Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Gadacal
Công thức bào chế cho 1 đơn vị (ống 10ml) thành phẩm: Mỗi 10 ml dung dịch uống chứa:
L- Lysin hydroclorid 200mg
Calci glycerophosphat 210mg
(Tương ứng với 40,0mg calci và 31,0mg phospho)
Vitamin A (Retinyl palmitat) 1000IU
Vitamin D3 (Cholecalciferol) 100IU
Vitamin E (dl-- Tocopheryl acetat) 10mg
Vitamin C (Acid ascorbic) 12mg
Vitamin B1 (Thiamin nitrat) 3mg
Vitamin B2 ( Riboflavin) 3mg
Vitamin B6 (Pyridoxin. HCl) 2mg
Tá dược vừa đủ 10ml
(Tá dược gôm: Natri citrat, acid citric, butylated hydroxytoluene, acid benzoic, polysorbat 80, ethanol 90°, natri saccarin, dinatri edetat, tinh dầu cam, nước tinh khiết)
L- Lysin hydroclorid 200mg
Calci glycerophosphat 210mg
(Tương ứng với 40,0mg calci và 31,0mg phospho)
Vitamin A (Retinyl palmitat) 1000IU
Vitamin D3 (Cholecalciferol) 100IU
Vitamin E (dl-- Tocopheryl acetat) 10mg
Vitamin C (Acid ascorbic) 12mg
Vitamin B1 (Thiamin nitrat) 3mg
Vitamin B2 ( Riboflavin) 3mg
Vitamin B6 (Pyridoxin. HCl) 2mg
Tá dược vừa đủ 10ml
(Tá dược gôm: Natri citrat, acid citric, butylated hydroxytoluene, acid benzoic, polysorbat 80, ethanol 90°, natri saccarin, dinatri edetat, tinh dầu cam, nước tinh khiết)
2. Công dụng của Gadacal
Bổ sung calci, lysin và các vitamin cho cơ thể, giúp trẻ ăn ngon và mau lớn, phát triển khoẻ mạnh. Phòng và điều trị các trường hợp thiếu vitamin và khoáng chất, cơ thể suy nhược, trong thời gian phục hồi sức khoẻ (sau khi ốm, nhiễm trùng hoặc sau phẫu thuật), phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú.
3. Liều lượng và cách dùng của Gadacal
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: Uống 10ml (1 ống)/ngày.
- Trẻ em từ 4-12 tuổi: Uống 20ml (2 ống)/ngày.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 30ml-40ml (3-4 ống)/ngày.
- Trẻ em từ 4-12 tuổi: Uống 20ml (2 ống)/ngày.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 30ml-40ml (3-4 ống)/ngày.
4. Chống chỉ định khi dùng Gadacal
* Vitamin A: Người bệnh thừa vitamin A
* Vitamin D3: Tăng calci máu hoặc nhiém déc vitamin D
* Calci glycerophosphat: Tránh dùng kéo dài trên bệnh nhân suy thận, tăng calci máu. Dùng song song với Digoxin.
* Vitamin D3: Tăng calci máu hoặc nhiém déc vitamin D
* Calci glycerophosphat: Tránh dùng kéo dài trên bệnh nhân suy thận, tăng calci máu. Dùng song song với Digoxin.
5. Thận trọng khi dùng Gadacal
- Vitamin B2: Trong thời gian dùng thuốc nước tiểu có thể có màu vàng vì có chứa Vitamin B2, khi ngừng thuốc sẽ hết.
- Vitamin A: Cẩn thận trọng khi có dùng thuốc khác có chứa vitamin A.
- Vitamin D3: Sarcoidosis hoặc thiểu năng cận giáp (có thể tăng nhạy cảm với vitamin D), suy chức năng thận, bệnh tim, sỏi thận, xơ vữa động mạch.
- Vitamin B6: Dùng vitamin B6 với liều 200mg/ngày và kéo dài có thể làm cho bệnh thần kinh ngoại vi và bệnh thần kinh cảm giác nặng, ngoài ra còn gây chứng lệ thuộc vitamin B6.
- Vitamin A: Cẩn thận trọng khi có dùng thuốc khác có chứa vitamin A.
- Vitamin D3: Sarcoidosis hoặc thiểu năng cận giáp (có thể tăng nhạy cảm với vitamin D), suy chức năng thận, bệnh tim, sỏi thận, xơ vữa động mạch.
- Vitamin B6: Dùng vitamin B6 với liều 200mg/ngày và kéo dài có thể làm cho bệnh thần kinh ngoại vi và bệnh thần kinh cảm giác nặng, ngoài ra còn gây chứng lệ thuộc vitamin B6.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thuốc dùng được cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không gây buồn ngủ không ảnh hưởng đến hoạt động của người khi lái xe hoặc đang vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
Thuốc có thể gây rối loạn tiêu hoá nhẹ: Buồn nôn, nôn.
Tác dụng không mong muốn xảy ra khi dùng liều cao vitamin A và vitamin D.
* Uống vitamin A dùng liều cao kéo dài có thể gây đến ngộ độc vitamin A. Các triệu chứng đặc trưng là: Mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sụt cân, nôn, rối loạn tiêu hoá, sốt, gan-lách to, da bị biến đổi, rụng tóc, tóc khô giòn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, calci huyết cao, phù nề dưới da, đau ở xương khớp. Trẻ em các triệu chứng ngộ độc mạn tính bao gồm cả tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc xương dài. Hầu hết các triệu chứng mắt dần khi ngừng sử dụng thuốc. Uống vitamin A liều cao dẫn đến ngộ độc cấp với các dấu hiệu: buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn, dễ bị kích thích,nhức đầu, mê sảng, co giật, ỉa chảy. Các triệu chứng xuất hiện sau khi uống thuốc từ 6 đến 24 giờ. Đối với phụ nữ mang thai trên Vitamin A 8.000IU mỗi ngày có thể gây ngộ độc cho thai nhi.
*Uống Vitamin D3: quá liều có thể gây ngộ độc vitamin D. Các triệu chứng ban đầu của ngộ độc là dấu hiệu và triệu chứng của tăng calci máu. Tăng calci huyết và nhiễm độc vitamin D có một số tác dụng phụ như:
Thường gặp: Thần kinh (yếu, mệt mỏi, ngủ gà, đau đầu); Tiêu hoá (chán ăn, khô miệng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy); các biểu hiện khác (ù tai, mất điều hoà, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích).
Ít gặp hoặc hiếm gặp: Nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển ở trẻ em, sút cân; tăng huyết áp, loạn nhịp tim và một số rối loạn chuyển hoá. Khi thấy các triệu chứng ngộ độc phải ngừng sử dụng thuốc và xử trí theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
* Ghi chú: "Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc".
Tác dụng không mong muốn xảy ra khi dùng liều cao vitamin A và vitamin D.
* Uống vitamin A dùng liều cao kéo dài có thể gây đến ngộ độc vitamin A. Các triệu chứng đặc trưng là: Mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sụt cân, nôn, rối loạn tiêu hoá, sốt, gan-lách to, da bị biến đổi, rụng tóc, tóc khô giòn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, calci huyết cao, phù nề dưới da, đau ở xương khớp. Trẻ em các triệu chứng ngộ độc mạn tính bao gồm cả tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc xương dài. Hầu hết các triệu chứng mắt dần khi ngừng sử dụng thuốc. Uống vitamin A liều cao dẫn đến ngộ độc cấp với các dấu hiệu: buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn, dễ bị kích thích,nhức đầu, mê sảng, co giật, ỉa chảy. Các triệu chứng xuất hiện sau khi uống thuốc từ 6 đến 24 giờ. Đối với phụ nữ mang thai trên Vitamin A 8.000IU mỗi ngày có thể gây ngộ độc cho thai nhi.
*Uống Vitamin D3: quá liều có thể gây ngộ độc vitamin D. Các triệu chứng ban đầu của ngộ độc là dấu hiệu và triệu chứng của tăng calci máu. Tăng calci huyết và nhiễm độc vitamin D có một số tác dụng phụ như:
Thường gặp: Thần kinh (yếu, mệt mỏi, ngủ gà, đau đầu); Tiêu hoá (chán ăn, khô miệng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy); các biểu hiện khác (ù tai, mất điều hoà, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích).
Ít gặp hoặc hiếm gặp: Nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận, loãng xương ở người lớn, giảm phát triển ở trẻ em, sút cân; tăng huyết áp, loạn nhịp tim và một số rối loạn chuyển hoá. Khi thấy các triệu chứng ngộ độc phải ngừng sử dụng thuốc và xử trí theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
* Ghi chú: "Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc".
9. Tương tác với các thuốc khác
* Vitamin A: Neomycin, cholestyramin, parafin lỏng làm giảmhấp thu vitamin A. Các thuốc tránh thai có thể làm tăng nông độ vitamin A trong huyết tương và có tác dụng không thuận lợi cho sự thụ thai. Cần tránh dùng đồng thời vitamin A với Isotretinoin vì có thể dẫn đến tình trạng như dùng vitamin A quá liều.
* Vitamin D3:
- Không nên điều trị đồng thời vitamin D với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D ở ruột.
- Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột.
- Điều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong trường hợp đó cần phải giảm liều vitamin D hoặc ngừng dùng vitamin D tạm thời. Dùng lợi tiểu thiazid ở những người thiểu năng cận giáp gây tăng calci huyết có lẽ do tăng giải phóng calci từ xương.
- Không nên dùng đồng thời vitamin D với phenobarbital và/hoặc phenytoin (và có thể với những thuốc khác gây cảm ứng men gan) vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25 - hydroxyergocalciferol và 25- hydroxy - colecalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hoá vitamin D thành những chất không có hoạt tính.
- Không nên dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D. Không nên dùng đồng thời vitamin D với các glycosid trợ tim vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng calci huyết, dẫn đến loạn nhịp tim.
* Vitamin B2: Đã gặp một số ca "thiếu riboflavin" ở người đã dùng clopromazin, imipramin, amitriptilin và adriamycin. Rượu có thể gây cản trở hấp thu riboflavin ở ruột. Probenecid sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin dạ dày, ruột.
* Vitamin B6: Vitamin B6 làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson, điều này không xảy ra với chế phẩm là hỗn hợp levodopa - carbidopa hoặc levodopa - benserazid. Liều dùng 200mg/ngày có thể gây giảm 40-50% nồng độ phenyltoin và phenobarbiton trong máu ở một số người bệnh. Vitamin B6 có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu Vitamin B6.
* Vitamin D3:
- Không nên điều trị đồng thời vitamin D với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D ở ruột.
- Sử dụng dầu khoáng quá mức có thể cản trở hấp thu vitamin D ở ruột.
- Điều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong trường hợp đó cần phải giảm liều vitamin D hoặc ngừng dùng vitamin D tạm thời. Dùng lợi tiểu thiazid ở những người thiểu năng cận giáp gây tăng calci huyết có lẽ do tăng giải phóng calci từ xương.
- Không nên dùng đồng thời vitamin D với phenobarbital và/hoặc phenytoin (và có thể với những thuốc khác gây cảm ứng men gan) vì những thuốc này có thể làm giảm nồng độ 25 - hydroxyergocalciferol và 25- hydroxy - colecalciferol trong huyết tương và tăng chuyển hoá vitamin D thành những chất không có hoạt tính.
- Không nên dùng đồng thời vitamin D với corticosteroid vì corticosteroid cản trở tác dụng của vitamin D. Không nên dùng đồng thời vitamin D với các glycosid trợ tim vì độc tính của glycosid trợ tim tăng do tăng calci huyết, dẫn đến loạn nhịp tim.
* Vitamin B2: Đã gặp một số ca "thiếu riboflavin" ở người đã dùng clopromazin, imipramin, amitriptilin và adriamycin. Rượu có thể gây cản trở hấp thu riboflavin ở ruột. Probenecid sử dụng cùng riboflavin gây giảm hấp thu riboflavin dạ dày, ruột.
* Vitamin B6: Vitamin B6 làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh Parkinson, điều này không xảy ra với chế phẩm là hỗn hợp levodopa - carbidopa hoặc levodopa - benserazid. Liều dùng 200mg/ngày có thể gây giảm 40-50% nồng độ phenyltoin và phenobarbiton trong máu ở một số người bệnh. Vitamin B6 có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu Vitamin B6.
10. Quá liều và xử trí quá liều
Vitamin A (Dùng 100.000 IU/ngày x 10-15 ngày liền, hoặc phụ nữ có thai dùng quá 8000IU/ngày) gây ngứa khô tóc, chán ăn buồn nôn.
Khi gặp phải những dấu hiệu và triệu chứng quá liều cần phải ngừng thuốc ngay và đến cơ sở y tế gân nhất.
Khi gặp phải những dấu hiệu và triệu chứng quá liều cần phải ngừng thuốc ngay và đến cơ sở y tế gân nhất.
11. Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C.