lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc giảm đau, hạ sốt Glotadol 650 lọ 200 viên

Thuốc giảm đau, hạ sốt Glotadol 650 lọ 200 viên

Danh mục:Thuốc giảm đau
Thuốc cần kê toa:Không
Hoạt chất:Paracetamol
Dạng bào chế:Viên nang cứng
Công dụng:

Giảm đau và sốt từ nhẹ đến vừa

Thương hiệu:Glomed
Số đăng ký:VD-19350-13
Nước sản xuất:Việt Nam
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất

Thông tin sản phẩm

Thuốc giảm đau, hạ sốt Glotadol 650 được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là hoạt chất Paracetamol 650mg. Thuốc được chỉ định điều trị trong các trường hợp hạ sốt và làm giảm các cơn đau từ nhẹ đến vừa như đau đầu và đau cơ thông thường, đau nhức do cảm cúm hay cảm lạnh, đau lưng, đau răng, đau do viêm khớp nhẹ và đau do hành kinh.

Glotadol 650 được CTY CP DƯỢC GLOMED (Việt Nam) sản xuất và đóng gói lọ 200 viên với giá 200.000 VNĐ.

1. Thành phần của Glotadol 650

Hoạt chất: Paracetamol 650mg.
Tá dược: Tinh bột ngô, povidone K30, natri starch glycolat A, natri lauryl sulfat, magnesi stearat, hypromellose 2910, macrogol 400, propylen glycol, talc, titan dioxyd.

2. Công dụng của Glotadol 650

Hạ sốt.
Làm giảm các cơn đau từ nhẹ đến vừa như đau đầu và đau cơ thông thường, đau nhức do cảm cúm hay cảm lạnh, đau lưng, đau răng, đau do viêm khớp nhẹ và đau do hành kinh.

3. Liều lượng và cách dùng của Glotadol 650

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên/lần, khoảng cách giữa các lần uống thuốc từ 4 - 6 giờ, không quá 6 viên/ngày.
Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: uống ½ viên/lần, khoảng cách giữa các lần uống thuốc từ 4 - 6 giờ, không quá 3 viên/ngày.

4. Chống chỉ định khi dùng Glotadol 650

Quá mẫn với các thành phần của thuốc.
Bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
Bệnh viêm gan tiến triển nặng, suy gan nặng.

5. Thận trọng khi dùng Glotadol 650

Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.
Không được dùng paracetamol để điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân có chức năng gan hoặc thận bị suy yếu.
Thận trọng đối với những bệnh nhân có tiền sử thiếu máu.
Nên tránh hoặc hạn chế uống rượu khi dùng thuốc vì rượu có thể làm tăng độc tính của paracetamol trên gan.
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Sử dụng trên phụ nữ có thai: Chưa xác định được tính an toàn của paracetamol dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với thai nhi. Do vậy, chỉ nên dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.
Sử dụng trên phụ nữ cho con bú: Không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ khi người mẹ dùng paracetamol, và vì thế thuốc có thể dùng được trong thời gian cho con bú.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không gây ảnh hưởng bất lợi đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

Tác dụng phụ thường nhẹ và có thể hồi phục sau khi ngưng dùng thuốc.
Ít gặp: 1/1000 < ADR < 1/100
- Trên da: nổi mẩn, ban đỏ hay mày đay.
- Dạ dày-ruột: buồn nôn, nôn.
- Huyết học: giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.
- Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
Hiếm gặp: ADR < 1/1000: Phản ứng quá mẫn.
Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: xuất hiện dấu hiệu mới bất thường, các triệu chứng không cải thiện sau 7 ngày hoặc có sốt kèm theo.

9. Tương tác với các thuốc khác

Uống dài ngày với liều cao paracetamol có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu như coumarin hay dẫn xuất indandion.
Dùng đồng thời paracetamol và phenothiazin có thể gây hạ sốt nghiêm trọng.
Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ gây độc tính của paracetamol trên gan.
Nguy cơ gây độc tính của paracetamol trên gan tăng khi dùng paracetamol liều cao và kéo dài trong khi đang dùng các thuốc gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan như isoniazid hoặc thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin).
Thải trừ của paracetamol có thể bị ảnh hưởng và nồng độ paracetamol trong huyết tương có thể thay đổi khi dùng chung với probenecid.
Colestyramin làm giảm hấp thu paracetamol nếu được dùng trong vòng 1 giờ trước hoặc sau khi uống paracetamol.

10. Dược lý

Dược lực học
Paracetamol, một dẫn xuất para-aminophenol, có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Thuốc không có hiệu quả điều trị viêm. Paracetamol làm giảm đau bằng cách làm tăng ngưỡng đau và hạ nhiệt thông qua tác động trên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi, không gây kích ứng dạ dày.
Paracetamol thường là thuốc giảm đau hoặc hạ sốt được lựa chọn, đặc biệt ở người già và ở bệnh nhân không được chỉ định dùng salicylat hay các thuốc kháng viêm không steroid khác. Những bệnh nhân này bao gồm những người mắc bệnh hen, người có tiền sử loét tiêu hóa, và trẻ em.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, đau bụng và xanh xao thường xuất hiện trong giờ đầu. Quá liều từ 10g trở lên (150mg/kg cân nặng ở trẻ em) có thể gây hủy hoại tế bào gan, dẫn đến hoại tử gan hoàn toàn và không hồi phục; toan chuyển hóa và bệnh não có thể dẫn đến hôn mê và chết. Ngoài ra, nồng độ aminotransferase và bilirubin huyết tương tăng, thời gian prothrombin kéo dài, có thể xuất hiện sau 12 - 48 giờ.
Xử trí: Rửa dạ dày hoặc cho uống than hoạt để loại trừ ngay thuốc đã uống. Tiêm tĩnh mạch hoặc cho uống N-acetylcystein, thuốc giải độc đặc hiệu của paracetamol, hiệu quả nhất là trước giờ thứ 10 sau khi dùng quá liều.

12. Bảo quản

Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.

Trên đây là thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng và cách dùng của thuốc giảm đau, hạ sốt Glotadol 650 lọ 200 viên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sản phẩm, vui lòng liên hệ với Medigo để được dược sĩ của chúng tôi hỗ trợ tư vấn.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(4 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.3/5.0

1
3
0
0
0