lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc ho, dị ứng, ngạt mũi ADKold-New hộp 10 vỉ x 10 viên

Thuốc ho, dị ứng, ngạt mũi ADKold-New hộp 10 vỉ x 10 viên

Danh mục:Thuốc trị ho, long đờm
Thuốc cần kê toa:Không
Hoạt chất:Dextromethorphan, Phenylephrine, Triprolidine
Dạng bào chế:Viên nén
Công dụng:

Điều trị sổ mũi, ngứa mắt, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, giảm triệu chứng ngạt mũi

Thương hiệu:Pharbaco
Số đăng ký:VD-18767-13
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của ADKold-New

Thành phần: Mỗi viên nén bao phim Adkold-new chứa:
Dextromethorphan hydrobromid 10.0 mg
Phenylephrin hydroclorid 5.0 mg
Triprohdin hydroclorid 1.25 mg
Tá dược: Povidon K30, lactose, tinh bot ng6, magnesi stearat, HPMC I5cps, PEG 6000, talc, titan dioxyd, màu quinolein lake vừa đủ 1 viên

2. Công dụng của ADKold-New

Làm giảm các triệu chứng ho khan, ho dị ứng kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, sung huyết mũi, ngứa mắt chảy nước mất có liên quan đến các chứng cảm thông thường, cảm lạnh, rối loạn đường hô hấp trên, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch.

3. Liều lượng và cách dùng của ADKold-New

Liều dùng:
- Người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: 2 viên/lần x 3 lan/ngay.
- Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
- Trẻ từ 2 đến dưới 6 tuổi: nên dùng dạng bào chế khác thích hợp hơn như dạng gói thuốc bột.

4. Chống chỉ định khi dùng ADKold-New

- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
- Bệnh nhân tăng huyết áp nặng hoặc bệnh mạch vành nghiêm trọng.
- Bệnh nhân đang dùng hay đã dùng trong vòng 2 tuần gần nhất thuốc IMAO.
- Ho do hen hoặc ho kèm nhiều đờm, suy hô hấp.

5. Thận trọng khi dùng ADKold-New

- Bệnh nhân suy gan, thận nặng.
- Người cao tuổi vì có thể gây hoa mắt chóng mặt, hạ huyết áp; trẻ em bị dị ứng.
- Nên tránh dùng thuốc cùng với rượu hay các chất ức chế thần kinh trung ương khác.
- Bệnh nhân glaucom góc hẹp, phì đại tuyến tiền liệt, cường giáp, đái tháo đường, thiếu máu cơ tim nặng, đau thắt ngực cục bộ.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

- Phụ nữ có thai:
Chưa có nghiên cứu đầy đủ về tác dụng của thuốc trên thai nhi. Vì vậy, nên thận trọng, chỉ
dùng khi thật cần thiết và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Phụ nữ cho con bú:
Trẻ bú mẹ có nguy cơ cao không dung nạp thuốc kháng histamin và có thể gây phản ứng nghiêm trọng, vì vậy nên ngừng cho con bú khi dùng thuốc.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có tác dụng gây ngủ, vì vậy không nên dùng thuốc khi đang lái xe hoặc vận hành máy
móc.

8. Tác dụng không mong muốn

- Các tác dụng phụ thường gặp chủ yếu liên quan đến tác dụng kháng histamin như ngủ gà, khô niêm mạc miệng, mũi, họng, rối loạn đường tiêu hoá.
- Các phản ứng phụ nghiêm trọng liên quan đến tác dụng kháng histamin, tác dụng kích thích thần kinh giao cảm và tác dụng chống ho hiếm khi xảy ra. Các phản ứng phụ khác có thể gặp:
+ Da: chứng mày đay, phát ban, ngứa, da nổi mẩn đỏ, nhạy cảm với ánh sáng.
+ Hệ thần kinh trung ương: phối hợp bị rối loạn, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn thị giác, hiếm gặp mất ngủ, khó chịu, bồn chồn, co giật, rùng mình, trạng thái dễ bị kích thích, hưng phấn.
+ Hệ tim mạch: tăng huyết áp, hạ huyết áp, chứng loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, tức ngực.
+ Hệ tiết niệu: khó đi tiểu.
+ Hệ tiêu hóa: khó chịu vùng thượng vị, chán ăn, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón.
+ Hệ tuần hoàn: hiếm gặp thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu, chứng mất hạt bạch cầu.
+ Hệ hô hấp: hẹp đường thở, thở khò khè, thở ngắn.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

9. Tương tác với các thuốc khác

- Thành phần triprolidin làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương như rượu, các barbituric, thuốc ngủ, các opioid, các thuốc an thần và thuốc liệt thần kinh. 5-HTP, GABA, lá cỏ ban, melatonin, cây nữ lang làm tăng tác dụng gây ngủ của triprolidin. Dùng đồng thời thuốc với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, atropin, các thuốc IMAO làm tăng tác dụng kháng muscarin của thành phần triprolidin. Cần thận trọng khi dùng đồng thời với các
thuốc này.
- Quinidin làm tăng các tác dụng không mong muốn của thành phần dextromethorphan của thuốc. Dùng đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của những thuốc này hoặc của thành phần dextromethorphan.
- Do thành phần phenylephrin.HCI thuốc có thể có tương tác với một số thuốc sau:
+ Phentolamin và thuốc chẹn alpha- adrenergic, các phenothiazin (như clorpromazin), furosemid hoặc các thuốc lợi niệu khác: Nếu trước đó đã dùng các thuốc này, tác dụng tăng huyết áp sẽ giảm.
+ Propranolol và thuốc chẹn beta-adrenergic: dùng từ trước thuốc chen beta-adrenergic như propranolol, tác dụng kích thích tim của phenylephrin hydroclorid sẽ bị ức chế.
+ Thuốc ức chế MAO, thuốc trợ đẻ (oxytocic), thuốc chống trầm cảm ba vòng (như imipramin) hoặc guanethidin, alcaloid nấm cựa gà dạng tiêm (như ergonovin maleat): Khi phối hợp phenylephrin hydroclorid, tác dụng tăng huyết áp sẽ tăng lên.
+ Thuốc cường giao cảm: Sản phẩm thuốc phối hợp phenylephrin và một thuốc cường giao cảm giãn phế quản, không được dùng phối hợp với epinephrin hoặc thuốc cường giao cảm khác, vì nhịp tim nhanh và loạn nhịp tim có thể xảy ra.
+ Thuốc mê: Phối hợp phenylephrin hydroclorid với thuốc mê là hydrocarbon halogen hoá (ví dụ cyclopropan) làm tăng kích thích tim và có thể gây loạn nhịp tim.
+ Digitalis phối hợp với phenylephrin làm tăng mức độ nhạy cảm của cơ tim do phenylephrin.
+ Pilocarpin, levodopa có tác dụng đối kháng với tác dụng giãn đồng tử của phenylephrin. + Với guanethidin, atropin sulfat và các thuốc liệt thể mi khác khi phối hợp với phenylephrin sẽ làm tăng tác dụng tăng huyết áp và giãn đồng tử của phenylephrin.
+ Không dùng cùng với bromocriptin vì tai biến co mạch và tăng huyết áp.

10. Dược lý

Dextromethorphan hydobromid: là thuốc ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não. So với codein, dextromethorphan ít tác dụng an thần nên không gây ngủ, tác dụng chống ho gần tương đương hiệu lực với codein, độc tính thấp, ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hoá hơn và không gây nghiện. Với liều điều trị, tác dụng chống ho kéo dài được 5-6 tiếng.
Phenylephrin hydroclorid:
Phenylephrin có tác dụng co mạch, thông mũi do khả năng kích thích chọn lọc receptor alphaadrenergic 6 synap, it tác dụng lên receptor trên tim, không tác dụng lên receptor ở phổi hoặc mạch máu ngoại vi. Cơ chế tác dụng trực tiếp lên receptor là cơ chế chính quyết định tác dụng của thuốc, chỉ một phần nhỏ tác dụng là do cơ chế giải phóng norepinephrine. Phenylephrin có tác dụng tương tự norepinephrin nhưng hiệu quả kém hơn và thời gian tác dụng kéo dài hơn.
Triprohdm hydroclorid: Triprolidin là một chất đối kháng cạnh tranh với thụ thể histamin H1 (thế hệ 1) có tác dụng gây buồn ngủ nhẹ và kháng muscarin. Là một propylamin nên thuốc có tác dụng tối thiểu kháng cholinergic. Triprolidin làm giảm triệu chứng trong những trường hợp được cho là phụ thuộc hoàn toàn hay một phần vào việc giải phóng histamin.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Triệu chứng:
Rất nhiều triệu chứng từ ức chế thần kinh trung ương cho đến kích thích thần kinh (bồn chồn mất ngủ cho đến co giật). Các triệu chứng và dấu hiệu tương tự atropin có thể dễ dàng nhận thấy. Dextromethorphan có thể gây kích thích thần kinh trung ương và rối loạn tâm thần. Liều cao dextromethorphan có thể gây ức chế hô hấp.
Cách xử trí:
Ngưng dùng thuốc ngay, có thể dùng thuốc gây nôn nếu không thể tự nôn được. Nếu bệnh nhân được chỉ định rửa dạ dày nên sử dụng nước muối đẳng trương để tái cung cấp nước và muối khoáng cho cơ thể. Nếu bệnh nhận bị hạ huyết áp, có thể xem xét sử dụng các thuốc tăng huyết áp.

12. Bảo quản

Dưới 30°C, nơi khô, tránh ánh sáng.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(6 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.7/5.0

4
2
0
0
0