Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Effer- Paralmax Codein
Hoạt chất: Paracetamol 500mg, Codein phosphat 30mg
Tá dược: Acid citric khan, natri hydrocarbonat, natri carbonat khan, natri saccharin, aspartam, povidon K30, natribenzoat, natri stearyl fumarat, mùi cam.
Tá dược: Acid citric khan, natri hydrocarbonat, natri carbonat khan, natri saccharin, aspartam, povidon K30, natribenzoat, natri stearyl fumarat, mùi cam.
2. Công dụng của Effer- Paralmax Codein
EFFER-PARALMAX CODEIN được chỉ định cho bệnh nhân trên 12 tuổi để giảm đau cấp tính ở mức độ trung bình khi các thuốc giảm đau khác như paracetamol hay ibuprofen (đơn độc) không có hiệu quả.
3. Liều lượng và cách dùng của Effer- Paralmax Codein
Dùng uống, hòa với khoảng 200ml nước, uống ngay sau khi tan hết. Khoảng thời gian điều trị giảm đau nên giới hạn dưới 3 ngày và trong trường hợp không đạt được hiệu quả giảm đau, bệnh nhân/người chăm sóc bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để tư vấn.
Người lớn: 1 - 2 viên/lần, mỗi 4 giờ, tối đa không quá 8 viên/ngày. Trẻ em từ 12 - 18 tuổi: 1 - 2 viên/lần, mỗi 6 giờ, tối đa không quá 8 viên/ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi: không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi để điều trị giảm đau do nguy cơ ngộ độc opioid bởi các thay đổi không thể dự đoán trước trong quá trình chuyển hóa codein thành morphin.
Người lớn: 1 - 2 viên/lần, mỗi 4 giờ, tối đa không quá 8 viên/ngày. Trẻ em từ 12 - 18 tuổi: 1 - 2 viên/lần, mỗi 6 giờ, tối đa không quá 8 viên/ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi: không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi để điều trị giảm đau do nguy cơ ngộ độc opioid bởi các thay đổi không thể dự đoán trước trong quá trình chuyển hóa codein thành morphin.
4. Chống chỉ định khi dùng Effer- Paralmax Codein
Qúa mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Phenylceton niệu
Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD)
Phụ nữ cho con bú
Bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh.
Trẻ em từ 0 - 18 tuổi vừa thực hiện thủ thuật cắt amidan và/hoặc nạo V.A để điều trị hội chứng ngưng thờ khi ngủ liên quan đến tắc nghẽn đường thở do các bệnh nhân này có nguy cơ cao xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
Người đang dùng hoặc đã dùng thuốc ức chế monoamin oxidase trong vòng 2 tuần.
Tắc nghẽn đường hô hấp.
Chấn thương đầu hoặc tăng áp lực nội sọ, sau phẫu thuật đường mật.
Tiêu chảy hoặc viêm loét đại tràng cấp tính.
Phenylceton niệu
Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD)
Phụ nữ cho con bú
Bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh.
Trẻ em từ 0 - 18 tuổi vừa thực hiện thủ thuật cắt amidan và/hoặc nạo V.A để điều trị hội chứng ngưng thờ khi ngủ liên quan đến tắc nghẽn đường thở do các bệnh nhân này có nguy cơ cao xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
Người đang dùng hoặc đã dùng thuốc ức chế monoamin oxidase trong vòng 2 tuần.
Tắc nghẽn đường hô hấp.
Chấn thương đầu hoặc tăng áp lực nội sọ, sau phẫu thuật đường mật.
Tiêu chảy hoặc viêm loét đại tràng cấp tính.
5. Thận trọng khi dùng Effer- Paralmax Codein
Các tình trạng cần thận trọng khi dùng thuốc:
Khi lái xe hay vận hành máy móc do thuốc có thể gây buồn ngủ.
Người cao tuổi, người suy gan, suy thận nặng, phì đại tuyến tiền liệt, người thiểu năng tuyến giáp, người có các bệnh đường hô hấp.
Khi điều trị dài ngày, việc ngừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến hội chứng ngừng thuốc.
Thuốc có chứa khoảng 282mg natri, phải thận trọng với người ăn kiêng muối, bệnh nhân mắc chứng phù nề do bệnh thận, bệnh tim mạch.
Không uống rượu khi dùng thuốc và không dùng chung với thuốc có chứa paracetamol khác.
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Chuyến hóa qua CYP2D6:
Codein được chuyển hóa thành morphin (chất chuyển hóa có hoạt tính) qua enzym gan CYP2D6 tại gan. Nếu thiếu hụt một phần hoặc toàn bộ enzym này, bệnh nhân sẽ không đạt được hiệu quả điều trị phù hợp. Ước tính có đến 7% dân số da trắng có thể thiếu hụt enzym này. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mang gen chuyển hóa mạnh hoặc siêu nhanh, sẽ tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại do ngộ độc opioid ngay cả ở liều kê đơn thường dùng. Những bệnh nhân này có khả năng chuyển hóa codein thành morphin nhanh hơn, dẫn đến nồng độ morphin trong huyết thanh cao hơn so với dự kiến.
Các triệu chứng thường gặp của ngộ độc opioid bao gồm rối loạn ý thức, buồn ngủ, thờ nông, co đồng từ, buồn nôn, nôn, táo bón và chán ăn. Trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể xuất hiện các triệu chứng của suy giảm tuần hoàn và hô hấp, có thể đe dọa tính mạng và rất hiếm khi gây tử vong.
Tỷ lệ ước tính người mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh trong các chủng tộc khác nhau được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Chủng tộc
Tỷ lệ %
Người Châu Phi/Ethiopia
29%
Người Mỹ gốc Phi
3.4% đến 6.5%
Người Châu Á
1.2% đến 2%
Người da trắng
3.6% đến 6.5%
Người Hy Lạp
6%
Người Hungary
1.9%
Người Bắc Âu
1% đến 2%
Bệnh nhân suy giảm chức năng hô hấp
Codein không được khuyến cáo sử dụng ở những trẻ em có suy giảm chức năng hô hấp, bao gồm rối loạn thần kinh cơ, bệnh lý nặng về tim hoặc hô hấp, nhiễm trùng đường hô hấp trên và phổi, đa chấn thương hay vừa trải qua phẫu thuật lớn. Các yếu tố này có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của ngộ độc morphin.
Sử dụng sau phẫu thuật cho trẻ em
Đã có báo cáo trong các y văn được công bố rằng việc sử dụng codein được dùng sau phẫu thuật cho trẻ em vừa thực hiện thủ thụật cắt amidan và /hoặc nạo V. A để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ liên quan đến tắc nghẽn đường thở có thể gây ra các phản ứng có hại hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng, thậm chí tử vong. Tất cả bệnh nhân như vậy đều sử dụng codein trong mức liều quy định, tuy nhiên, đã có bằng chứng cho thấy những trẻ này mang gen chuyển hóa codein sang morphin mạnh hoặc siêu nhanh.
Aspartam
Sản phẩm có chứa aspartam, vì vậy bệnh nhân bị bệnh phenylceton niệu không nên dùng thuốc này.
Khi lái xe hay vận hành máy móc do thuốc có thể gây buồn ngủ.
Người cao tuổi, người suy gan, suy thận nặng, phì đại tuyến tiền liệt, người thiểu năng tuyến giáp, người có các bệnh đường hô hấp.
Khi điều trị dài ngày, việc ngừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến hội chứng ngừng thuốc.
Thuốc có chứa khoảng 282mg natri, phải thận trọng với người ăn kiêng muối, bệnh nhân mắc chứng phù nề do bệnh thận, bệnh tim mạch.
Không uống rượu khi dùng thuốc và không dùng chung với thuốc có chứa paracetamol khác.
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Chuyến hóa qua CYP2D6:
Codein được chuyển hóa thành morphin (chất chuyển hóa có hoạt tính) qua enzym gan CYP2D6 tại gan. Nếu thiếu hụt một phần hoặc toàn bộ enzym này, bệnh nhân sẽ không đạt được hiệu quả điều trị phù hợp. Ước tính có đến 7% dân số da trắng có thể thiếu hụt enzym này. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mang gen chuyển hóa mạnh hoặc siêu nhanh, sẽ tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại do ngộ độc opioid ngay cả ở liều kê đơn thường dùng. Những bệnh nhân này có khả năng chuyển hóa codein thành morphin nhanh hơn, dẫn đến nồng độ morphin trong huyết thanh cao hơn so với dự kiến.
Các triệu chứng thường gặp của ngộ độc opioid bao gồm rối loạn ý thức, buồn ngủ, thờ nông, co đồng từ, buồn nôn, nôn, táo bón và chán ăn. Trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể xuất hiện các triệu chứng của suy giảm tuần hoàn và hô hấp, có thể đe dọa tính mạng và rất hiếm khi gây tử vong.
Tỷ lệ ước tính người mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh trong các chủng tộc khác nhau được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Chủng tộc
Tỷ lệ %
Người Châu Phi/Ethiopia
29%
Người Mỹ gốc Phi
3.4% đến 6.5%
Người Châu Á
1.2% đến 2%
Người da trắng
3.6% đến 6.5%
Người Hy Lạp
6%
Người Hungary
1.9%
Người Bắc Âu
1% đến 2%
Bệnh nhân suy giảm chức năng hô hấp
Codein không được khuyến cáo sử dụng ở những trẻ em có suy giảm chức năng hô hấp, bao gồm rối loạn thần kinh cơ, bệnh lý nặng về tim hoặc hô hấp, nhiễm trùng đường hô hấp trên và phổi, đa chấn thương hay vừa trải qua phẫu thuật lớn. Các yếu tố này có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của ngộ độc morphin.
Sử dụng sau phẫu thuật cho trẻ em
Đã có báo cáo trong các y văn được công bố rằng việc sử dụng codein được dùng sau phẫu thuật cho trẻ em vừa thực hiện thủ thụật cắt amidan và /hoặc nạo V. A để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ liên quan đến tắc nghẽn đường thở có thể gây ra các phản ứng có hại hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng, thậm chí tử vong. Tất cả bệnh nhân như vậy đều sử dụng codein trong mức liều quy định, tuy nhiên, đã có bằng chứng cho thấy những trẻ này mang gen chuyển hóa codein sang morphin mạnh hoặc siêu nhanh.
Aspartam
Sản phẩm có chứa aspartam, vì vậy bệnh nhân bị bệnh phenylceton niệu không nên dùng thuốc này.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Các nghiên cứu gii lễ học trong thời kì mang thai cho thấy việc xử dụng paracetamol liều khuyến cáo là an toàn nhưng chưa có bằng chứng về tính an toàn của codein. Các thuốc giảm đau opioid làm suy giảm hô hấp và hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinhl
Vì vậy nên thân trong khi sử dụng cho phụ nữ có thai
Phụ nữ đang cho con bú: EFTER PARALMAN CODEIN không được khuyến cáo dành cho phụ nữ đang cho con bú.
Ở liều điều trị thông thường, codein và chất chuyển hóa có hoạt tính có thể có mặt trong sữa mẹ ở liều rất thấp và dường như không gây ảnh hưởng bất lợi đến trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân là người mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh, morphin (chất chuyển hóa có hoạt tính của codein) có thể có trong sữa mẹ với nồng độ cao hơn và trong những trường hợp rất hiếm gặp, có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc opioid ở trẻ sơ sinh có thể gây tử vong.
Vì vậy nên thân trong khi sử dụng cho phụ nữ có thai
Phụ nữ đang cho con bú: EFTER PARALMAN CODEIN không được khuyến cáo dành cho phụ nữ đang cho con bú.
Ở liều điều trị thông thường, codein và chất chuyển hóa có hoạt tính có thể có mặt trong sữa mẹ ở liều rất thấp và dường như không gây ảnh hưởng bất lợi đến trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân là người mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh, morphin (chất chuyển hóa có hoạt tính của codein) có thể có trong sữa mẹ với nồng độ cao hơn và trong những trường hợp rất hiếm gặp, có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc opioid ở trẻ sơ sinh có thể gây tử vong.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây buồn ngủ nên thận trọng khi dùng cho người lái tàu xe và vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
Rối loạn hệ tạo máu và bạch huyết: loạn tạo máu bao gồm cả giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu hạt (không rõ).
Rối loạn hệ miễn dịch (có thể do giải phóng histamin): bao gồm phát ban, nổi mày đay, ngứa lách to và nổi hạch, khó thở, tăng tiết mồ hôi, khuôn mặt đỏ ửng.
Rối loạn nội tiết: tăng đường huyết.
Rối loạn tâm thần: trầm cảm, ảo giác và ác mộng, bồn chồn, lú lẫn, thay đổi tâm trạng, trạng thái phởn phơ.
Rối loạn hệ thần kinh: buồn ngủ, khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, ảo giác, kích thích thần kinh trung ương, co giật, nhức đầu, hoặc những cơn ác mộng, tăng áp lực nội sọ, dung nạp hoặc nghiện thuốc, bồn chồn, hạ thân nhiệt.
Rối loạn thị giác: co đồng tử, mờ mắt hoặc song thị.
Rối loạn tim mạch: nhịp tim chậm, đánh trống ngực, hạ huyết áp, hạ huyết áp thế đứng, nhịp tim nhanh.
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: suy hô hấp với liều lớn.
Rối loạn tiêu hóa: táo bón, co thắt đường mật, buồn nôn, nôn, khô miệng.
Cơ xương, mô liên kết và mật độ xương: cứng cơ.
Rối loạn hệ tiết niệu: co thắt niệu quản, chống bài niệu, bí tiểu.
Rối loạn sinh sản: giảm ham muốn tình dục.
Hội chứng cai thuốc: các triệu chứng có thể bao gồm run, mất ngủ, bồn chồn, khó chịu, lo âu, trầm cảm, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, hắt hơi, ngáp, sởn gai ốc, giãn đồng tử, suy nhược, sốt, co thắt cơ,mất nước, và tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng huyết áp. Lưu ý: sự dung nạp một cách nhanh chóng sau khi ngưng sử dụng thuốc, vì vậy liều dùng đã được dung nạp trước đó có thể gây tử vong.
Thường xuyên sử dụng codein dễ dấn đến dung nạp thuốc và nghiện thuốc. Sau khi ngừng điều trị có thể xảy ra các triệu chứng bồn chồn và cáu gắt.
Sử dụng kéo dài các thuốc giảm đau đầu có thể làm cho bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn.
Đã xuất hiện trường hợp rất hiếm gặp của viêm tụy.
Rối loạn da và biểu mô: trường hợp rất hiếm gặp phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens - Johnson (SJS), hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) đã được báo cáo.
Rối loạn hệ miễn dịch (có thể do giải phóng histamin): bao gồm phát ban, nổi mày đay, ngứa lách to và nổi hạch, khó thở, tăng tiết mồ hôi, khuôn mặt đỏ ửng.
Rối loạn nội tiết: tăng đường huyết.
Rối loạn tâm thần: trầm cảm, ảo giác và ác mộng, bồn chồn, lú lẫn, thay đổi tâm trạng, trạng thái phởn phơ.
Rối loạn hệ thần kinh: buồn ngủ, khó chịu, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, ảo giác, kích thích thần kinh trung ương, co giật, nhức đầu, hoặc những cơn ác mộng, tăng áp lực nội sọ, dung nạp hoặc nghiện thuốc, bồn chồn, hạ thân nhiệt.
Rối loạn thị giác: co đồng tử, mờ mắt hoặc song thị.
Rối loạn tim mạch: nhịp tim chậm, đánh trống ngực, hạ huyết áp, hạ huyết áp thế đứng, nhịp tim nhanh.
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: suy hô hấp với liều lớn.
Rối loạn tiêu hóa: táo bón, co thắt đường mật, buồn nôn, nôn, khô miệng.
Cơ xương, mô liên kết và mật độ xương: cứng cơ.
Rối loạn hệ tiết niệu: co thắt niệu quản, chống bài niệu, bí tiểu.
Rối loạn sinh sản: giảm ham muốn tình dục.
Hội chứng cai thuốc: các triệu chứng có thể bao gồm run, mất ngủ, bồn chồn, khó chịu, lo âu, trầm cảm, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, hắt hơi, ngáp, sởn gai ốc, giãn đồng tử, suy nhược, sốt, co thắt cơ,mất nước, và tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng huyết áp. Lưu ý: sự dung nạp một cách nhanh chóng sau khi ngưng sử dụng thuốc, vì vậy liều dùng đã được dung nạp trước đó có thể gây tử vong.
Thường xuyên sử dụng codein dễ dấn đến dung nạp thuốc và nghiện thuốc. Sau khi ngừng điều trị có thể xảy ra các triệu chứng bồn chồn và cáu gắt.
Sử dụng kéo dài các thuốc giảm đau đầu có thể làm cho bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn.
Đã xuất hiện trường hợp rất hiếm gặp của viêm tụy.
Rối loạn da và biểu mô: trường hợp rất hiếm gặp phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens - Johnson (SJS), hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) đã được báo cáo.
9. Tương tác với các thuốc khác
Liên quan đến paracetamol
Probenecid làm giảm đào thải paracetamol và làm tăng thời gian bán thải của paracetamol.
Paracetamol có thể làm tăng thời gian bán thải của chloramphenicol.
Thuốc tránh thai đường uống có thể làm tăng tốc độ thanh thải paracetamol.
Các thuốc ảnh hưởng đến nhu động dạ dày - ruột như metoclopramid và domperidon có thể làm tăng tốc độ hấp thu của paracetamol.
Cholestyramin: giảm khả năng hấp thu của paracetamol.
Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng tác dụng chống đông của warfarin và các coumarin, làm tăng nguy cơ chảy máu; liều thông thường không có ảnh hưởng đáng kể.
Các thuốc gây cảm ứng enzym gan như thuốc chống động kinh (phenytoin, phenobarbital, carbamazepin) đã được chứng minh trong các nghiên cứu dược động học là giảm khoảng 60% AUC của paracetamol. Tương tự, rifampicin và thảo dược St. John’s (Hypericum) cũng bị nghi ngờ gây giảm nồng độ của paracetamol. Ngoài ra, nguy cơ tồn thương gan tăng khi dùng liều khuyến cáo tối đa của paracetamol ở những bệnh nhân đang được điều trị với các tác nhân gây cảm ứng enzym gan.
Dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến nguy cơ tăng độc tính ở gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này.
Liên quan đến codein
Dùng đồng thời thuốc ức chế MAO (IMAO) với pethidin đã được biết có liên quan đến việc kích thích hoặc ức chế mạnh thần kinh trung ương (bao gồm tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp). Mặc dù điều này chưa được ghi nhận với codein, nhưng tương tác tương tự có thể xảy ra và do đó cần tránh việc sử dụng codein trong khi bệnh nhân đang dùng hoặc đã dùng IMAO trong vòng 2 tuần.
Dùng đồng thời codein với:
Cyclosporin: làm giảm chuyến hóa cyclosporin do ức chế men cytochrom P450.
Thuốc giãn cơ tác động trung ương: có thể làm tăng nguy cơ suy hô hấp.
Thuốc IMAO hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng: có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống trầm cảm hoặc codein.
Thuốc kháng cholinergic: có thể gây liệt ruột và/hoặc bí tiểu.
Rượu hoặc thuốc kháng histamin có tác dụng an thần: làm tăng tác dụng an thần và tác dụng hạ huyết áp, tăng nguy cơ suy hô hấp.
Thuốc giải lo âu làm tăng tác dụng an thần, tăng nguy cơ suy hô hấp.
Metoclopramid và domperidon: tác động đối kháng trên dạ dày - ruột.
Thuốc chống tiêu chảy (Loperamid, kaolin): tăng nguy cơ táo bón nặng.
Thuốc gây mê hoặc thuốc chống loạn thần: làm tăng tác dụng an thần và tác dụng hạ huyết áp.
Đối kháng opioid khác (ví dụ buprenorphin, naltrexon, naloxon): có thể thúc đẩy các triệu chứng cai thuốc.
Quinidin - giảm tác dụng giảm đau.
Thuốc chống tăng huyết áp: tăng hiệu quả hạ huyết áp.
Ciprofloxacin: làm giảm nồng độ ciprofloxacin trong huyết tương.
Ritonavir: có thể làm tăng nồng độ codein trong huyết tương.
Mexiletin: làm chậm sự hấp thu của mexiletin.
Cimetidin: ức chế chuyển hóa codein, làm tăng nồng độ codein trong huyết tương.
Ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: Codein trì hoãn việc làm rỗng dạ dày nên có thể ảnh hường đến các nghiên cứu liên quan đến quá trình này. Đồng thời codein cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hình ảnh gan mật khi sử dụng thuốc phóng xạ technetium Tc 99m disofenin do codein có tác dụng làm co cơ vòng Oddi và làm tăng áp suất ống mật.
Probenecid làm giảm đào thải paracetamol và làm tăng thời gian bán thải của paracetamol.
Paracetamol có thể làm tăng thời gian bán thải của chloramphenicol.
Thuốc tránh thai đường uống có thể làm tăng tốc độ thanh thải paracetamol.
Các thuốc ảnh hưởng đến nhu động dạ dày - ruột như metoclopramid và domperidon có thể làm tăng tốc độ hấp thu của paracetamol.
Cholestyramin: giảm khả năng hấp thu của paracetamol.
Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng tác dụng chống đông của warfarin và các coumarin, làm tăng nguy cơ chảy máu; liều thông thường không có ảnh hưởng đáng kể.
Các thuốc gây cảm ứng enzym gan như thuốc chống động kinh (phenytoin, phenobarbital, carbamazepin) đã được chứng minh trong các nghiên cứu dược động học là giảm khoảng 60% AUC của paracetamol. Tương tự, rifampicin và thảo dược St. John’s (Hypericum) cũng bị nghi ngờ gây giảm nồng độ của paracetamol. Ngoài ra, nguy cơ tồn thương gan tăng khi dùng liều khuyến cáo tối đa của paracetamol ở những bệnh nhân đang được điều trị với các tác nhân gây cảm ứng enzym gan.
Dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến nguy cơ tăng độc tính ở gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này.
Liên quan đến codein
Dùng đồng thời thuốc ức chế MAO (IMAO) với pethidin đã được biết có liên quan đến việc kích thích hoặc ức chế mạnh thần kinh trung ương (bao gồm tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp). Mặc dù điều này chưa được ghi nhận với codein, nhưng tương tác tương tự có thể xảy ra và do đó cần tránh việc sử dụng codein trong khi bệnh nhân đang dùng hoặc đã dùng IMAO trong vòng 2 tuần.
Dùng đồng thời codein với:
Cyclosporin: làm giảm chuyến hóa cyclosporin do ức chế men cytochrom P450.
Thuốc giãn cơ tác động trung ương: có thể làm tăng nguy cơ suy hô hấp.
Thuốc IMAO hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng: có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống trầm cảm hoặc codein.
Thuốc kháng cholinergic: có thể gây liệt ruột và/hoặc bí tiểu.
Rượu hoặc thuốc kháng histamin có tác dụng an thần: làm tăng tác dụng an thần và tác dụng hạ huyết áp, tăng nguy cơ suy hô hấp.
Thuốc giải lo âu làm tăng tác dụng an thần, tăng nguy cơ suy hô hấp.
Metoclopramid và domperidon: tác động đối kháng trên dạ dày - ruột.
Thuốc chống tiêu chảy (Loperamid, kaolin): tăng nguy cơ táo bón nặng.
Thuốc gây mê hoặc thuốc chống loạn thần: làm tăng tác dụng an thần và tác dụng hạ huyết áp.
Đối kháng opioid khác (ví dụ buprenorphin, naltrexon, naloxon): có thể thúc đẩy các triệu chứng cai thuốc.
Quinidin - giảm tác dụng giảm đau.
Thuốc chống tăng huyết áp: tăng hiệu quả hạ huyết áp.
Ciprofloxacin: làm giảm nồng độ ciprofloxacin trong huyết tương.
Ritonavir: có thể làm tăng nồng độ codein trong huyết tương.
Mexiletin: làm chậm sự hấp thu của mexiletin.
Cimetidin: ức chế chuyển hóa codein, làm tăng nồng độ codein trong huyết tương.
Ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: Codein trì hoãn việc làm rỗng dạ dày nên có thể ảnh hường đến các nghiên cứu liên quan đến quá trình này. Đồng thời codein cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hình ảnh gan mật khi sử dụng thuốc phóng xạ technetium Tc 99m disofenin do codein có tác dụng làm co cơ vòng Oddi và làm tăng áp suất ống mật.
10. Dược lý
Paracetamol:
Paracetamol là chất hạ sốt giảm đau ngoại biên tổng hợp, dẫn xuất của p - aminophenol, cơ chế tác dụng hạ sốt và giảm đau giống như acid salicylic và dẫn chất của nó nhưng paracetamol không có tác dụng chống viêm và chống kết tập tiểu cầu như acid salicylic.
Paracetamol có tác dụng làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng không làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác dụng lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và làm tăng lưu lượng máu ngoại biên.
Khi dùng quá liều paracetamol thì một chất chuyển hóa của nó là N - Acetyl Benzoquinonimin gây độc nặng cho gan, làm tổn thương gan gây chết người.
Codein phosphat:
Codein là một thuốc giảm đau trung ương có tác dụng yếu. Codein có tác dụng thông qua các thụ thể μ - opioid, mặc dù vậy codein có ái lực thấp đối với các thụ thể này và tác dụng giảm đau của thuốc có được là do codein được chuyển hóa thành morphin. Codein, đặc biệt khi phối hợp với các thuốc giảm đau khác như paracetamol, đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm đau do cảm thụ thần kinh cấp tính.
Paracetamol là chất hạ sốt giảm đau ngoại biên tổng hợp, dẫn xuất của p - aminophenol, cơ chế tác dụng hạ sốt và giảm đau giống như acid salicylic và dẫn chất của nó nhưng paracetamol không có tác dụng chống viêm và chống kết tập tiểu cầu như acid salicylic.
Paracetamol có tác dụng làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng không làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác dụng lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và làm tăng lưu lượng máu ngoại biên.
Khi dùng quá liều paracetamol thì một chất chuyển hóa của nó là N - Acetyl Benzoquinonimin gây độc nặng cho gan, làm tổn thương gan gây chết người.
Codein phosphat:
Codein là một thuốc giảm đau trung ương có tác dụng yếu. Codein có tác dụng thông qua các thụ thể μ - opioid, mặc dù vậy codein có ái lực thấp đối với các thụ thể này và tác dụng giảm đau của thuốc có được là do codein được chuyển hóa thành morphin. Codein, đặc biệt khi phối hợp với các thuốc giảm đau khác như paracetamol, đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm đau do cảm thụ thần kinh cấp tính.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Triệu chứng:
Liên quan đến paracetamol:
Trong trường hợp uống thuốc quá liều (lớn hơn 7,5g paracetamol trong 24 giờ) hoặc uống thuốc dài ngày, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện của ngộ độc thuốc.
Bị nhẹ thì thấy buồn nôn, nôn, đau bụng. Nặng hơn, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương biểu hiện kích động, mê sảng. Tiếp theo là ức chế hệ thần kinh trung ương, bệnh nhân biểu hiện mệt lả, hạ thân nhiệt, thở nhanh, mạch nhanh, yếu, không đều, tụt huyết áp, suy tuần hoàn, các cơn co giật nghẹt thở dẫn đến tử vong đột ngột, hoặc tử vong sau vài ngày hôn mê.
Trên cận lâm sàng thấy tổn thương gan biểu hiện men aminotransferase huyết tương tăng cao hoặc rất cao.
Liên quan đến codein:
Suy hô hấp, lơ mơ, đờ đẫn hoặc hôn mê, mềm cơ, da lạnh ẩm, mạch chậm và hạ huyết áp, nếu nặng gây ngừng thở, trụy mạch, ngừng tim và có thể tử vong.
Xử trí quá liều:
Rửa dạ dày trong mọi trường hợp.
Chất giải độc được dùng là những hợp chất sulfhydryl hoặc N-acetylcystein uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Dùng N-acetylcystein uống với liều khởi đầu là 140mg/kg thể trọng, sau đó dùng liều duy trì là 70mg/kg, uống liên tục 17 liều, các liều cách nhau 4 giờ.
Nếu không có N-acetylcystein có thể dùng methionin, than hoạt hoặc thuốc tẩy muối, những thuốc này có khả năng giảm hấp thu paracetamol.
Phục hồi hô hấp, tiêm tĩnh mạch naloxon khi quá liều nặng codein.
Liên quan đến paracetamol:
Trong trường hợp uống thuốc quá liều (lớn hơn 7,5g paracetamol trong 24 giờ) hoặc uống thuốc dài ngày, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện của ngộ độc thuốc.
Bị nhẹ thì thấy buồn nôn, nôn, đau bụng. Nặng hơn, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương biểu hiện kích động, mê sảng. Tiếp theo là ức chế hệ thần kinh trung ương, bệnh nhân biểu hiện mệt lả, hạ thân nhiệt, thở nhanh, mạch nhanh, yếu, không đều, tụt huyết áp, suy tuần hoàn, các cơn co giật nghẹt thở dẫn đến tử vong đột ngột, hoặc tử vong sau vài ngày hôn mê.
Trên cận lâm sàng thấy tổn thương gan biểu hiện men aminotransferase huyết tương tăng cao hoặc rất cao.
Liên quan đến codein:
Suy hô hấp, lơ mơ, đờ đẫn hoặc hôn mê, mềm cơ, da lạnh ẩm, mạch chậm và hạ huyết áp, nếu nặng gây ngừng thở, trụy mạch, ngừng tim và có thể tử vong.
Xử trí quá liều:
Rửa dạ dày trong mọi trường hợp.
Chất giải độc được dùng là những hợp chất sulfhydryl hoặc N-acetylcystein uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Dùng N-acetylcystein uống với liều khởi đầu là 140mg/kg thể trọng, sau đó dùng liều duy trì là 70mg/kg, uống liên tục 17 liều, các liều cách nhau 4 giờ.
Nếu không có N-acetylcystein có thể dùng methionin, than hoạt hoặc thuốc tẩy muối, những thuốc này có khả năng giảm hấp thu paracetamol.
Phục hồi hô hấp, tiêm tĩnh mạch naloxon khi quá liều nặng codein.
12. Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.