lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm IFEN  hộp 1 chai 60ml

Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm IFEN hộp 1 chai 60ml

Danh mục:Thuốc giảm đau
Thuốc cần kê toa:Không
Hoạt chất:Ibuprofen
Dạng bào chế:Hỗn dịch uống
Công dụng:

Giảm các cơn đau từ vừa đến nặng như: đau đầu; đau cơ, khớp, xương, bong gân, đau do tổn thương mô mềm, đau sau phẫu thuật, đau sau khi nhổ răng, đau tai do viêm tai

Thương hiệu:DP Hà Nội
Số đăng ký:VN-20672-17
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:Xem trên bao bì sản phẩm
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Dược sĩDược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

Thuốc Ifen thuộc thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Thuốc được dùng phổ biến để hạ sốt và làm giảm các cơn đau như đau đầu, đau cơ, khớp, xương và đau do tổn thương hệ vận động,.. Dưới đây là một số thông tin quan trọng cần biết về thuốc.

1. Thuốc IFEN là thuốc gì?

IFEN là sản phẩm do Osaka Pharm, Ấn Độ sản xuất và được đăng ký bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội. Thuốc có chứa thành phần chính là Ibuprofen. Đây là một dẫn xuất của axit propionic có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này ít khi được chỉ định làm thuốc hạ sốt đơn thuần. Nó có tác dụng chống viêm nhờ khả năng ức chế tổng hợp các chất trung gian hóa học gây viêm và ức chế đường di chuyển của bạch cầu tới tổ chức bị viêm. Ibuprofen có khả năng giảm đau bằng cách làm giảm tính cảm thụ của dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau. 

Thuốc được chỉ định trong điều trị các chứng đau sốt như đau đầu, đau cơ, khớp, xương, đau sau phẫu thuật; đau đầu, đau sau khi nhổ răng,..

Thuốc Ifen được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống và được đóng gói theo hộp 1 chai 60ml.

2. Thành phần IFEN

Ibuprofen.............100mg/5ml

3. Công dụng thuốc IFEN

Sốt do các nguyên nhân khác nhau (bao gồm cả sốt virus và phản ứng sau khi tiêm vaccin)

Đau từ vừa đến nặng do các nguyên nhân khác nhau: đau đầu, đau cơ, khớp, xương và đau do tổn thương hệ vận động (là giảm cử động, bong gân); đau do tổn thương mô mềm, đau sau phẫu thuật; đau đầu, đau sau khi nhổ răng, đau do mọc răng; đau tai do viêm tai

4. Liều lượng và cách dùng IFEN

Liều dùng

Trẻ em 3 - 6 tháng tuổi (5 kg đến 7,6 kg): 2,5 ml mỗi lần, 3 lần mỗi ngày (tương đương 150 mg ibuprofen mỗi ngày)

Trẻ em từ 6 - 12 tháng tuổi (7,7 kg đến 9 kg): 2,5 ml mỗi lần, 3 - 4 lần mỗi ngày (tương đương 150 - 200 mg ibuprofen mỗi ngày)

Trẻ em từ 1 - 3 tuổi (10 kg đến 15 kg): 5 ml mỗi lần, 3 lần mỗi ngày (tương đương 300mg ibuprofen mỗi ngày)

Trẻ em từ 4 - 6 tuổi (16 kg đến 20 kg): 7,5 ml mỗi lần, 3 lần mỗi ngày (tương đương 450 mg ibuprofen mỗi ngày)

Trẻ em từ 7 - 9 tuổi (21 kg đến 29 kg): 10 ml mỗi lần, 3 lần mỗi ngày (tương đương 600 mg ibuprofen mỗi ngày)

Trẻ em từ 10 - 12 tuổi (30 kg đến 40 kg): 15ml mỗi lần, 3 lần mỗi ngày (tương đương 900 mg ibuprofen mỗi ngày)

Cách dùng

Liều có thể nhắc lại mỗi 6 - 8 giờ, với khoảng cách tối thiểu giữa các liều kế tiếp là 4 giờ

Không dùng thuốc liên tục trong 3 ngày mà không có tư vấn của bác sĩ

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Sau khi mở lọ thuốc chỉ được dùng trong vòng 6 tháng.

5. Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc IFEN
  • Quá mẫn với aspirin hay NSAID khác.
  • Loét dạ dày-tá tràng tiến triển.
  • Suy gan/thận nặng, hen, co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, bệnh tạo keo, suy tim sung huyết, giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận.
  • Đang điều trị bằng coumarin.
  • 3 tháng cuối thai kỳ

6. Thận trọng

  • Cần thận trọng khi dùng ibuprofen đối với người cao tuổi.
  • Ibuprofen có thể làm các transaminase tăng lên trong máu, nhưng biến đổi này thoáng qua và hồi phục được.
  • Rối loạn thị giác như nhìn mờ là dấu hiệu chủ quan và có liên quan đến tác dụng có hại của thuốc nhưng sẽ hết khi ngừng dùng ibuprofen.
  • Ibuprofen ức chế kết tụ tiểu cầu nên có thể làm cho thời gian chảy máu kéo dài.

7. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai: Ibuprofen có thể ức chế co bóp tử cung và làm chậm đẻ. Ibuprofen cũng có thể gây tăng áp lực phổi nặng và suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh do đóng sớm ống động mạch trong tử cung. Ibuprofen ức chế chức năng tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu. Do ức chế tổng hợp prostaglandin nên có thể gây tác dụng phụ trên hệ tim mạch của thai. Sau khi uống các thuốc chống viêm không steroid cũng có nguy cơ ít nước ối và vô niệu ở trẻ sơ sinh. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, phải hết sức hạn chế sử dụng đối với bất cứ thuốc chống viêm nào. Các thuốc này chống chỉ định tuyệt đối trong vài ngày trước khi sinh.

Thời kỳ cho con bú: Ibuprofen vào sữa mẹ rất ít, không đáng kể. Ít khả năng xảy ra nguy cơ cho trẻ ở liều bình thường với mẹ. Các nhà sản xuất vẫn khuyến cáo không nên dùng ibuprofen trong thời gian cho con bú vì nguy cơ ức chế prostaglandin tiềm tàng ở trẻ sơ sinh.

8. Tác dụng không mong muốn

5 - 15% người bệnh có tác dụng phụ về tiêu hóa.

  • Thường gặp: Toàn thân: Sốt, mỏi mệt; Tiêu hóa: Chướng bụng, buồn nôn, nôn; Thần kinh trung ương: Nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn; Da: Mẩn ngứa, ngoại ban
  • Ít gặp: Toàn thân: Phản ứng dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh bị hen), viêm mũi, nổi mày đay; Tiêu hóa: Ðau bụng, chảy máu dạ dày - ruột, làm loét dạ dày tiến triển; Thần kinh trung ương: Lơ mơ, mất ngủ, ù tai; Mắt: Rối loạn thị giác; Tai: Thính lực giảm; Máu: Thời gian máu chảy kéo dài.
  • Hiếm gặp: Toàn thân: Phù, nổi ban, hội chứng Stevens - Johnson, rụng tóc; Thần kinh trung ương: Trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu, giảm thị lực do ngộ độc thuốc; Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu; Gan: Rối loạn co bóp túi mật, các thử nghiệm thăm dò chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan; Tiết niệu - sinh dục: Viêm bàng quang, đái ra máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.

Cách xử trí

  • Nếu người bệnh thấy nhìn mờ, giảm thị lực, hoặc rối loạn nhận cảm màu sắc thì phải ngừng dùng ibuprofen.
  • Nếu có rối loạn nhẹ về tiêu hóa thì nên uống thuốc lúc ăn hay uống với sữa.

9. Tương tác thuốc

Ibuprofen và các thuốc chống viêm không steroid khác làm tăng tác dụng phụ của các kháng sinh nhóm quinolon lên hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến co giật.

Magnesi hydroxyd làm tăng sự hấp thu ban đầu của ibuprofen; nhưng nếu nhôm hydroxyd cùng có mặt thì lại không có tác dụng này.

Với các thuốc chống viêm không steroid khác: Tăng nguy cơ chảy máu và gây loét.

Methotrexat: Ibuprofen làm tăng độc tính của methotrexat.

Furosemid: Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng bài xuất natri niệu của furosemid và các thuốc lợi tiểu.

Digoxin: Ibuprofen có thể làm tăng nồng độ digoxin huyết tương.

10. Dược lý

Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ acid propionic. Giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế prostaglandin synthetase và do đó ngăn tạo ra prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm khác của cyclooxygenase. Ibuprofen cũng ức chế tổng hợp prostacyclin ở thận và có thể gây nguy cơ ứ nước do làm giảm dòng máu tới thận. Cần phải để ý đến điều này đối với các người bệnh bị suy thận, suy tim, suy gan và các bệnh có rối loạn về thể tích huyết tương.

Tác dụng chống viêm của ibuprofen xuất hiện sau hai ngày điều trị. Ibuprofen có tác dụng hạ sốt mạnh hơn aspirin, nhưng kém indomethacin. Thuốc có tác dụng chống viêm tốt và có tác dụng giảm đau tốt trong điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

Ibuprofen là thuốc an toàn nhất trong các thuốc chống viêm không steroid.

11. Quá liều

Thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nếu đã uống quá liều thì cần áp dụng những biện pháp sau đây nhằm tăng đào thải và bất hoạt thuốc: rửa dạ dày, gây nôn và lợi tiểu, cho uống than hoạt hay thuốc tẩy muối. Nếu nặng: thẩm tách máu hoặc truyền máu. Vì thuốc gây toan hóa và đào thải qua nước tiểu nên về lý thuyết sẽ có lợi khi cho truyền dịch kiềm và lợi tiểu.

12. Bảo quản IFEN

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

13. Hạn dùng

Xem trên bao bì sản phẩm

14. Giá thuốc IFEN bao nhiêu?

Thuốc Ifen hiện nay đang có bán ở các hiệu thuốc và trung tâm y tế trên toàn quốc. Thuốc được bán trên thị trường với giá trung bình khoảng 40.000 đồng 1 chai 60ml. Tùy vào nhà thuốc mà mức giá bán Ifen có thể thay đổi. Để cập nhật giá ở các nhà thuốc ở khu vực quanh nơi bạn ở. Hãy vào app Medigo và nhập địa chỉ của  mình để tham khảo giá.

15. Mua thuốc IFEN ở đâu?

Bạn có thể mua thuốc Ifen nhanh chóng qua ứng dụng Megido với vài bước cực kì đơn giản:

  • Bước 1:  Truy cập Medigoapp.com hoặc tải app Medigo để đăng ký/đăng nhập
  • Bước 2: Chọn mục “Đặt thuốc qua tư vấn” và nhận điện thoại của các dược sĩ để trao đổi thông tin, báo giá.
  • Bước 3: Xác nhận đơn đặt hàng và chờ nhận thuốc tại nhà sau 20-30 phút.

Medigo là một ứng dụng thông minh luôn đồng hành chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình. Nếu bạn đang cần mua thuốc Ifen thì hãy truy cập vào app Medigo ngay nhé.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(8 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.5/5.0

4
4
0
0
0