Dược sĩ Mai Thị Thanh Huyền
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Mai Thị Thanh Huyền
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Chymotrypsin Medipharco
Chymotrysin................. 4200 đơn vị USP
Tá dược: Compressible sugar, Lactose, Tinh dầu bạc hà, Tinh bột mỳ, Copovidon, Magnesi stearat vừa đủ 1 viên nén.
Tá dược: Compressible sugar, Lactose, Tinh dầu bạc hà, Tinh bột mỳ, Copovidon, Magnesi stearat vừa đủ 1 viên nén.
2. Công dụng của Chymotrypsin Medipharco
Dùng trong điều trị phù nề sau chứng thương, phẫu thuật, bỏng.
3. Liều lượng và cách dùng của Chymotrypsin Medipharco
Để điều trị phù nề sau chứng thương hoặc sau phẫu thuật và để giúp làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên, uống 2 viên, 3 đến 4 viên mỗi ngày; hoặc ngậm dưới lưỡi 4-6 viên mỗi ngày chia làm nhiều lần (phải để viên nén tan dần dưới lưỡi).
4. Chống chỉ định khi dùng Chymotrypsin Medipharco
Quá mẫn với chymotrysin hoặc bất kì thành phần nào của chế phẩm.
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
5. Thận trọng khi dùng Chymotrypsin Medipharco
Vì khả năng gây mất dịch kính, nên không khuyến cáo dùng chymotrysin trong phẫu thuật đục nhân mắt ở người bệnh dưới 20 tuổi. Không dùng chymotrysin cho người bệnh tăng áp suất dịch kính và có vết thương hở hoặc người bệnh đục nhân mắt bẩm sinh.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, và chỉ dùng khi thật sự cần thiết và có sự theo dõi của bác sĩ.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy
8. Tác dụng không mong muốn
Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất của chymotrysin là tăng nhất thời nhãn áp do các mảnh vụn dây chằng bị tiêu hủy làm tắc mạng bó dây. Dùng trong nhãn khoa, có thể gặp phù giác mạc, viêm nhẹ màng bồ đào.
Đôi khi có phản ứng dị ứng.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Đôi khi có phản ứng dị ứng.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Alphachymotrypsin thường dùng phối hợp với các thuốc dạng enzym khác để gia tăng hiệu quả điều trị. Thêm vào đó, chế độ ăn uống cân đối hoặc sử dụng vitamin và bổ sung muối khoáng được khuyến cáo để gia tăng hoạt tính alphachymotrypsin.
Một vài loại hạt như hạt đậu jojoba (ở Mỹ), hạt đậu nành dại Cà chua nhiều loại protein ức chế hoạt tính của alphachymotrypsin. Các loại protein này có thể bị bất hoạt khi đun sôi.
Không nên sử dụng alphachymotrypsin với acetylcystein, một thuốc dùng để làm tan đờm ở phổi. Không nên phối hợp alphachymotrypsin với thuốc kháng đông (máu loãng) vị làm gia tăng hiệu lực của chúng.
Một vài loại hạt như hạt đậu jojoba (ở Mỹ), hạt đậu nành dại Cà chua nhiều loại protein ức chế hoạt tính của alphachymotrypsin. Các loại protein này có thể bị bất hoạt khi đun sôi.
Không nên sử dụng alphachymotrypsin với acetylcystein, một thuốc dùng để làm tan đờm ở phổi. Không nên phối hợp alphachymotrypsin với thuốc kháng đông (máu loãng) vị làm gia tăng hiệu lực của chúng.
10. Dược lý
Alpha chymotrysin là enzym được điều chế bằng cách hoạt hóa chymotrysinogen, chiết xuất từ tụy bò. Alpha- chymotrysin là enzym thủy phân protein có tác dụng xúc tác chọn lọc đối với các liên kết peptid ở liền kề các acid amin có nhân thơm. Enzym này được dùng trong nhãn khoa để làm tan dây chằng mảnh dẻ treo thủy tinh thể, giúp loại bỏ dễ dàng nhân mắt đục trong bao và giảm chấn thương cho mắt. Enzym không phân giải được trường hợp dính giữa thủy tinh thể và cấu trúc khác của mắt. Dung dịch enzym 1:5.000 thường có tác dụng phân hủy dây chằng treo thủy tinh thể trong khoảng 2 phút và dung dịch 1:10.000 trong khoảng 4 phút.
Chymotrysin cũng được sử dụng nhằm giảm viêm và phù mô mềm do áp xe và loét, hoặc do chấn thương và nhằm giúp làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp trên ở người bệng hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang.
Dược động học: Sau khi uống chymotrysin được hấp thu qua đường tiêu hóa và bị thủy phân 1 phần tại đây.Chymotrysin dùng đường ngậm dưới lưỡi hiệu qảu hơn đường uống do tránh được tác đông bất lợi của hệ tiêu hóa.
Chưa có số liệu đầy đủ về nghiên cứu dược động học của chymotrysin.
Chymotrysin cũng được sử dụng nhằm giảm viêm và phù mô mềm do áp xe và loét, hoặc do chấn thương và nhằm giúp làm lỏng các dịch tiết đường hô hấp trên ở người bệng hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang.
Dược động học: Sau khi uống chymotrysin được hấp thu qua đường tiêu hóa và bị thủy phân 1 phần tại đây.Chymotrysin dùng đường ngậm dưới lưỡi hiệu qảu hơn đường uống do tránh được tác đông bất lợi của hệ tiêu hóa.
Chưa có số liệu đầy đủ về nghiên cứu dược động học của chymotrysin.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Chưa thấy có thông tin về quá liều khi sử dụng viên nén dùng đường uống.
12. Bảo quản
Nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.