Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Pamidstad 2.5
Trong mỗi viên thuốc gồm các thành phần:
- Indapamide hemihydrate 2,5mg. - Tá dược vừa đủ.
- Indapamide hemihydrate 2,5mg. - Tá dược vừa đủ.
2. Công dụng của Pamidstad 2.5
Thuốc Pamidstad 2.5 được chỉ định trong các trường hợp:
- Điều trị huyết áp cao vô căn dùng đơn trị liệu hay kết hợp với thuốc điều trị tăng huyết áp khác. - Điều trị ứ muối và dịch liên quan đến suy tim sung huyết (Trong suy tim trái nên sử dụng thuốc lợi tiểu tác dụng mạnh hơn như furosemid hay bumetanid).
- Điều trị huyết áp cao vô căn dùng đơn trị liệu hay kết hợp với thuốc điều trị tăng huyết áp khác. - Điều trị ứ muối và dịch liên quan đến suy tim sung huyết (Trong suy tim trái nên sử dụng thuốc lợi tiểu tác dụng mạnh hơn như furosemid hay bumetanid).
3. Liều lượng và cách dùng của Pamidstad 2.5
Cách sử dụng
- Thuốc sử dụng theo đường uống cùng với lượng nước vừa đủ. Nuốt nguyên viên, không cắn, nhai, bẻ, nghiền.
- Thời điểm: Uống vào buổi sáng.
Liều dùng
Liều dùng của thuốc được điều chỉnh để phù hợp với từng bệnh nhân và tình trạng của bệnh.
- Người lớn:
+ Liều khuyến cáo: 1 viên/lần/ngày. + Tác dụng của thuốc tiến triển từ từ và sẽ kiểm soát được tình trạng huyết áp sau vài tháng điều trị. Không khuyến cáo dùng liều > 1 viên/ngày vì không tăng tác dụng mà lại tăng tác dụng bất lợi của thuốc. + Nếu sử dụng đơn trị liệu không hiệu quả có thể phối hợp thêm 1 thuốc trị tăng huyết áp khác trong nhóm sau: Thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, methyldopa, clonidin, thuốc chẹn adrenergic. Không kết hợp với 1 thuốc lợi tiểu khác do gây hạ kali huyết. + Hầu như bệnh nhân không bị tái tăng huyết áp sau khi ngừng điều trị.
- Bệnh nhân suy thận: + Khi chức năng thận suy giảm nhẹ: Vẫn có thể sử dụng thuốc.
+ Suy thận nặng với độ thanh thải creatinin < 30ml/phút: Chống chỉ định. - Bệnh nhân suy gan: Không dùng thuốc khi bị suy gan nặng.
- Người cao tuổi: Không cần chỉnh liều và chỉ được chỉ định khi chức năng thận bình thường hoặc suy giảm rất ít.
- Trẻ em và trẻ thanh thiếu niên: Không khuyến cáo sử dụng do thiếu dữ liệu về an toàn và hiệu quả.
- Thuốc sử dụng theo đường uống cùng với lượng nước vừa đủ. Nuốt nguyên viên, không cắn, nhai, bẻ, nghiền.
- Thời điểm: Uống vào buổi sáng.
Liều dùng
Liều dùng của thuốc được điều chỉnh để phù hợp với từng bệnh nhân và tình trạng của bệnh.
- Người lớn:
+ Liều khuyến cáo: 1 viên/lần/ngày. + Tác dụng của thuốc tiến triển từ từ và sẽ kiểm soát được tình trạng huyết áp sau vài tháng điều trị. Không khuyến cáo dùng liều > 1 viên/ngày vì không tăng tác dụng mà lại tăng tác dụng bất lợi của thuốc. + Nếu sử dụng đơn trị liệu không hiệu quả có thể phối hợp thêm 1 thuốc trị tăng huyết áp khác trong nhóm sau: Thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, methyldopa, clonidin, thuốc chẹn adrenergic. Không kết hợp với 1 thuốc lợi tiểu khác do gây hạ kali huyết. + Hầu như bệnh nhân không bị tái tăng huyết áp sau khi ngừng điều trị.
- Bệnh nhân suy thận: + Khi chức năng thận suy giảm nhẹ: Vẫn có thể sử dụng thuốc.
+ Suy thận nặng với độ thanh thải creatinin < 30ml/phút: Chống chỉ định. - Bệnh nhân suy gan: Không dùng thuốc khi bị suy gan nặng.
- Người cao tuổi: Không cần chỉnh liều và chỉ được chỉ định khi chức năng thận bình thường hoặc suy giảm rất ít.
- Trẻ em và trẻ thanh thiếu niên: Không khuyến cáo sử dụng do thiếu dữ liệu về an toàn và hiệu quả.
4. Chống chỉ định khi dùng Pamidstad 2.5
Quá mẫn với Indapamid, nhóm sulfonamid hay bất kỳ thành phần nào của thuốc. - Suy thận nặng.
- Bệnh não gan, suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.
- Giảm kali huyết.
- Bệnh não gan, suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.
- Giảm kali huyết.
5. Thận trọng khi dùng Pamidstad 2.5
Chú ý các dấu hiệu mất thăng bằng điện giải: khô miệng, khát nước, yếu cơ, ngủ lịm, buồn ngủ. Thận trọng đặc biệt đối với bệnh nhân suy gan nặng. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể xảy ra. Phụ nữ cho con bú.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: + Có rất ít dữ liệu sử dụng indapamid trên phụ nữ có thai. Nghiên cứu trên động vật cũng ít cho thấy độc tính trên sinh sản. + Khi sử dụng trong 3 tháng cuối có thể làm giảm thể tích huyết tương ở mẹ, lưu lượng máu qua gan gây thiếu máu cục bộ và tăng trưởng chậm ở thai nhi.
+ Nên tránh dùng thuốc khi đang mang thai.
- Phụ nữ cho con bú: + Không biết thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không và lo lắng về các tác động bất lợi trên trẻ sơ sinh.
+ Indapamid có mối liên hệ với các thuốc lợi tiểu liên quan đến việc ức chế tiết sữa
+ Vì vậy để đảm bảo an toàn không sử dụng thuốc khi cho con bú.
+ Nên tránh dùng thuốc khi đang mang thai.
- Phụ nữ cho con bú: + Không biết thuốc có bài tiết vào sữa mẹ hay không và lo lắng về các tác động bất lợi trên trẻ sơ sinh.
+ Indapamid có mối liên hệ với các thuốc lợi tiểu liên quan đến việc ức chế tiết sữa
+ Vì vậy để đảm bảo an toàn không sử dụng thuốc khi cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Pamidstad 2.5 có thể gây hạ huyết áp khi mới bắt đầu điều trị và làm giảm khả năng lái xe hay khi vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: + Da và mô dưới da: Phản ứng quá mẫn, phát ban dát sần.
- Ít gặp:
+ Tiêu hóa: Nôn.
+ Da và mô dưới da: Ban xuất huyết.
- Hiếm gặp:
+ Thần kinh: Hoa mắt, mệt mỏi, đau đầu, dị cảm.
+ Tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón, khô miệng.
- Rất hiếm gặp:
+ Máu và hệ bạch huyết: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan huyết, thiếu máu bất sản, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. + Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng calci huyết.
+ Tim: Loạn nhịp tim.
+ Mạch: Hạ huyết áp.
+ Tiêu hóa: Viêm tụy.
+ Gan - mật: Bất thường chức năng gan.
+ Da và mô dưới da: Phù mạch, mề đay, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Steven-johnson.
+ Thận tiết niệu: Suy thận.
- Chưa rõ tần suất:
+ Chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm và kèm hạ kali huyết, hạ natri huyết.
+ Thần kinh: Bất tỉnh.
+ Mắt: Nhìn mờ, cận thị, suy giảm thị lực.
+ Gan - mật: Nguy cơ bệnh não gan khi bị suy gan, viêm gan.
+ Da và mô dưới da: Nhạy cảm với ánh sáng, làm nặng hơn tình trạng lupus ban đỏ.
+ Nghiên cứu: Điện tâm đồ QT kéo dài, tăng glucose máu, tăng acid uric máu, tăng men gan.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.
- Ít gặp:
+ Tiêu hóa: Nôn.
+ Da và mô dưới da: Ban xuất huyết.
- Hiếm gặp:
+ Thần kinh: Hoa mắt, mệt mỏi, đau đầu, dị cảm.
+ Tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón, khô miệng.
- Rất hiếm gặp:
+ Máu và hệ bạch huyết: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu tan huyết, thiếu máu bất sản, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. + Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng calci huyết.
+ Tim: Loạn nhịp tim.
+ Mạch: Hạ huyết áp.
+ Tiêu hóa: Viêm tụy.
+ Gan - mật: Bất thường chức năng gan.
+ Da và mô dưới da: Phù mạch, mề đay, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Steven-johnson.
+ Thận tiết niệu: Suy thận.
- Chưa rõ tần suất:
+ Chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm và kèm hạ kali huyết, hạ natri huyết.
+ Thần kinh: Bất tỉnh.
+ Mắt: Nhìn mờ, cận thị, suy giảm thị lực.
+ Gan - mật: Nguy cơ bệnh não gan khi bị suy gan, viêm gan.
+ Da và mô dưới da: Nhạy cảm với ánh sáng, làm nặng hơn tình trạng lupus ban đỏ.
+ Nghiên cứu: Điện tâm đồ QT kéo dài, tăng glucose máu, tăng acid uric máu, tăng men gan.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.
9. Tương tác với các thuốc khác
Không khuyến cáo kết hợp:
Lithi: Tăng lithi huyết tương với các dấu hiệu quá liều. Tuy nhiên nếu vẫn cần dùng thuốc lợi tiểu thì cần chỉnh liều và theo dõi nồng độ lithi huyết tương.
Thận trọng khi kết hợp:
- Các thuốc gây xoắn đỉnh như thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia, III, một số thuốc chống loạn thần: Gia tăng nguy cơ loạn nhịp thất đặc biệt là xoắn đỉnh. Nếu cần trước khi sử dụng cần theo dõi và điều trị hạ kali huyết. Theo dõi điện tâm đồ, điện giải trong huyết tương.
- NSAIDs bao gồm ức chế chọn lọc COX-2 và acid salicylic liều cao: Giảm tác dụng hạ huyết áp của Indapamid, nguy cơ suy thận ở bệnh nhân mất nước. Khi bắt đầu điều trị theo dõi chức năng thận và bù nước.
- Chất ức chế men chuyển: Nguy cơ hạ huyết áp đột ngột hoặc suy thận cấp khi có tiền sử giảm Natri. + Trong điều trị cao huyết áp đã điều trị trước đó với thuốc lợi tiểu thì trước khi dùng ức chế men chuyển cần: Dừng thuốc lợi tiểu 3 ngày trước khi dùng thuốc ACE và dùng lại thuốc lợi tiểu hạ Kali nếu cần. Hoặc sử dụng liều thấp các thuốc ACE ban đầu và tăng dần từ từ.
+ Trong suy tim sung huyết: Bắt đầu với liều thấp thuốc ACE sau đó giảm liều thuốc lợi tiểu hạ kali huyết dùng đồng thời. Đồng thời theo dõi chức năng thận khi bắt đầu điều trị.
- Các chất gây hạ kali huyết: Gia tăng tác dụng phụ gây hạ kali huyết. Theo dõi nồng độ kali huyết tương và chỉnh liều khi cần.
- Baclofen: Tăng hiệu quả hạ áp. Khi bắt đầu sử dụng cần bù nước và theo dõi chức năng thận.
- Các chất Digitalis: Giảm kali huyết gây tăng độc tính của digiatlis. Theo dõi nồng độ Kali huyết tương, ECG và điều chỉnh liều khi cần.
Xem xét khi kết hợp:
- Các thuốc lợi tiểu giữ kali: Khi kết hợp hợp lý vẫn xảy ra tình trạng tăng/hạ kali huyết đặc biệt ở bệnh nhân suy thận, tiểu đường.
- Metformin: Tăng nguy cơ metformin gây nhiễm toan lactic. Không sử dụng Metformin khi creatinin huyết tương > 15mg/l ở nam và 12 mg/l ở nữ. - Thuốc cản quang chứa iod: Mất nước, tăng nguy cơ suy thận cấp.
- Thuốc chống trầm cảm giống imipramin, thuốc an thần: Tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng.
- Muối calci: Tăng calci huyết do giảm thải trừ calci nước tiểu.
- Ciclosporin, tacrolimus: Nguy cơ tăng creatinin huyết tương. - Corticosteroid, tetracosactide (đường toàn thân): Giảm tác dụng hạ huyết áp. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải để được tư vấn và điều chỉnh phù hợp.
Lithi: Tăng lithi huyết tương với các dấu hiệu quá liều. Tuy nhiên nếu vẫn cần dùng thuốc lợi tiểu thì cần chỉnh liều và theo dõi nồng độ lithi huyết tương.
Thận trọng khi kết hợp:
- Các thuốc gây xoắn đỉnh như thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia, III, một số thuốc chống loạn thần: Gia tăng nguy cơ loạn nhịp thất đặc biệt là xoắn đỉnh. Nếu cần trước khi sử dụng cần theo dõi và điều trị hạ kali huyết. Theo dõi điện tâm đồ, điện giải trong huyết tương.
- NSAIDs bao gồm ức chế chọn lọc COX-2 và acid salicylic liều cao: Giảm tác dụng hạ huyết áp của Indapamid, nguy cơ suy thận ở bệnh nhân mất nước. Khi bắt đầu điều trị theo dõi chức năng thận và bù nước.
- Chất ức chế men chuyển: Nguy cơ hạ huyết áp đột ngột hoặc suy thận cấp khi có tiền sử giảm Natri. + Trong điều trị cao huyết áp đã điều trị trước đó với thuốc lợi tiểu thì trước khi dùng ức chế men chuyển cần: Dừng thuốc lợi tiểu 3 ngày trước khi dùng thuốc ACE và dùng lại thuốc lợi tiểu hạ Kali nếu cần. Hoặc sử dụng liều thấp các thuốc ACE ban đầu và tăng dần từ từ.
+ Trong suy tim sung huyết: Bắt đầu với liều thấp thuốc ACE sau đó giảm liều thuốc lợi tiểu hạ kali huyết dùng đồng thời. Đồng thời theo dõi chức năng thận khi bắt đầu điều trị.
- Các chất gây hạ kali huyết: Gia tăng tác dụng phụ gây hạ kali huyết. Theo dõi nồng độ kali huyết tương và chỉnh liều khi cần.
- Baclofen: Tăng hiệu quả hạ áp. Khi bắt đầu sử dụng cần bù nước và theo dõi chức năng thận.
- Các chất Digitalis: Giảm kali huyết gây tăng độc tính của digiatlis. Theo dõi nồng độ Kali huyết tương, ECG và điều chỉnh liều khi cần.
Xem xét khi kết hợp:
- Các thuốc lợi tiểu giữ kali: Khi kết hợp hợp lý vẫn xảy ra tình trạng tăng/hạ kali huyết đặc biệt ở bệnh nhân suy thận, tiểu đường.
- Metformin: Tăng nguy cơ metformin gây nhiễm toan lactic. Không sử dụng Metformin khi creatinin huyết tương > 15mg/l ở nam và 12 mg/l ở nữ. - Thuốc cản quang chứa iod: Mất nước, tăng nguy cơ suy thận cấp.
- Thuốc chống trầm cảm giống imipramin, thuốc an thần: Tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng.
- Muối calci: Tăng calci huyết do giảm thải trừ calci nước tiểu.
- Ciclosporin, tacrolimus: Nguy cơ tăng creatinin huyết tương. - Corticosteroid, tetracosactide (đường toàn thân): Giảm tác dụng hạ huyết áp. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải để được tư vấn và điều chỉnh phù hợp.
10. Quá liều và xử trí quá liều
Khi dùng với liều gấp 16 lần liều điều trị thuốc vẫn chưa có độc tính.
- Khi gặp ngộ độc cấp tính bệnh nhân bị rối loạn nước điện giải, hạ natri và kali huyết. Biểu hiện: Buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, co thắt, hoa mắt, buồn ngủ, lú lẫn, đa niệu hoặc thiểu niệu có thể dẫn đến vô niệu.
- Xử trí: Loại bỏ nhanh thuốc bằng cách rửa dạ dày và/hoặc dùng than hoạt, sau đó cân bằng lại nước, điện giải cho bệnh nhân.
- Khi gặp ngộ độc cấp tính bệnh nhân bị rối loạn nước điện giải, hạ natri và kali huyết. Biểu hiện: Buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, co thắt, hoa mắt, buồn ngủ, lú lẫn, đa niệu hoặc thiểu niệu có thể dẫn đến vô niệu.
- Xử trí: Loại bỏ nhanh thuốc bằng cách rửa dạ dày và/hoặc dùng than hoạt, sau đó cân bằng lại nước, điện giải cho bệnh nhân.
11. Bảo quản
Bảo quản nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C. Tránh ánh sáng.