Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Lostad HCT 50/12.5
Mỗi viên nén bao phim Lostad HCT 50/12,5 mg chứa:
Losartan kali: 50mg
Hydroclorothiazid: 12.5mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Losartan kali: 50mg
Hydroclorothiazid: 12.5mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
2. Công dụng của Lostad HCT 50/12.5
Lostad HCT được dùng để điều trị tăng huyết áp. Dạng phối hợp liều cố định này không được chỉ định cho điều trị khởi đầu tăng huyết áp, ngoại trừ trường hợp tăng huyết áp nặng mà lợi ích của việc kiểm soát huyết áp cần đạt được nhanh chóng vượt xa nguy cơ gặp phải trong điều trị khởi đầu ở những bệnh nhân này. Lostad HCT cũng được chỉ định nhằm giảm nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tăng huyết áp và phì đại tâm thất trái, nhưng có bằng chứng cho rằng liều có ích này không có hiệu quả đối với những bệnh nhân da đen.
3. Liều lượng và cách dùng của Lostad HCT 50/12.5
Lostad HCT được dùng bằng đường uống, cùng hoặc không cùng với thức ăn.
Tăng huyết áp
- Xác định liều dựa trên hiệu quả lâm sàng: Người bệnh có huyết áp không được kiểm soát tốt với liệu pháp đơn trị losartan hoặc hydroclorothiazid có thể chuyển sang dùng 1 viên Lostad HCT 50/12,5 mg x 1 lần/ngày. Nếu huyết áp vẫn chưa được kiểm soát sau khoảng 3 tuần điều trị có thể tăng lên 1 viên Lostad HCT 100/25 mg x 1 lần/ngày.
- Liều thường dùng là 1 viên Lostad HCT 50/12,5 mg x 1 lần/ngày. Khuyến cáo không dùng quá 1 viên Lostad HCT 100/25 mg x 1 lần/ngày. Hiệu quả chống tăng huyết áp đạt được tối đa sau 3 tuần khởi đầu trị liệu.
Tăng huyết áp nặng
Liều khởi đầu là 1 viên Lostad HCT 50/12,5 mg x 1 lần/ngày. Đối với những bệnh nhân không đáp ứng tốt với 1 viên Lostad HCT 50/12,5 mg sau 2-4 tuần điều trị, có thể tăng liều lên 1 viên Lostad HCT 100/25 mg x 1 lần/ngày. Liều tối đa là 1 viên Lostad HCT 100/25 mg x 1 lần/ngày.
Tăng huyết áp kèm phì đại tâm thất trái
Nên điều trị khởi đầu với losartan 50 mg x 1 lần/ngày. Nếu huyết áp chưa giảm tương xứng thì thay thế bằng 1 viên Lostad HCT 50/12,5 mg. Nếu cần giảm huyết áp hơn nữa, có thể thay thế bằng Lostad HCT 100/12,5 mg, sau đó dùng Lostad HCT 100/25 mg.
Tăng huyết áp
- Xác định liều dựa trên hiệu quả lâm sàng: Người bệnh có huyết áp không được kiểm soát tốt với liệu pháp đơn trị losartan hoặc hydroclorothiazid có thể chuyển sang dùng 1 viên Lostad HCT 50/12,5 mg x 1 lần/ngày. Nếu huyết áp vẫn chưa được kiểm soát sau khoảng 3 tuần điều trị có thể tăng lên 1 viên Lostad HCT 100/25 mg x 1 lần/ngày.
- Liều thường dùng là 1 viên Lostad HCT 50/12,5 mg x 1 lần/ngày. Khuyến cáo không dùng quá 1 viên Lostad HCT 100/25 mg x 1 lần/ngày. Hiệu quả chống tăng huyết áp đạt được tối đa sau 3 tuần khởi đầu trị liệu.
Tăng huyết áp nặng
Liều khởi đầu là 1 viên Lostad HCT 50/12,5 mg x 1 lần/ngày. Đối với những bệnh nhân không đáp ứng tốt với 1 viên Lostad HCT 50/12,5 mg sau 2-4 tuần điều trị, có thể tăng liều lên 1 viên Lostad HCT 100/25 mg x 1 lần/ngày. Liều tối đa là 1 viên Lostad HCT 100/25 mg x 1 lần/ngày.
Tăng huyết áp kèm phì đại tâm thất trái
Nên điều trị khởi đầu với losartan 50 mg x 1 lần/ngày. Nếu huyết áp chưa giảm tương xứng thì thay thế bằng 1 viên Lostad HCT 50/12,5 mg. Nếu cần giảm huyết áp hơn nữa, có thể thay thế bằng Lostad HCT 100/12,5 mg, sau đó dùng Lostad HCT 100/25 mg.
4. Chống chỉ định khi dùng Lostad HCT 50/12.5
- Quá mẫn với losartan hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Quá mẫn với các thiazid và các dẫn chất sulfonamid, bệnh gut, chứng vô niệu, bệnh Addison, chứng tăng calci huyết, tăng acid uric huyết, suy gan và suy thận nặng.
- Quá mẫn với các thiazid và các dẫn chất sulfonamid, bệnh gut, chứng vô niệu, bệnh Addison, chứng tăng calci huyết, tăng acid uric huyết, suy gan và suy thận nặng.
5. Thận trọng khi dùng Lostad HCT 50/12.5
- Thận trọng sử dụng losartan ở bệnh nhân hẹp động mạch thận.
- Losartan được bài tiết trong nước tiểu và trong ống mật, vì vậy nên giảm liều ở bệnh nhân suy thận và nên cân nhắc dùng cho bệnh nhân suy gan.
- Bệnh nhân giảm thể tích dịch nội mạch (ví dụ người dùng thuốc lợi tiểu liều cao) có thể xảy ra hạ huyết áp; nên điều chỉnh tình trạng giảm thể tích dịch nội mạch trước khi dùng thuốc, hoặc dùng liều khởi đầu thấp.
- Do có thể xảy ra tăng kali máu, nên theo dõi nồng độ kali huyết thanh đặc biệt ở người cao tuổi, bệnh nhân suy thận, và nên tránh sử dụng đồng thời với các thuốc lợi tiểu giữ kali.
- Khuyến cáo không dùng Lostad HCT cho những bệnh nhân suy gan cần phải chỉnh liều losartan.
- Nên kiểm tra các chất điện giải trong huyết thanh định kỳ vào những thời điểm thích hợp nhằm phát hiện tình trạng mất cân bằng điện giải có thể xảy ra. Tất cả những bệnh nhân đang điều trị với thuốc nhóm thiazid nên được theo dõi các dấu hiệu lâm sàng mắt cân bằng dịch hoặc điện giải: Hạ natri huyết, nhiễm kiềm do hạ clo huyết và hạ kali huyết.
- Nên dùng thận trọng các thiazid ở những bệnh nhân suy chức năng gan hoặc bị bệnh gan tiến triển do những thay đổi nhỏ trong cân bằng dịch và điện giải có thể dẫn đến hôn mê gan.
- Các phản ứng quá mẫn do hydroclorothiazid có thể xảy ra ở những bệnh nhân có hoặc không có tiền sử dị ứng hoặc hen phế quản, nhưng thường xảy ra hơn ở những bệnh nhân có tiền sử trên.
- Các thuốc lợi tiểu nhóm thiazid đã được báo cáo là gây tăng hoặc kích hoạt bệnh lupus ban đỏ toàn thân.
- Liệu pháp thiazid có thể làm giảm dung nạp glucose. Nên điều chỉnh liều thuốc chống đái tháo đường, kể cả insulin.
- Có thể tăng acid uric huyết hoặc gây cơn gút bộc phát ở một vài bệnh nhân đang dùng liệu pháp thiazid. Vì losartan làm giảm acid uric, losartan phối hợp với hydroclorothiazid làm giảm bớt tình trạng tăng acid uric huyết gây ra do thuốc lợi tiểu.
- Ở những bệnh nhân đái tháo đường, có thể phải điều chỉnh liều của insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết dùng uống. Thuốc lợi tiểu thiazid có thể gây tăng đường huyết. Vì vậy bệnh đái tháo đường tiềm ẩn có thể bộc lộ rõ trong quá trình điều trị với thiazid.
- Tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc có thể tăng lên ở người bệnh sau khi cắt bỏ thần kinh giao cảm.
- Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid làm tăng sự bài tiết magnesi qua đường tiểu; điều này dẫn đến hạ magnesi huyết.
- Dùng thuốc lợi tiểu nhóm thiazid có thể gây tăng nồng độ cholesterol và triglycerid.
- Người suy thận có Clcr < 30 ml/phút không khuyến cáo dùng phối hợp này, do thuốc lợi tiểu nếu phải lựa chọn là lợi tiểu quai.
- Suy gan: Dạng thuốc phối hợp này không nên dùng trong dò liều cho người suy gan, do phải bắt đầu bằng liều losartan 25 mg.
- Losartan được bài tiết trong nước tiểu và trong ống mật, vì vậy nên giảm liều ở bệnh nhân suy thận và nên cân nhắc dùng cho bệnh nhân suy gan.
- Bệnh nhân giảm thể tích dịch nội mạch (ví dụ người dùng thuốc lợi tiểu liều cao) có thể xảy ra hạ huyết áp; nên điều chỉnh tình trạng giảm thể tích dịch nội mạch trước khi dùng thuốc, hoặc dùng liều khởi đầu thấp.
- Do có thể xảy ra tăng kali máu, nên theo dõi nồng độ kali huyết thanh đặc biệt ở người cao tuổi, bệnh nhân suy thận, và nên tránh sử dụng đồng thời với các thuốc lợi tiểu giữ kali.
- Khuyến cáo không dùng Lostad HCT cho những bệnh nhân suy gan cần phải chỉnh liều losartan.
- Nên kiểm tra các chất điện giải trong huyết thanh định kỳ vào những thời điểm thích hợp nhằm phát hiện tình trạng mất cân bằng điện giải có thể xảy ra. Tất cả những bệnh nhân đang điều trị với thuốc nhóm thiazid nên được theo dõi các dấu hiệu lâm sàng mắt cân bằng dịch hoặc điện giải: Hạ natri huyết, nhiễm kiềm do hạ clo huyết và hạ kali huyết.
- Nên dùng thận trọng các thiazid ở những bệnh nhân suy chức năng gan hoặc bị bệnh gan tiến triển do những thay đổi nhỏ trong cân bằng dịch và điện giải có thể dẫn đến hôn mê gan.
- Các phản ứng quá mẫn do hydroclorothiazid có thể xảy ra ở những bệnh nhân có hoặc không có tiền sử dị ứng hoặc hen phế quản, nhưng thường xảy ra hơn ở những bệnh nhân có tiền sử trên.
- Các thuốc lợi tiểu nhóm thiazid đã được báo cáo là gây tăng hoặc kích hoạt bệnh lupus ban đỏ toàn thân.
- Liệu pháp thiazid có thể làm giảm dung nạp glucose. Nên điều chỉnh liều thuốc chống đái tháo đường, kể cả insulin.
- Có thể tăng acid uric huyết hoặc gây cơn gút bộc phát ở một vài bệnh nhân đang dùng liệu pháp thiazid. Vì losartan làm giảm acid uric, losartan phối hợp với hydroclorothiazid làm giảm bớt tình trạng tăng acid uric huyết gây ra do thuốc lợi tiểu.
- Ở những bệnh nhân đái tháo đường, có thể phải điều chỉnh liều của insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết dùng uống. Thuốc lợi tiểu thiazid có thể gây tăng đường huyết. Vì vậy bệnh đái tháo đường tiềm ẩn có thể bộc lộ rõ trong quá trình điều trị với thiazid.
- Tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc có thể tăng lên ở người bệnh sau khi cắt bỏ thần kinh giao cảm.
- Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid làm tăng sự bài tiết magnesi qua đường tiểu; điều này dẫn đến hạ magnesi huyết.
- Dùng thuốc lợi tiểu nhóm thiazid có thể gây tăng nồng độ cholesterol và triglycerid.
- Người suy thận có Clcr < 30 ml/phút không khuyến cáo dùng phối hợp này, do thuốc lợi tiểu nếu phải lựa chọn là lợi tiểu quai.
- Suy gan: Dạng thuốc phối hợp này không nên dùng trong dò liều cho người suy gan, do phải bắt đầu bằng liều losartan 25 mg.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai
Khi sử dụng trong quý hai và quý ba của thai kỳ, các thuốc có tác dụng trực tiếp trên hệ thống renin angiotensin có thể gây thương tổn, thậm chí gây tử vong cho thai nhi đang phát triển. Ngưng dùng losartan càng sớm càng tốt khi phát hiện có thai.
Phụ nữ cho con bú
Chưa biết losartan có được bài tiết vào sữa mẹ hay không, nhưng lượng đáng kể losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính của thuốc được tìm thấy trong sữa chuột cống. Thuốc lợi tiểu thiazid xuất hiện trong sữa mẹ. Do khả năng có hại cho trẻ đang bú mẹ, cần quyết định ngừng cho bú hoặc ngừng thuốc, có tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
Khi sử dụng trong quý hai và quý ba của thai kỳ, các thuốc có tác dụng trực tiếp trên hệ thống renin angiotensin có thể gây thương tổn, thậm chí gây tử vong cho thai nhi đang phát triển. Ngưng dùng losartan càng sớm càng tốt khi phát hiện có thai.
Phụ nữ cho con bú
Chưa biết losartan có được bài tiết vào sữa mẹ hay không, nhưng lượng đáng kể losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính của thuốc được tìm thấy trong sữa chuột cống. Thuốc lợi tiểu thiazid xuất hiện trong sữa mẹ. Do khả năng có hại cho trẻ đang bú mẹ, cần quyết định ngừng cho bú hoặc ngừng thuốc, có tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu về các phản ứng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, khi lái xe hay vận hành máy móc phải chú ý chóng mặt và buồn ngủ đôi khi có thể xảy ra khi điều trị tăng huyết áp, đặc biệt khi bắt đầu điều trị hoặc khi tăng liều.
8. Tác dụng không mong muốn
Losartan
- Tác dụng không mong muốn của losartan thường nhẹ và thoáng qua bao gồm chóng mặt, nhức đầu và hạ huyết áp thế đứng liên quan đến liều dùng.
- Hạ huyết áp có thể xảy ra, đặc biệt ở bệnh nhân giảm thể tích dịch (ví dụ ở người dùng thuốc lợi tiểu liều cao).
- Suy chức năng thận và hiếm gặp phát ban, mày đay, ngứa, phù mạch và tăng chỉ số men gan.
- Tăng kali huyết, đau cơ và đau khớp.
- Losartan ít gây ho hơn các thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
- Các tác dụng phụ khác đã được báo cáo khi dùng các thuốc ức chế thụ thể angiotensin II bao gồm rối loạn ở đường hô hấp, đau lưng, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi và giảm bạch cầu trung tính.
- Hiếm gặp chứng ly giải cơ vân.
Hydroclorothiazid
- Toàn thân: Yếu sức.
- Tiêu hóa: Viêm tụy, vàng da (vàng da ứ mật trong gan), viêm tuyến nước bọt, co cứng, kích ứng dạ dày.
- Huyết học: Thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu tiêu huyết, giảm tiểu cầu.
- Quá mẫn: Ban xuất huyết, nhạy cảm với ánh sáng, mề đay, viêm mạch hoại tử (viêm mạch và viêm mạch dưới da), sốt, suy hô hấp gồm viêm phổi và phù phổi.
- Chuyển hóa: Tăng glucose huyết, glucose niệu, tăng acid uric huyết.
- Cơ xương: Co cơ.
- Hệ thần kinh/tâm thần: Bồn chồn.
- Thận: Suy thận, viêm thận kẽ.
- Da: Hồng ban đa dạng gồm hội chứng Stevens-Johnson, viêm da tróc vảy gồm hoại tử biểu bì độc tính.
- Giác quan đặc biệt: Mờ mắt thoáng qua, chứng thấy sắc vàng.
- Tác dụng không mong muốn của losartan thường nhẹ và thoáng qua bao gồm chóng mặt, nhức đầu và hạ huyết áp thế đứng liên quan đến liều dùng.
- Hạ huyết áp có thể xảy ra, đặc biệt ở bệnh nhân giảm thể tích dịch (ví dụ ở người dùng thuốc lợi tiểu liều cao).
- Suy chức năng thận và hiếm gặp phát ban, mày đay, ngứa, phù mạch và tăng chỉ số men gan.
- Tăng kali huyết, đau cơ và đau khớp.
- Losartan ít gây ho hơn các thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
- Các tác dụng phụ khác đã được báo cáo khi dùng các thuốc ức chế thụ thể angiotensin II bao gồm rối loạn ở đường hô hấp, đau lưng, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi và giảm bạch cầu trung tính.
- Hiếm gặp chứng ly giải cơ vân.
Hydroclorothiazid
- Toàn thân: Yếu sức.
- Tiêu hóa: Viêm tụy, vàng da (vàng da ứ mật trong gan), viêm tuyến nước bọt, co cứng, kích ứng dạ dày.
- Huyết học: Thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu tiêu huyết, giảm tiểu cầu.
- Quá mẫn: Ban xuất huyết, nhạy cảm với ánh sáng, mề đay, viêm mạch hoại tử (viêm mạch và viêm mạch dưới da), sốt, suy hô hấp gồm viêm phổi và phù phổi.
- Chuyển hóa: Tăng glucose huyết, glucose niệu, tăng acid uric huyết.
- Cơ xương: Co cơ.
- Hệ thần kinh/tâm thần: Bồn chồn.
- Thận: Suy thận, viêm thận kẽ.
- Da: Hồng ban đa dạng gồm hội chứng Stevens-Johnson, viêm da tróc vảy gồm hoại tử biểu bì độc tính.
- Giác quan đặc biệt: Mờ mắt thoáng qua, chứng thấy sắc vàng.
9. Tương tác với các thuốc khác
Losartan kali
- Trong các nghiên cứu về tương tác thuốc, không thấy có sự tương tác dược động đáng kể giữa losartan với hydroclorothiazid, digoxin, warfarin.
- Cimetidin làm tăng AUC của losartan trong máu, nhưng không ảnh hưởng tới chất chuyển hóa.
- Phenobarbital làm giảm AUC của losartan.
- Lithi: Tương tác làm giảm đào thải lithi, vì vậy phải theo dõi nồng độ lithi trong máu.
- Rifampin, một tác nhân cảm ứng chuyển hóa thuốc, làm giảm nồng độ losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính.
- Fluconazol, một thuốc ức chế P450 2C9, làm giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính và làm tăng nồng độ losartan.
- Giống như các thuốc chẹn angiotensin II hoặc tác dụng tương tự, nếu sử dụng đồng thời với thuốc lợi tiểu giữ kali (như spironolacton, triamteren, amilorid), với thuốc bổ sung kali, hoặc với các chất thay thế muối có chứa kali thì có thể dẫn đến tăng kali huyết thanh.
- Cũng như các thuốc trị tăng huyết áp khác, hiệu quả chống tăng huyết áp của losartan có thể bị giảm đi khi sử dụng thuốc indomethacin, một thuốc kháng viêm không steroid.
- Các thuốc nhóm NSAIDs: Tương tác làm suy giảm chức năng thận.
Hydroclorothiazid
- Alcohol, barbiturat hoặc các thuốc nhóm gây ngủ: Khả năng hạ huyết áp thế đứng có thể xảy ra.
- Thuốc trị đái tháo đường (thuốc uống và insulin): Cần phải chỉnh liều thuốc trị đái tháo đường.
- Các thuốc hạ huyết áp khác: Tác dụng hiệp đồng hoặc tăng khả năng hạ huyết áp.
- Nhựa cholesyramin và colestipol: Sự hấp thu của hydroclorothiazid giảm khi có sự hiện diện của nhựa trao đổi anion. Liều đơn của nhựa cholestyramin hoặc colestipol gắn kết với hydroclorothiazid và làm giảm sự hấp thu của nhựa qua đường tiêu hóa lần lượt đến 85% và 43%.
- Corticosteroid ACTH: Làm tăng mất điện giải, đặc biệt là giảm kali huyết.
- Amin tăng huyết áp (như norepinephrin): Có thể làm giảm đáp ứng với amin tăng huyết áp nhưng không đủ để ngăn cản sử dụng.
- Thuốc giãn cơ xương, không khử cực (như tubocurarin): Có thể làm tăng đáp ứng với thuốc giãn cơ.
- Lithi: Không nên dùng cùng với thuốc lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu làm giảm độ thanh thải lithi ở thận và tăng độc tính của lithi.
- Thuốc kháng viêm không steroid gồm các thuốc ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2: Ở một vài bệnh nhân, việc dùng thuốc kháng viêm không steroid bao gồm thuốc ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2 có thể làm giảm tác dụng lợi tiểu, natri niệu và tác dụng hạ huyết áp của thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc lợi tiểu thiazid.
- Các thuốc nhóm NSAIDs: Tương tác làm suy giảm chức năng thận, giảm dòng tưới máu thận.
- Quinidin có thể gây xoắn đỉnh, làm rung thất gây nguy hiểm tính mạng.
- Các thuốc lợi tiểu thiazid làm giảm tác dụng của thuốc chống đông, thuốc điều trị gút.
- Các thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng tác dụng của thuốc gây mê, vitamin D.
- Digoxin: Tương tác với digoxin làm tăng ngộ độc digoxin (do giảm K).
- Trong các nghiên cứu về tương tác thuốc, không thấy có sự tương tác dược động đáng kể giữa losartan với hydroclorothiazid, digoxin, warfarin.
- Cimetidin làm tăng AUC của losartan trong máu, nhưng không ảnh hưởng tới chất chuyển hóa.
- Phenobarbital làm giảm AUC của losartan.
- Lithi: Tương tác làm giảm đào thải lithi, vì vậy phải theo dõi nồng độ lithi trong máu.
- Rifampin, một tác nhân cảm ứng chuyển hóa thuốc, làm giảm nồng độ losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính.
- Fluconazol, một thuốc ức chế P450 2C9, làm giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính và làm tăng nồng độ losartan.
- Giống như các thuốc chẹn angiotensin II hoặc tác dụng tương tự, nếu sử dụng đồng thời với thuốc lợi tiểu giữ kali (như spironolacton, triamteren, amilorid), với thuốc bổ sung kali, hoặc với các chất thay thế muối có chứa kali thì có thể dẫn đến tăng kali huyết thanh.
- Cũng như các thuốc trị tăng huyết áp khác, hiệu quả chống tăng huyết áp của losartan có thể bị giảm đi khi sử dụng thuốc indomethacin, một thuốc kháng viêm không steroid.
- Các thuốc nhóm NSAIDs: Tương tác làm suy giảm chức năng thận.
Hydroclorothiazid
- Alcohol, barbiturat hoặc các thuốc nhóm gây ngủ: Khả năng hạ huyết áp thế đứng có thể xảy ra.
- Thuốc trị đái tháo đường (thuốc uống và insulin): Cần phải chỉnh liều thuốc trị đái tháo đường.
- Các thuốc hạ huyết áp khác: Tác dụng hiệp đồng hoặc tăng khả năng hạ huyết áp.
- Nhựa cholesyramin và colestipol: Sự hấp thu của hydroclorothiazid giảm khi có sự hiện diện của nhựa trao đổi anion. Liều đơn của nhựa cholestyramin hoặc colestipol gắn kết với hydroclorothiazid và làm giảm sự hấp thu của nhựa qua đường tiêu hóa lần lượt đến 85% và 43%.
- Corticosteroid ACTH: Làm tăng mất điện giải, đặc biệt là giảm kali huyết.
- Amin tăng huyết áp (như norepinephrin): Có thể làm giảm đáp ứng với amin tăng huyết áp nhưng không đủ để ngăn cản sử dụng.
- Thuốc giãn cơ xương, không khử cực (như tubocurarin): Có thể làm tăng đáp ứng với thuốc giãn cơ.
- Lithi: Không nên dùng cùng với thuốc lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu làm giảm độ thanh thải lithi ở thận và tăng độc tính của lithi.
- Thuốc kháng viêm không steroid gồm các thuốc ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2: Ở một vài bệnh nhân, việc dùng thuốc kháng viêm không steroid bao gồm thuốc ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2 có thể làm giảm tác dụng lợi tiểu, natri niệu và tác dụng hạ huyết áp của thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc lợi tiểu thiazid.
- Các thuốc nhóm NSAIDs: Tương tác làm suy giảm chức năng thận, giảm dòng tưới máu thận.
- Quinidin có thể gây xoắn đỉnh, làm rung thất gây nguy hiểm tính mạng.
- Các thuốc lợi tiểu thiazid làm giảm tác dụng của thuốc chống đông, thuốc điều trị gút.
- Các thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng tác dụng của thuốc gây mê, vitamin D.
- Digoxin: Tương tác với digoxin làm tăng ngộ độc digoxin (do giảm K).
10. Dược lý
- Losartan và chất chuyển hóa chính có hoạt tính ngăn chặn tác động gây co mạch và gây tiết aldosteron của angiotensin II bằn cách ức chế có chọn lọc sự gắn kết giữa angiotensin II và thụ thể AT1 có trong nhiều mô (ví dụ: cơ trơn mạch máu, tuyến thượng thận).
Chất chuyển hóa có hoạt tính mạnh hơn losartan từ 10 đến 40 lần theo trọng lượng và là một chất ức chế không cạnh tranh, thuận nghịch của thụ thể AT1.
Cả losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính đều không ức chế ACE (kininase Il, men chuyển angiotensin I thành angiotensin II và phân hủy bradykinin), chúng cũng không gắn kết hay ngăn chặn các thụ thể của các hormon khác hay các kênh ion có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ tim mạch.
- Hydroclorothiazid là thuốc lợi tiểu nhóm thiazid. Thiazid tác động lên cơ chế tái hấp thu các chất điện giải ở ống thận, trực tiếp làm tăng bài tiết natri và clorid với lượng xấp xỉ bằng nhau. Tác động lợi tiểu của hydroclorothiazid là làm giảm thể tích huyết tương một cách gián tiếp thông qua sự bài tiết aldosteron, làm tăng kali trong nước tiểu. Angiotensin II làm trung gian cho mắt xích renin- aldosteron, do đó việc dùng đồng thời thuốc ức chế thụ thể angiotensin II có khuynh hướng đảo ngược sự mất kali do các thuốc lợi tiểu này.
Hydroclorothiazid có tác dụng hạ huyết áp, trước tiên do giảm thể tích huyết tương và dịch ngoại bào liên quan đến sự bài niệu natri. Sau đó trong quá trình dùng thuốc, tác dụng hạ huyết áp tùy thuộc vào sự giảm sức cản ngoại vi, thông qua sự thích nghỉ dần của các mạch máu trước tình trạng giảm nồng độ Na+. Vì vậy tác động hạ huyết áp của hydroclorothiazid thể hiện chậm sau 1 - 2 tuần, trong khi tác dụng lợi tiểu xảy ra nhanh có thể thấy ngay trong ngày điều trị đầu tiên.
Chất chuyển hóa có hoạt tính mạnh hơn losartan từ 10 đến 40 lần theo trọng lượng và là một chất ức chế không cạnh tranh, thuận nghịch của thụ thể AT1.
Cả losartan và chất chuyển hóa có hoạt tính đều không ức chế ACE (kininase Il, men chuyển angiotensin I thành angiotensin II và phân hủy bradykinin), chúng cũng không gắn kết hay ngăn chặn các thụ thể của các hormon khác hay các kênh ion có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ tim mạch.
- Hydroclorothiazid là thuốc lợi tiểu nhóm thiazid. Thiazid tác động lên cơ chế tái hấp thu các chất điện giải ở ống thận, trực tiếp làm tăng bài tiết natri và clorid với lượng xấp xỉ bằng nhau. Tác động lợi tiểu của hydroclorothiazid là làm giảm thể tích huyết tương một cách gián tiếp thông qua sự bài tiết aldosteron, làm tăng kali trong nước tiểu. Angiotensin II làm trung gian cho mắt xích renin- aldosteron, do đó việc dùng đồng thời thuốc ức chế thụ thể angiotensin II có khuynh hướng đảo ngược sự mất kali do các thuốc lợi tiểu này.
Hydroclorothiazid có tác dụng hạ huyết áp, trước tiên do giảm thể tích huyết tương và dịch ngoại bào liên quan đến sự bài niệu natri. Sau đó trong quá trình dùng thuốc, tác dụng hạ huyết áp tùy thuộc vào sự giảm sức cản ngoại vi, thông qua sự thích nghỉ dần của các mạch máu trước tình trạng giảm nồng độ Na+. Vì vậy tác động hạ huyết áp của hydroclorothiazid thể hiện chậm sau 1 - 2 tuần, trong khi tác dụng lợi tiểu xảy ra nhanh có thể thấy ngay trong ngày điều trị đầu tiên.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Losartan
Dữ liệu quá liều ở người còn hạn chế. Biểu hiện hay gặp nhất của quá liều là hạ huyết áp và nhịp tim nhanh; nhịp tim chậm cũng có thể xảy ra do kích thích thần kinh phó giao cảm (thần kinh phế vị). Nếu hạ huyết áp triệu chứng xảy ra, cần tiến hành các biện pháp điều trị hỗ trợ. Không thể loại bỏ losartan hoặc chất chuyển hóa có hoạt tính bằng thẩm tách máu.
Hydroclorothiazid
Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy nhất là do mất điện giải (hạ kali huyết, hạ clo huyết, hạ natri huyết) và mất nước do dùng thuốc lợi tiểu quá mức. Nếu dùng cùng với digitalis, việc hạ kali huyết có thể làm tăng chứng loạn nhịp tim. Mức độ thải trừ hydroclorothiazid bằng thẩm tách máu chưa được xác định.
Dữ liệu quá liều ở người còn hạn chế. Biểu hiện hay gặp nhất của quá liều là hạ huyết áp và nhịp tim nhanh; nhịp tim chậm cũng có thể xảy ra do kích thích thần kinh phó giao cảm (thần kinh phế vị). Nếu hạ huyết áp triệu chứng xảy ra, cần tiến hành các biện pháp điều trị hỗ trợ. Không thể loại bỏ losartan hoặc chất chuyển hóa có hoạt tính bằng thẩm tách máu.
Hydroclorothiazid
Các dấu hiệu và triệu chứng thường thấy nhất là do mất điện giải (hạ kali huyết, hạ clo huyết, hạ natri huyết) và mất nước do dùng thuốc lợi tiểu quá mức. Nếu dùng cùng với digitalis, việc hạ kali huyết có thể làm tăng chứng loạn nhịp tim. Mức độ thải trừ hydroclorothiazid bằng thẩm tách máu chưa được xác định.
12. Bảo quản
Trong bao bì kín, nơi khô, tránh ánh sáng. Nhiệt độ không quá 30°C.