lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc điều trị thiếu kẽm Tozinax Syrup hộp 1 chai 100ml

Thuốc điều trị thiếu kẽm Tozinax Syrup hộp 1 chai 100ml

Danh mục:Kẽm, magnesi
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Kẽm sulfat
Dạng bào chế:Siro
Thương hiệu:Bidiphar
Số đăng ký:VD-30655-18
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Tozinax Syrup

Mỗi 5ml chế phẩm chứa:
- Kẽm (dưới dạng kẽm sulfat monohydrat) 10 mg
- Tá dược vừa đủ 5 ml
(Tá dược: Sorbitol, Acid ascorbic, Nipagin (1 mg/ml), Kali sorbat, Hương dâu, Hương tutti fruitti, Đường RE, Propylen glycol, Glycerin, Nước cất)

2. Công dụng của Tozinax Syrup

Tozinax® syrup dùng cho người lớn và trẻ em để điều trị thiếu kẽm

3. Liều lượng và cách dùng của Tozinax Syrup

- Trẻ em dưới 10 kg: 5 ml x 2 lần/ ngày
- Trẻ em từ 10 – 20 kg: 10 ml x 1 – 3 lần/ ngày
- Trẻ em và người lớn trên 30 kg: 20 ml x 1 – 3 lần/ ngày
Để hấp thu tốt nhất nên uống siro kẽm 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Nhưng nếu xảy ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể uống thuốc trong bữa ăn để khắc phục.

4. Chống chỉ định khi dùng Tozinax Syrup

- Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Suy thận

5. Thận trọng khi dùng Tozinax Syrup

Tránh dùng đồng thời với đồng, sắt, canxi để tránh xảy ra tương tranh làm giảm hấp thu kẽm. Nên uống cách xa nhau khoảng 2-3 giờ.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

- Thời kỳ mang thai: Thuốc sử dụng được cho phụ nữ có thai.
- Thời kỳ cho con bú: Thuốc hiện diện trong sữa, về lý thuyết nguy cơ rất nhỏ, chưa có báo cáo.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không gây ảnh hưởng gì khi lái xe và vận hành máy.

8. Tác dụng không mong muốn

Có thể gặp các triệu chứng đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, kích thích dạ dày và viêm dạ dày. Đặc biệt các triệu chứng này thường gặp hơn khi uống thuốc lúc đói và có thể khắc phục bằng uống trong bữa ăn.

9. Tương tác với các thuốc khác

- Hấp thu kẽm có thể giảm khi dùng chung với chế phẩm chứa sắt, photpho, penicilamin, tetracyclin.
- Kẽm làm giảm hấp thu đồng, fluoroquinon, sắt, penicilamin và tetracyclin

10. Dược lý

- Kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu trong cơ thể. Nó là thành phần không thể thiếu của nhiều hệ thống enzym, cần cho sự tổng hợp acid nucleic, glucid, protein. Kẽm hiện diện trong tất cả các mô và giữ cho sự toàn vẹn của mô.
- Đặc trưng của việc thiếu kẽm là chậm tăng trưởng, gây khiếm khuyết trong việc phân chia các mô như da, hệ thống miễn dịch và niêm mạc ruột.

11. Quá liều và xử trí quá liều

- Khi uống kẽm nồng độ cao kéo dài sẽ làm thiếu đồng (do làm giảm hấp thu) gây nên thiếu máu nguyên bào sắt và giảm bạch cầu trung tính. Có thể dùng các thuốc tạo chelat (EDTA) để loại trừ kẽm trong huyết thanh.
- Trong ngộ độc cấp tinh, muối kẽm bị ăn mòn dần do sự hình thành kẽm clorua từ acid dạ dày. Xử trí bằng cách cho uống sữa, cacbonat kiềm hoặc than hoạt tính. Nên tránh dùng biện pháp gây nôn hay rửa dạ dày.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

12. Bảo quản

Nơi khô, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(10 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.6/5.0

6
4
0
0
0