lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc điều trị thiếu kẽm Zinc Meyer-BPC hộp 10 vỉ x 10 viên nén

Thuốc điều trị thiếu kẽm Zinc Meyer-BPC hộp 10 vỉ x 10 viên nén

Danh mục:Kẽm, magnesi
Thuốc cần kê toa:
Dạng bào chế:Viên nén
Thương hiệu:Meyer-BPC
Số đăng ký:VD-28431-17
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Dược sĩDược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Zinc Meyer-BPC

Kẽm gluconat 70 mg
(Tương đương với 10 mg kẽm).
Tá dược: lactose, tinh bột mì, polyvinyl pyrolidon, natri starch glycolat, magnesi stearat vừa đủ 1 viên.

2. Công dụng của Zinc Meyer-BPC

Bổ sung kẽm trong trương hợp thiếu kẽm

3. Liều lượng và cách dùng của Zinc Meyer-BPC

Người lớn: Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 1 -2 lần, uống trước bữa ân

4. Chống chỉ định khi dùng Zinc Meyer-BPC

Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

5. Thận trọng khi dùng Zinc Meyer-BPC

- Tránh dùng viên kẽm trong giai đọan loét dạ dày tá tráng tiến triển và nôn ói cấp tính
- Dùng kẽm lâu dài liều cao bằng đường uống dẫn đến thiếu hụt đồng, bệnh thiếu máu do thiếu sắt và giảm bạch cầu trung tính.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ có thể xảy ra và phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn hay xảy ra nhất vối các muối kẽm khi dùng đường uống liên quan đến dạ dày ruột bao gồm đau bụng, khó tiêu, tình trạng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, kích thích dạ dày và viêm dạ dày. Những tác dụng phụ này rõ ràng hơn nếu uống lúc dạ dày rỗng và giảm đi khi dùng vào các bữa ăn.
Thông báo cho Bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc

9. Tương tác với các thuốc khác

Sự hấp thu kẽm có thể giảm bởi penicillamin, tetracyclin và các chế phẩm cũ chứa sắt. phospho. Việc bổ sung kẽm làm giảm hấp thu đồng, sắt, kháng sinh nhóm quinolon, penicillamin và tetracyclin.

10. Dược lý

Kẽm là thành phần cấu tạo của nhiều enzym quan trọng như: carbonic anhydrase, carboxypeptidase A và B, glutamic dehydrogenase, lactic dehydrogenase và nhiều enzym khác. Kẽm cần cho sự tổng hợp acid nucleid, glucid, protid. Giữ cho sự toàn vẹn của các mô.
Cơ chế tác dụng:
Kẽm là nguyên tố vi lượng có vai trò thiết yếu và rất quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển và duy trì sự sống. Trong đó:
Kẽm là thành phần cấu tạo của nhiều enzyme quan trọng như: carbonic anhydrase, carboxypeptidase A và B, glutamic dehydrogenase, lactic dehydrogenase, và nhiều enzym khác. Đây là lý do giải thích vì sao: khi bị thiếu hụt lượng kẽm cần thiết cho cơ thể có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực như: suy giảm miễn dịch, thị lực, chức năng sinh sản, suy nhược cơ thể, thần kinh, trí lực và chức năng của gan.
Đặc biệt kẽm là yếu tố rất cần thiết cho sự tổng hợp acid nucleic, glucid, protid, các khoáng chất quan trọng để tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó kẽm đối với cơ thể là nguyên tố vi lượng không thể thiếu để giữ cho sự vẹn toàn của các mô, rút ngăn thời gian phục hồi chấn thương và những di chứng do bệnh tật gây ra.

11. Quá liều và xử trí quá liều

- Quá liều cấp tính các muối kẽm gây loét dạ dày do hình thành muối kẽm clorid bởi acid da dày.
- Xử trí: chỉ định muối kiềm carbonat, uống sữa hoặc than hoạt tính. Không nên dùng chất gây nôn hoặc thụt rửa dạ dày

12. Bảo quản

Nơi khô thoáng, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(8 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

5.0/5.0

8
0
0
0
0