lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng PolariminTana 6 hộp 30 viên

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng PolariminTana 6 hộp 30 viên

Danh mục:Thuốc chống dị ứng
Thuốc cần kê toa:Không
Hoạt chất:Dexchlorpheniramine
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Công dụng:

Ðiều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng khác nhau: viêm mũi (theo mùa hay quanh năm), viêm kết mạc, mề đay

Thương hiệu:Thành Nam
Số đăng ký:VD-22052-14
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kề từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của PolariminTana 6

Dexclorpheniramin maleat 6mg
Tá dược vừa đủ 1 viên

2. Công dụng của PolariminTana 6

Ðiều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng khác nhau: viêm mũi (theo mùa hay quanh năm), viêm kết mạc, mề đay.

3. Liều lượng và cách dùng của PolariminTana 6

Cách dùng
Mỗi loại thuốc, dược phẩm sản xuất theo dạng khác nhau và có cách dùng khác nhau theo đường dùng. Các đường dùng thuốc thông thường phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt. Đọc kỹ hướng dẫn cách dùng Thuốc Polarimintana ghi trên từ hướng dẫn sử dụng thuốc, không tự ý sử dụng thuốc theo đường dùng khác không ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng Thuốc Polarimintana.
Liều lượng
Viên 2mg: Dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
- Trẻ em từ 6-12 tuổi: 1/2 viên, ngày 2-3 lần.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên, ngày 3-4 lần. Các liều cách nhau ít nhất 4 giờ.
Viên 6mg: Dùng cho người lớn và trẻ em trên 15 tuổi. 1 viên, ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Thời gian điều trị phải ngắn, nên bắt đầu điều trị vào buổi tối do thuốc có thể gây buồn ngủ.
Liều dùng Thuốc Polarimintana cho người lớn
Các quy định về liều dùng thuốc thường nhằm hướng dẫn cho đối tượng người lớn theo đường uống. Liều dùng các đường khác được quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng. Không được tự ý thay đổi liều dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Liều dùng Thuốc Polarimintana cho cho trẻ em
Các khác biệt của trẻ em so với người lớn như dược động học, dược lực học, tác dụng phụ... đặc biệt trẻ em là đối tượng không được phép đem vào thử nghiệm lâm sàng trước khi cấp phép lưu hành thuốc mới. Chính vì vậy dùng thuốc cho đối tượng trẻ em này cần rất cẩn trọng ngay cả với những thuốc chưa được cảnh báo.

4. Chống chỉ định khi dùng PolariminTana 6

Tuyệt đối:
- Quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
- Có nguy cơ bị bí tiểu liên quan đến rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt.
- Có nguy cơ bị glaucome góc đóng.
- Viên nén dễ bẻ hàm lượng 2mg chống chỉ định cho trẻ em dưới 6 tuổi do đặc điểm của dạng bào chế.
- Viên 6mg chống chỉ định cho trẻ em dưới 15 tuổi.
Tương đối:
- Phụ nữ có thai.

5. Thận trọng khi dùng PolariminTana 6

Chú ý đề phòng:
Nếu sau một thời gian điều trị mà các triệu chứng dị ứng vẫn còn hoặc nặng lên (khó thở, phù, sang thương da...) hoặc có những dấu hiệu có liên quan đến nhiễm virus, cần phải đánh giá lại việc điều trị.
Thận trọng lúc dùng:
Thận trọng khi chỉ định dexchlorpheniramine cho:
- bệnh nhân lớn tuổi có khả năng cao bị hạ huyết áp tư thế, bị chóng mặt, buồn ngủ; bị táo bón kinh niên (do có nguy cơ bị tắc ruột liệt); bị sưng tuyến tiền liệt;
- bệnh nhân bị suy gan và/hay suy thận nặng, do có nguy cơ tích tụ thuốc. Tuyệt đối tránh uống rượu hay các thuốc có chứa rượu trong thời gian điều trị.
Lái xe và vận hành máy móc: Cần thông báo cho người phải lái xe hay vận hành máy móc về khả năng bị buồn ngủ khi dùng thuốc, nhất là trong thời gian đầu. Hiện tượng này càng rõ hơn nếu dùng chung với các thức uống hay các thuốc khác có chứa rượu. Nên bắt đầu điều trị vào buổi tối.
Lúc có thai:
- Khảo sát về tác dụng gây dị dạng (trong 3 tháng đầu): Các nghiên cứu thực hiện trên động vật không cho thấy thuốc có tác động gây quái thai. Trên lâm sàng, các nghiên cứu dịch tễ học đã dường như loại ra khả năng gây dị dạng của dexchlorpheniramine.
- Khảo sát về độc tính trên phôi thai (trong 3 tháng thứ hai và 3 tháng cuối): Ở trẻ sơ sinh có mẹ được điều trị dài hạn với liều cao các thuốc có đặc tính kháng cholinergic, các dấu hiệu về tiêu hóa có liên quan đến tác dụng giống atropine (căng bụng, tắc ruột phân su, chậm đi tiêu phân su, nhịp tim nhanh, rối loạn thần kinh...) hiếm khi được ghi nhận. Dựa trên các dữ liệu trên, thuốc này có thể được kê toa cho phụ nữ có thai ở 3 tháng đầu và 3 tháng thứ nhì của thai kỳ; phải cân nhắc và chỉ kê toa khi cần thiết ở 3 tháng cuối và chỉ kê toa ngắn hạn. Nếu dùng thuốc vào cuối thai kỳ, phải theo dõi chức năng thần kinh và tiêu hóa của trẻ sơ sinh một thời gian.
Lúc nuôi con bú: Thuốc qua được sữa mẹ với một lượng nhỏ. Do có đặc tính gây an thần, không nên dùng thuốc này trong khi cho con bú.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai:
Lưu ý chung trong thời kỳ mang thai: Thuốc được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu(sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...) đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Chính vì vậy tốt nhất là không nên dùng thuốc đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.
Thời kỳ cho con bú:
Lưu ý chung trong thời kỳ cho con bú: Thuốc có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều loại thuốc chưa xác định hết các tác động của thuốc trong thời kỳ này bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Cần thông báo cho người phải lái xe hay vận hành máy móc về khả năng bị buồn ngủ khi dùng thuốc, nhất là trong thời gian đầu. Hiện tượng này càng rõ hơn nếu dùng chung với các thức uống hay các thuốc khác có chứa rượu. Nên bắt đầu điều trị vào buổi tối.

8. Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng phụ của Thuốc Polarimintana
Các đặc tính dược lý của dexchlorpheniramine cũng là nguyên nhân của một số tác dụng ngoại ý với nhiều mức độ khác nhau và có hay không có liên quan đến liều dùng.
Tác dụng trên thần kinh thực vật:
- Thiu thiu hoặc buồn ngủ, nhất là vào thời gian điều trị đầu.
- Tác động kháng cholinergic làm khô niêm mạc, rối loạn điều tiết, giãn đồng tử, tim đập nhanh, nguy cơ bí tiểu.
- Hạ huyết áp tư thế.
- Rối loạn cân bằng, chóng mặt, giảm trí nhớ hoặc khả năng tập trung.
- Mất điều hòa vận động, run rẩy, thường xảy ra hơn ở người lớn tuổi.
- Lẫn, ảo giác.
- Hiếm hơn, chủ yếu ở nhũ nhi, có thể gây kích động, cáu gắt, mất ngủ.
Phản ứng quá mẫn cảm:
- Nổi ban, eczema, ngứa, ban xuất huyết, mề đay.
- Phù, hiếm hơn có thể gây phù Quincke.
- Sốc phản vệ.
Tác dụng trên máu: giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu huyết giải.
Các tác dụng phụ khác của Thuốc Polarimintana
Cần lưu ý trên đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của Thuốc Polarimintana. Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra những tác dụng phụ khác mà chưa biểu hiện hoặc chưa được nghiên cứu. Nếu có bất kỳ biểu hiện khác nào về tác dụng phụ của Thuốc Polarimintana không quy định trong hướng dẫn sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

9. Tương tác với các thuốc khác

Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.
Tương tác Thuốc Polarimintana với thuốc khác
Không nên phối hợp:
- Rượu: làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng histamin H1. Việc giảm tập trung và tỉnh táo có thể gây nguy hiểm khi lái xe hay vận hành máy móc. Tránh uống rượu và các thức uống có chứa rượu trong thời gian dùng thuốc.
Nên lưu ý khi phối hợp:
- Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác (thuốc giảm đau và chống ho họ morphine, thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, thuốc ngủ nhóm benzodiazepines, nhóm barbiturat, clonidine và các thuốc cùng họ, thuốc ngủ, methadone, thuốc an thần kinh, thuốc giải lo): tăng ức chế thần kinh trung ương. Việc giảm tập trung và tỉnh táo có thể gây nguy hiểm khi lái xe hay vận hành máy móc.
- Atropine và các thuốc có tác động giống atropine (thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine, thuốc chống liệt rung có tác động kháng cholinergic, thuốc chống co thắt có tác động giống atropine, disopyramide, thuốc an thần kinh nhóm phenothiazine): tăng các tác dụng ngoại ý của nhóm atropine như gây bí tiểu, táo bón, khô miệng.
Tương tác Thuốc Polarimintana với thực phẩm, đồ uống
Khi sử dụng thuốc với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng Thuốc Polarimintana cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

10. Dược lý

Dexchlorpheniramine là thuốc kháng histamin đường uống, có cấu trúc propylamin.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

12. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(8 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.5/5.0

4
4
0
0
0