngày.
Phòng ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực:
Khoảng liều là 5 - 20 mg/ngày. Đối với bệnh nhân đã điều trị đợt hưng cảm bằng olanzapin, tiếp tục phòng ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực với liều như vậy. Nếu xuất hiện hưng cảm, hỗn hợp hoặc đợt trầm cảm, nên tiếp tục điều trị với olanzapin (với liều được tối ưu hóa nếu cần thiết), đi kèm với điều trị hỗ trợ triệu chứng cảm xúc, như chỉ định lâm sàng
Trẻ em
Trẻ em dưới 13 tuổi: Chưa xác định độ an toàn và hiệu quả.
Trẻ em từ 13 -17 tuổi: Khi sử dụng olanzapin cần phải thận trọng và có sự giám sát chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa.
Tâm thần phân liệt: Liều khởi đầu: 2,5 - 5 mg/ngày uống 1 lần. Liều đích 10 mg/ngày. Có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm liều 2,5 mg hoặc 5 mg. Liều tối đã 20 mg/ngày.
Bệnh lưỡng cực: Liều khởi đầu: 2,5 - 5 mg/ngày uống 1 lần. Liều đích 10 mg/ngày. Có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm liều 2,5 mg hoặc 5 mg. Liều tối đa 20 mg/ ngày.
Đối tượng đặc biệt
Người cao tuổi: Liều khởi đầu thấp (5 mg/ ngày) không thường được chỉ định nhưng có thể cân nhắc sử dụng cho bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên khi tình trạng lâm sàng đảm bảo.
Suy thận và/hoặc suy gan: Liều khởi đầu thấp (5 mg) nên được cân nhắc ở những bệnh nhân này. Trong trường hợp suy gan trung bình (xơ gan, Child-Pugh nhóm A hoặc B), liều khởi đầu nên là 5 mg và chỉ tăng liều một cách thận trọng.
Người hút thuốc lá: Liều khởi đầu và khoảng liều thường không cần thay đổi ở người hút thuốc so với người không hút thuốc. Chuyển hóa của olanzapin có thể tăng ở người hút thuốc. Khuyến cáo theo dõi lâm sàng và có thể cân nhắc tăng liều olanzapin nếu cần thiết.
Khi có nhiều hơn 1 yếu tố có thể làm chậm chuyển hóa (nữ giới, người cao tuổi, không hút thuốc) nên cân nhắc giảm liều khởi đầu. Nên cẩn thận khi tăng liều trên những bệnh nhân này.
Ngừng dùng thuốc: nên cân nhắc giảm liều từ từ khi ngừng olanzapin.
4. Chống chỉ định khi dùng Olanzapine 10mg SaVipharm
Tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của chế phẩm.
Người có nguy cơ bệnh glaucoma góc đóng.
Người có nguy cơ bệnh glaucoma góc đóng.
5. Thận trọng khi dùng Olanzapine 10mg SaVipharm
Thận trọng với các bệnh nhân cao tuổi có rối loạn tâm thần/rối loạn hành vi liên quan đến sa sút trí tuệ do nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong, chủ yếu do nguyên nhân tim mạch hoặc nhiễm khuẩn.
Sử dụng olanzapine trong điều trị rối loạn tâm thần liên quan đến chủ vận dopamine ở bệnh nhân bị bệnh parkinson không được khuyến cáo. Trong các thử nghiệm lâm sàng, triệu chứng xấu đi của parkinson và ảo giác đã được báo cáo thường xuyên hơn so với giả dược và olanzapine không có hiệu quả hơn giả dược trong điều trị các triệu chứng loạn thần.
Hội chứng ác tính do thuốc an thần (NMS: Neuroleptic Malignant Syndrome): Là tình trạng liên quan đến điều trị bằng thuốc chống loạn thần, có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh. Hiếm có báo cáo về NMS liên quan đến olanzapine. Những biểu hiện lâm sàng của NMS là sốt cao, cứng cơ, trạng thái tâm thần thay đổi và có biểu hiện không ổn định của hệ thần kinh thực vật (mạch hoặc huyết áp không đều, nhịp tim nhanh, toát mồ hôi, loạn nhịp tim). Những dấu hiệu khác gồm tăng creatine phosphokinase, myoglobin niệu (tiêu cơ vân) và suy thận cấp. Cần ngừng ngay tất cả các thuốc chống loạn thần, kể cả olanzapine khi bệnh nhân có các biểu hiện và triệu chứng của NMS hoặc khi sốt cao không rõ nguyên nhân mà không có các biểu hiện lâm sàng của NMS.
Sử dụng olanzapine trong điều trị rối loạn tâm thần liên quan đến chủ vận dopamine ở bệnh nhân bị bệnh parkinson không được khuyến cáo. Trong các thử nghiệm lâm sàng, triệu chứng xấu đi của parkinson và ảo giác đã được báo cáo thường xuyên hơn so với giả dược và olanzapine không có hiệu quả hơn giả dược trong điều trị các triệu chứng loạn thần.
Hội chứng ác tính do thuốc an thần (NMS: Neuroleptic Malignant Syndrome): Là tình trạng liên quan đến điều trị bằng thuốc chống loạn thần, có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh. Hiếm có báo cáo về NMS liên quan đến olanzapine. Những biểu hiện lâm sàng của NMS là sốt cao, cứng cơ, trạng thái tâm thần thay đổi và có biểu hiện không ổn định của hệ thần kinh thực vật (mạch hoặc huyết áp không đều, nhịp tim nhanh, toát mồ hôi, loạn nhịp tim). Những dấu hiệu khác gồm tăng creatine phosphokinase, myoglobin niệu (tiêu cơ vân) và suy thận cấp. Cần ngừng ngay tất cả các thuốc chống loạn thần, kể cả olanzapine khi bệnh nhân có các biểu hiện và triệu chứng của NMS hoặc khi sốt cao không rõ nguyên nhân mà không có các biểu hiện lâm sàng của NMS.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai
Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát trên phụ nữ mang thai. Nên khuyên bệnh nhân thông báo cho bác sỹ nếu có thai hoặc có ý định mang thai trong khi điều trị với olanzapin. Tuy nhiên, do kinh nghiệm trên người còn hạn chế, chỉ nên sử dụng olanzapin khi mang thai nếu lợi ích lớn hơn những nguy cơ có thể có cho thai nhi. Trẻ sơ sinh phơi nhiễm với thuốc chống loạn thần trong 3 tháng cuối thai kì có nguy cơ bị các tác dụng không mong muốn như triệu chứng ngoại tháp và/hoặc triệu chứng cai thuốc với nhiều mức độ nặng và thời gian mắc khác nhau. Có báo cáo kích động, tăng/ giảm trương lực cơ, run, buồn ngủ, suy hô hấp hoặc khó cho ăn ở trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh nên được theo dõi cẩn thận.
Phụ nữ cho con bú
Trong nghiên cứu ở phụ nữ khỏe mạnh cho con bú, olanzapin tiết qua sữa mẹ. Phơi nhiễm trung bình ở trẻ sơ sinh (mg kg) ở trạng thái ổn định được dự đoán là khoảng 1,8% liều olanzapin ở người mẹ. Nên khuyên bệnh nhân không cho con bú khi đang dùng olanzapin.
Khả năng sinh sản
Tác động trên khả năng sinh sản vẫn chưa rõ.
Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát trên phụ nữ mang thai. Nên khuyên bệnh nhân thông báo cho bác sỹ nếu có thai hoặc có ý định mang thai trong khi điều trị với olanzapin. Tuy nhiên, do kinh nghiệm trên người còn hạn chế, chỉ nên sử dụng olanzapin khi mang thai nếu lợi ích lớn hơn những nguy cơ có thể có cho thai nhi. Trẻ sơ sinh phơi nhiễm với thuốc chống loạn thần trong 3 tháng cuối thai kì có nguy cơ bị các tác dụng không mong muốn như triệu chứng ngoại tháp và/hoặc triệu chứng cai thuốc với nhiều mức độ nặng và thời gian mắc khác nhau. Có báo cáo kích động, tăng/ giảm trương lực cơ, run, buồn ngủ, suy hô hấp hoặc khó cho ăn ở trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh nên được theo dõi cẩn thận.
Phụ nữ cho con bú
Trong nghiên cứu ở phụ nữ khỏe mạnh cho con bú, olanzapin tiết qua sữa mẹ. Phơi nhiễm trung bình ở trẻ sơ sinh (mg kg) ở trạng thái ổn định được dự đoán là khoảng 1,8% liều olanzapin ở người mẹ. Nên khuyên bệnh nhân không cho con bú khi đang dùng olanzapin.
Khả năng sinh sản
Tác động trên khả năng sinh sản vẫn chưa rõ.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng cua olanzapin lên khả năng lái xe và vận hành máy móc được thực hiện. Vì olanzapin có thể gây buồn ngủ và chóng mặt, bệnh nhân nên thận trọng về việc lái xé hoặc vân hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
Thường gặp, ADR > 1/100
Chuyển hoá và dinh dưỡng: Tăng cân, tăng cholesterol, glucose, triglyceride, glucose niệu, tăng sự thèm ăn.
Thần kinh trung ương: Lơ mơ, chóng mặt, bồn chồn, parkinson, rối loạn vận động.
Mạch máu: Hạ huyết áp tư thế.
Tăng prolactin huyết tương.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.
Tiêu hoá: Tác động kháng cholinergic nhẹ và thoáng qua bao gồm táo bón và khô miệng.
Gan mật: Tăng ALT, AST không triệu chứng (thường thoáng qua), đặc biệt khi bắt đầu điều trị.
Da: Phát ban.
Cơ xương và mô liên kết: Đau khớp.
Rối loạn cương dương ở nam giới, giảm khả năng tình dục ở nam giới và nữ giới.
Suy nhược, mệt mỏi, phù, sốt.
Tăng phosphatase kiềm, tăng creatine phosphokinase, tăng gamma glutamyltransferase, tăng acid uric.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/10
Miễn dịch: Quá mẫn.
Chuyển hoá và dinh dưỡng: Làm nặng thêm hoặc gây đợt cấp đái tháo đường, đôi khi kết hợp với nhiễm toan ceton hoặc hôn mê, một vài trường hợp tử vong.
Thần kinh trung ương: Động kinh, loạn trương lực cơ, rối loạn vận động muộn, hay quên, rối loạn vận ngôn.
Tim: Nhịp tim chậm, khoảng QT kéo dài.
Mạch máu: Huyết khối (bao gồm thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu).
Hô hấp: Chảy máu cam.
Chuyển hoá và dinh dưỡng: Tăng cân, tăng cholesterol, glucose, triglyceride, glucose niệu, tăng sự thèm ăn.
Thần kinh trung ương: Lơ mơ, chóng mặt, bồn chồn, parkinson, rối loạn vận động.
Mạch máu: Hạ huyết áp tư thế.
Tăng prolactin huyết tương.
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.
Tiêu hoá: Tác động kháng cholinergic nhẹ và thoáng qua bao gồm táo bón và khô miệng.
Gan mật: Tăng ALT, AST không triệu chứng (thường thoáng qua), đặc biệt khi bắt đầu điều trị.
Da: Phát ban.
Cơ xương và mô liên kết: Đau khớp.
Rối loạn cương dương ở nam giới, giảm khả năng tình dục ở nam giới và nữ giới.
Suy nhược, mệt mỏi, phù, sốt.
Tăng phosphatase kiềm, tăng creatine phosphokinase, tăng gamma glutamyltransferase, tăng acid uric.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/10
Miễn dịch: Quá mẫn.
Chuyển hoá và dinh dưỡng: Làm nặng thêm hoặc gây đợt cấp đái tháo đường, đôi khi kết hợp với nhiễm toan ceton hoặc hôn mê, một vài trường hợp tử vong.
Thần kinh trung ương: Động kinh, loạn trương lực cơ, rối loạn vận động muộn, hay quên, rối loạn vận ngôn.
Tim: Nhịp tim chậm, khoảng QT kéo dài.
Mạch máu: Huyết khối (bao gồm thuyên tắc phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu).
Hô hấp: Chảy máu cam.
9. Tương tác với các thuốc khác
Tránh không nên phối hợp: Không nên phối hợp olanzapin với levomethadyl do nguy cơ độc tính trên tim (kéo dài khoảng QT, gây xoắn đỉnh), với metoclopramid do tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng ngoại tháp, hội chứng an thần kinh ác tính.
Các tương tác có khả năng ảnh hưởng olanzapin
Diazepam: Dùng chung làm tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế.
Cảm ứng CYP1A2: Chuyển hóa olanzapin có thể tăng do hút thuốc (nicotin) và các thuốc cảm ứng CYP1A2 (carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, rifampicin, omeprazol), có thể dẫn đến giảm nồng độ olanzapin. Độ thanh thải olanzapin tăng ít hoặc vừa. Ảnh hưởng lâm sàng thường nhỏ, khuyến cáo theo dõi lâm sàng và tăng liều olanzapin nếu cần thiết.
Ức chế CYP1A2: Fluvoxamin, một chất ức chế CYP1A2, cho thấy sự ức chế đáng kể chuyển hóa của olanzapin. Nên cân nhắc dùng liều khởi đầu olanzapin thấp hơn ở những bệnh nhân đang dùng fluvoxamin hoặc các thuốc ức chế CYP1A2 khác, như ciprofloxacin, cafein, erythromycin, quinidin. Cân nhắc giảm liều olanzapin đang dùng khi bắt đẩu điều trị với các thuốc ức chế CYP1A2.
Giảm sinh khả dụng
Than hoạt tính làm giảm sinh khả dụng cùa olanzapin dùng đường uống khoảng 50 - 60% và nên được dùng ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng olanzapin.
Warfarin (liều đơn 20 mg), fluoxetin (thuốc ức chế CYP2D6), liều đơn antacid (nhôm, magnesi) hoặc cimetidin không ảnh hưởng đáng kể đến dược động học của olanzapin.
Tương tác dược lý: Không nên dùng dopamin, adrenalin hoặc thuốc tác động giống giao cảm khác trên thụ thể beta ở bệnh nhân đang điều trị olanzapin, do có khả năng làm trầm trọng thêm hạ huyết áp do tác dụng ức chế thụ thể alpha của olanzapin.
Olanzapin có thể ảnh hưởng đến các thuốc khác
Olanzapin có thể đối kháng với tác dụng của levodopa và các chất chủ vận dopamin.
Olanzapin làm tăng tác dụng (táo bón, khô miệng, an thần, bí tiểu, rối loạn thị giác) của thuốc kháng cholinergic, làm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuổc chống tăng huyết áp.
Olanzapin không ức chế các isoenzym CYP450 chính in vitro (như 1A2, 2D6, 2C19, 3A4). Do vậy không có nguy cơ tương tác nào. Nhiên cứu in vivo, không thấy sự ức chế các hoạt chất sau: thuốc trị trầm cảm 3 vòng (đại diện cho chuyển hóa qua CYP2D6), warfarin (CYP2C9), theophyllin (CYP1A2) hoặc diazepam (CYP3A4 và 2C19).
Olanzapin không tương tác khi dùng chung với lithi hoặc biperiden.
Theo dõi nồng độ valproat trong huyết tương cho thấy không cần hiệu chinh liều valproat sau khi dùng đồng thời với olanzapin.
Tác động trên hệ thần kinh trung ương
Nên thận trọng khi dùng olanzapin ở bệnh nhân dùng rượu hoặc các thuốc có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương.
Không khuyến cáo dùng đồng thời olanzapin với thuốc điều trị Parkinson ở bệnh nhân bị Parkinson và mất trí nhớ.
Khoảng QT
Thận trọng khi sử dụng olanzapin với các thuốc có khả năng gây kéo dài khoảng QT.
Các tương tác có khả năng ảnh hưởng olanzapin
Diazepam: Dùng chung làm tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế.
Cảm ứng CYP1A2: Chuyển hóa olanzapin có thể tăng do hút thuốc (nicotin) và các thuốc cảm ứng CYP1A2 (carbamazepin, phenobarbital, phenytoin, rifampicin, omeprazol), có thể dẫn đến giảm nồng độ olanzapin. Độ thanh thải olanzapin tăng ít hoặc vừa. Ảnh hưởng lâm sàng thường nhỏ, khuyến cáo theo dõi lâm sàng và tăng liều olanzapin nếu cần thiết.
Ức chế CYP1A2: Fluvoxamin, một chất ức chế CYP1A2, cho thấy sự ức chế đáng kể chuyển hóa của olanzapin. Nên cân nhắc dùng liều khởi đầu olanzapin thấp hơn ở những bệnh nhân đang dùng fluvoxamin hoặc các thuốc ức chế CYP1A2 khác, như ciprofloxacin, cafein, erythromycin, quinidin. Cân nhắc giảm liều olanzapin đang dùng khi bắt đẩu điều trị với các thuốc ức chế CYP1A2.
Giảm sinh khả dụng
Than hoạt tính làm giảm sinh khả dụng cùa olanzapin dùng đường uống khoảng 50 - 60% và nên được dùng ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi dùng olanzapin.
Warfarin (liều đơn 20 mg), fluoxetin (thuốc ức chế CYP2D6), liều đơn antacid (nhôm, magnesi) hoặc cimetidin không ảnh hưởng đáng kể đến dược động học của olanzapin.
Tương tác dược lý: Không nên dùng dopamin, adrenalin hoặc thuốc tác động giống giao cảm khác trên thụ thể beta ở bệnh nhân đang điều trị olanzapin, do có khả năng làm trầm trọng thêm hạ huyết áp do tác dụng ức chế thụ thể alpha của olanzapin.
Olanzapin có thể ảnh hưởng đến các thuốc khác
Olanzapin có thể đối kháng với tác dụng của levodopa và các chất chủ vận dopamin.
Olanzapin làm tăng tác dụng (táo bón, khô miệng, an thần, bí tiểu, rối loạn thị giác) của thuốc kháng cholinergic, làm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuổc chống tăng huyết áp.
Olanzapin không ức chế các isoenzym CYP450 chính in vitro (như 1A2, 2D6, 2C19, 3A4). Do vậy không có nguy cơ tương tác nào. Nhiên cứu in vivo, không thấy sự ức chế các hoạt chất sau: thuốc trị trầm cảm 3 vòng (đại diện cho chuyển hóa qua CYP2D6), warfarin (CYP2C9), theophyllin (CYP1A2) hoặc diazepam (CYP3A4 và 2C19).
Olanzapin không tương tác khi dùng chung với lithi hoặc biperiden.
Theo dõi nồng độ valproat trong huyết tương cho thấy không cần hiệu chinh liều valproat sau khi dùng đồng thời với olanzapin.
Tác động trên hệ thần kinh trung ương
Nên thận trọng khi dùng olanzapin ở bệnh nhân dùng rượu hoặc các thuốc có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương.
Không khuyến cáo dùng đồng thời olanzapin với thuốc điều trị Parkinson ở bệnh nhân bị Parkinson và mất trí nhớ.
Khoảng QT
Thận trọng khi sử dụng olanzapin với các thuốc có khả năng gây kéo dài khoảng QT.
10. Dược lý
Olanzapine là thuốc chống loạn thần có tác dụng lên một số hệ receptor. Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng, olanzapine có ái lực với các receptor của serotonin 5HT2A/2C, 5HT3, 5HT8, dopamine D1, D2, D3, D4, D5, muscarine M1 – M5, adrenergic α1 và histamine H1. Các nghiên cứu về hành vi động vật cho thấy olanzapine có tác dụng đối kháng với thụ thể 5HT (5 - hydroxytryptamine), với dopamine và kháng cholinergic phù hợp với khả năng gắn kết vào các receptor.
Olanzapine có ái lực mạnh hơn với receptor của serotonin 5HT2 in vitro so với D2 và hoạt tính 5HT2 in vivo mạnh hơn so với hoạt tính D2. Các nghiên cứu điện sinh lý đã chứng minh olanzapine gây giảm một cách chọn lọc sự kích hoạt các tế bào thần kinh dopaminergic ở mesolimbic (A10) nhưng ít có tác dụng đến thể vân (A9) trong chức năng vận động. Olanzapine làm giảm đáp ứng né tránh có điều kiện, là một thử nghiệm xác định tác dụng chống loạn thần khi dùng liều thấp hơn liều gây ra chứng giữ nguyên thế (một tác dụng phụ trên chức năng vận động).
Olanzapine có ái lực mạnh hơn với receptor của serotonin 5HT2 in vitro so với D2 và hoạt tính 5HT2 in vivo mạnh hơn so với hoạt tính D2. Các nghiên cứu điện sinh lý đã chứng minh olanzapine gây giảm một cách chọn lọc sự kích hoạt các tế bào thần kinh dopaminergic ở mesolimbic (A10) nhưng ít có tác dụng đến thể vân (A9) trong chức năng vận động. Olanzapine làm giảm đáp ứng né tránh có điều kiện, là một thử nghiệm xác định tác dụng chống loạn thần khi dùng liều thấp hơn liều gây ra chứng giữ nguyên thế (một tác dụng phụ trên chức năng vận động).
11. Quá liều và xử trí quá liều
Dấu hiệu và triệu chứng
Triệu chứng rất thường gặp khi quá liều (tỉ lệ > 10%) bao gồm nhanh nhịp tim, kích động/ hung hăng, loạn vận ngôn, nhiều triệu chứng ngoại tháp và giảm mức độ ý thức từ an thần đến hôn mê. Các di chứng đáng kể của quá liều bao gồm mê sảng, co giật, hôn mê, có thể có hội chứng an thần kinh ác tính, suy hô hấp, sặc, hạ hoặc tăng huyết áp, loạn nhịp tim (< 2% các ca quá liều), và ngưng tim phổi. Đã có báo cáo tử vong với quá liều olanzapin cấp tính thấp như 450 mg, nhưng cũng có những ca sống sót sau khi quá liều cấp tính khoảng 2 g olanzapin đường uống.
Xử trí
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho olanzapin. Không khuyến cáo kích thích gây nôn. Có thể áp dụng những biện pháp điều trị quá liều chuẩn (như rửa dạ dày, dùng than hoạt tính). Sử dụng đồng thời than hoạt tính cho thấy làm giảm sinh khả dụng của olanzapin 50 - 60 %.
Nên điều trị triệu chứng và theo dõi dấu hiệu sống dựa trên tình trạng lâm sàng, bao gồm điều trị hạ huyết áp và suy tuần hoàn và hỗ trợ chức năng hô hấp. Không dùng epinephrin, dopamin hoặc các thuốc cường giao cảm chủ vận beta, vì kích thích beta có thể làm nặng hơn tình trạng hạ huyết áp. Cần theo dõi tim mạch để phát hiện rối loạn nhịp tim có thể có. Nên theo dõi bệnh nhân cẩn thận cho đến khi hồi phục.
Triệu chứng rất thường gặp khi quá liều (tỉ lệ > 10%) bao gồm nhanh nhịp tim, kích động/ hung hăng, loạn vận ngôn, nhiều triệu chứng ngoại tháp và giảm mức độ ý thức từ an thần đến hôn mê. Các di chứng đáng kể của quá liều bao gồm mê sảng, co giật, hôn mê, có thể có hội chứng an thần kinh ác tính, suy hô hấp, sặc, hạ hoặc tăng huyết áp, loạn nhịp tim (< 2% các ca quá liều), và ngưng tim phổi. Đã có báo cáo tử vong với quá liều olanzapin cấp tính thấp như 450 mg, nhưng cũng có những ca sống sót sau khi quá liều cấp tính khoảng 2 g olanzapin đường uống.
Xử trí
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho olanzapin. Không khuyến cáo kích thích gây nôn. Có thể áp dụng những biện pháp điều trị quá liều chuẩn (như rửa dạ dày, dùng than hoạt tính). Sử dụng đồng thời than hoạt tính cho thấy làm giảm sinh khả dụng của olanzapin 50 - 60 %.
Nên điều trị triệu chứng và theo dõi dấu hiệu sống dựa trên tình trạng lâm sàng, bao gồm điều trị hạ huyết áp và suy tuần hoàn và hỗ trợ chức năng hô hấp. Không dùng epinephrin, dopamin hoặc các thuốc cường giao cảm chủ vận beta, vì kích thích beta có thể làm nặng hơn tình trạng hạ huyết áp. Cần theo dõi tim mạch để phát hiện rối loạn nhịp tim có thể có. Nên theo dõi bệnh nhân cẩn thận cho đến khi hồi phục.
12. Bảo quản
Giữ thuốc trong bao bì gốc của nhà sản xuất, đậy kín.
Để thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C, và ngoài tẩm với của trẻ em.
Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn ghi trên bao bì (hộp và vỉ thuốc).
Để thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C, và ngoài tẩm với của trẻ em.
Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn ghi trên bao bì (hộp và vỉ thuốc).