Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Scanneuron STELLA
Thiamin nitrat (vitamin B1) 100mg
Pyridoxin hydroclorid (vitamin B6): 200mg
Cyanocobalamin (vitamin B12) : 200mcg
Tá dược vừa đủ: 1 viên
(Đường trắng, tinh bột lúa mì, tinh bột natri glycolat, povidon K30, microcrystallin cellulose, magnesi stearat, eudragit L100, talc, triethyl citrat, ponceau 4R lake, tartrazin lake, hypromellose, macrogol 6000, titan dioxyd)
Pyridoxin hydroclorid (vitamin B6): 200mg
Cyanocobalamin (vitamin B12) : 200mcg
Tá dược vừa đủ: 1 viên
(Đường trắng, tinh bột lúa mì, tinh bột natri glycolat, povidon K30, microcrystallin cellulose, magnesi stearat, eudragit L100, talc, triethyl citrat, ponceau 4R lake, tartrazin lake, hypromellose, macrogol 6000, titan dioxyd)
2. Công dụng của Scanneuron STELLA
Điều trị hỗ trợ các rối loạn về hệ thần kinh như đau dây thần kinh, viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm dây thần kinh mắt, viêm dây thần kinh do đái tháo đường và do rượu, viêm đa dây thần kinh, dị cảm, đau thần kinh tọa và co giật do tăng tính dễ kích thích của hệ thần kinh trung ương.
3. Liều lượng và cách dùng của Scanneuron STELLA
Scanneuron được dùng bằng đường uống
Uống 1 - 3 viên/ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Uống 1 - 3 viên/ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Chống chỉ định khi dùng Scanneuron STELLA
- Quá mẫn với vitamin B1, vitamin B6, cobalamin (vitamin B12 và các chất liên quan) và bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- U ác tính: Do vitamin B12 có liên quan đến sự phát triển của các mô có tốc độ sinh trưởng cao, nên có nguy cơ thúc đẩy sự tiến triển của các khối u này.
- Bệnh nhân có cơ địa dị ứng (hen suyễn, eczema).
- U ác tính: Do vitamin B12 có liên quan đến sự phát triển của các mô có tốc độ sinh trưởng cao, nên có nguy cơ thúc đẩy sự tiến triển của các khối u này.
- Bệnh nhân có cơ địa dị ứng (hen suyễn, eczema).
5. Thận trọng khi dùng Scanneuron STELLA
- Hiệu quả và tính an toàn trên trẻ em chưa được đánh giá.
- Sau thời gian dài dùng vitamin B6 với liều 200mg/ngày, có thể đã thấy biểu hiện độc tính thần kinh (như bệnh thần kinh ngoại vi nặng và bệnh thần kinh cảm giác nặng). Dùng liều 200 mg mỗi ngày, kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc vitamin B6.
- Không nên dùng vitamin B12 cho bệnh nhân bị nghi ngờ thiếu vitamin B12 mà không được chẩn đoán trước.
- Thành phần của thuốc có đường. Không nên dùng thuốc này cho những bệnh nhân mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp về fructose hay rối loạn hấp thu glucose-galactose..
- Sau thời gian dài dùng vitamin B6 với liều 200mg/ngày, có thể đã thấy biểu hiện độc tính thần kinh (như bệnh thần kinh ngoại vi nặng và bệnh thần kinh cảm giác nặng). Dùng liều 200 mg mỗi ngày, kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc vitamin B6.
- Không nên dùng vitamin B12 cho bệnh nhân bị nghi ngờ thiếu vitamin B12 mà không được chẩn đoán trước.
- Thành phần của thuốc có đường. Không nên dùng thuốc này cho những bệnh nhân mắc các rối loạn di truyền hiếm gặp về fructose hay rối loạn hấp thu glucose-galactose..
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai:
Vitamin B1: Không có nguy cơ nào được biết. Khẩu phần ăn uống cần cho người mang thai là 1,5 mg vitamin B1. Vitamin B1 được vận chuyển tích cực vào thai. Cũng như các vitamin nhóm B khác, nồng độ vitamin B1 trong thai và trẻ sơ sinh cao hơn ở mẹ. Một nghiên cứu cho thấy thai có hội chứng nhiễm rượu (do mẹ nghiện rượu) phát triển rất chậm trong tử cung là do thiếu vitamin B1 do rượu gây ra.
Vitamin B6: Vitamin B6 qua nhau thai và có bằng chứng về sự an toàn khi dùng cho phụ nữ mang thai. Liều bổ sung theo nhu cầu hàng ngày không gây hại cho thai nhi.
Vitamin B12: Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người. Chưa có vấn đề gì xảy ra khi dùng vitamin B12 với liều khuyến cáo hàng ngày. Khi dùng với liều điều trị, cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy hại tiềm ẩn cho thai
Thời kỳ cho con bú
Vitamin B1: Mẹ dùng vitamin B1 vẫn tiếp tục cho con bú được. Khẩu phần ăn hàng ngày trong thời gian cho con bú là 1,6 mg. Nếu chế độ ăn của phụ nữ cho con bú được cung cấp đầy đủ thì không cần phải bổ sung thêm vitamin B1.
Vitamin B6: Vitamin B6 có phân bố vào sữa mẹ. Không gây ảnh hưởng gì khi dùng theo nhu cầu hàng ngay. Đã dùng vitamin B6 liều cao (600 mg/ngày, chia 3 lần) dễ làm tắt sữa, mặc dù thường không hiệu quả.
Vitamin B12: Vitamin B12 có phân bố vào sữa mẹ. Chưa có vấn đề gì xảy ra khi dùng thuốc với liều khuyến cáo hàng ngày. Khi phải dùng vitamin B12 cho người mẹ trong trường hợp bệnh lý, cho con bú không phải là một chống chỉ định.
Vitamin B1: Không có nguy cơ nào được biết. Khẩu phần ăn uống cần cho người mang thai là 1,5 mg vitamin B1. Vitamin B1 được vận chuyển tích cực vào thai. Cũng như các vitamin nhóm B khác, nồng độ vitamin B1 trong thai và trẻ sơ sinh cao hơn ở mẹ. Một nghiên cứu cho thấy thai có hội chứng nhiễm rượu (do mẹ nghiện rượu) phát triển rất chậm trong tử cung là do thiếu vitamin B1 do rượu gây ra.
Vitamin B6: Vitamin B6 qua nhau thai và có bằng chứng về sự an toàn khi dùng cho phụ nữ mang thai. Liều bổ sung theo nhu cầu hàng ngày không gây hại cho thai nhi.
Vitamin B12: Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người. Chưa có vấn đề gì xảy ra khi dùng vitamin B12 với liều khuyến cáo hàng ngày. Khi dùng với liều điều trị, cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy hại tiềm ẩn cho thai
Thời kỳ cho con bú
Vitamin B1: Mẹ dùng vitamin B1 vẫn tiếp tục cho con bú được. Khẩu phần ăn hàng ngày trong thời gian cho con bú là 1,6 mg. Nếu chế độ ăn của phụ nữ cho con bú được cung cấp đầy đủ thì không cần phải bổ sung thêm vitamin B1.
Vitamin B6: Vitamin B6 có phân bố vào sữa mẹ. Không gây ảnh hưởng gì khi dùng theo nhu cầu hàng ngay. Đã dùng vitamin B6 liều cao (600 mg/ngày, chia 3 lần) dễ làm tắt sữa, mặc dù thường không hiệu quả.
Vitamin B12: Vitamin B12 có phân bố vào sữa mẹ. Chưa có vấn đề gì xảy ra khi dùng thuốc với liều khuyến cáo hàng ngày. Khi phải dùng vitamin B12 cho người mẹ trong trường hợp bệnh lý, cho con bú không phải là một chống chỉ định.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa rõ.
8. Tác dụng không mong muốn
Vitamin B1:
Tác dụng không mong muốn của vitamin B1 rất hiếm và thường theo kiểu dị ứng:
Hiếm gặp (ADR < 1/1000)
Toàn thân: Ra nhiều mồ hôi.
Tuần hoàn: Tăng huyết áp cấp.
Da: Ban da, ngứa và mày đay.
Hô hấp: Khó thở.
Vitamin B6
Vitamin B6 thường không độc. Dùng vitamin B6 kéo dài với liều 10 mgingày được cho là an toàn nhưng dùng vitamin B6 trong thời gian dài với liều 200 mg hoặc hơn hàng ngày có thể gây bệnh về thần kinh.
Thần kinh trung ương: Đau đầu, lơ mơ, buồn ngủ.
Nội tiết và chuyển hóa: Nhiễm acid, acid folic giảm.
Tiêu hóa: Buồn nôn và nôn.
Gan: AST tăng.
Thần kinh - cơ: Dùng liều 200 mg/ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây viêm dây thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng thuốc, mặc dù vẫn còn để lại ít nhiều di chứng.
Khác: Phản ứng dị ứng
Vitamin B12
Hiếm gặp (ADR < 1/1000)
Toàn thân: Sốt, đau đầu, hoa mắt, co thắt phế quản, phù mạch, miệng - hầu.
Ngoài da: Phản ứng dạng trứng cá, mày đay, ban đỏ, ngứa.
Tiêu hóa: Buồn nôn.
Tim mạch: Loạn nhịp tim thứ phát do hạ kali huyết khi bắt đầu điều trị.
Tác dụng không mong muốn của vitamin B1 rất hiếm và thường theo kiểu dị ứng:
Hiếm gặp (ADR < 1/1000)
Toàn thân: Ra nhiều mồ hôi.
Tuần hoàn: Tăng huyết áp cấp.
Da: Ban da, ngứa và mày đay.
Hô hấp: Khó thở.
Vitamin B6
Vitamin B6 thường không độc. Dùng vitamin B6 kéo dài với liều 10 mgingày được cho là an toàn nhưng dùng vitamin B6 trong thời gian dài với liều 200 mg hoặc hơn hàng ngày có thể gây bệnh về thần kinh.
Thần kinh trung ương: Đau đầu, lơ mơ, buồn ngủ.
Nội tiết và chuyển hóa: Nhiễm acid, acid folic giảm.
Tiêu hóa: Buồn nôn và nôn.
Gan: AST tăng.
Thần kinh - cơ: Dùng liều 200 mg/ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây viêm dây thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và vụng về bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng thuốc, mặc dù vẫn còn để lại ít nhiều di chứng.
Khác: Phản ứng dị ứng
Vitamin B12
Hiếm gặp (ADR < 1/1000)
Toàn thân: Sốt, đau đầu, hoa mắt, co thắt phế quản, phù mạch, miệng - hầu.
Ngoài da: Phản ứng dạng trứng cá, mày đay, ban đỏ, ngứa.
Tiêu hóa: Buồn nôn.
Tim mạch: Loạn nhịp tim thứ phát do hạ kali huyết khi bắt đầu điều trị.
9. Tương tác với các thuốc khác
Vitamin B1
- Vitamin B1 làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh cơ.
- Các chất đối kháng vitamin B1, thiosemicarbazon và 5-fluorouracil, có thể trung hòa tác dụng của vitamin B1.
- Bệnh nhân đang điều trị với các thuốc này có thể cần phải điều chỉnh liều vitamin B1.
- Vitamin B1 có thể cho kết quả dương tính giả đối với xét nghiệm xác định urobilinogen bằng phản ứng Ehrlich.
- Liều cao vitamin B1 có thể gây nhiễu kết quả định lượng nồng độ theophyllin trong huyết tương bằng phương pháp quang phổ.
Vitamin B6
- Vitamin B6 làm giảm hiệu quả của levodopa nhưng tương tác này sẽ không xảy ra nếu dùng kèm một chất ức chế dopa decarboxylase.
- Vitamin B6 làm giảm hoạt tính của altretamin, làm giảm nồng độ phenobarbital va phenytoin trong huyết thanh.
- Nhiều thuốc có thể làm tăng nhu cầu vitamin B6 như hydralazin, isoniazid, penicillamin và các thuốc tránh thai đường uống.
Vitamin B12
- Sự hấp thu vitamin B12 qua đường tiêu hóa có thể bị giảm do neomycin, acid aminosalicylic,các thuốc kháng histamin H2 và colchicin.
- Nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh có thể giảm khi dùng chung với các thuốc tránh thai đường uống.
- Vitamin B1 làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh cơ.
- Các chất đối kháng vitamin B1, thiosemicarbazon và 5-fluorouracil, có thể trung hòa tác dụng của vitamin B1.
- Bệnh nhân đang điều trị với các thuốc này có thể cần phải điều chỉnh liều vitamin B1.
- Vitamin B1 có thể cho kết quả dương tính giả đối với xét nghiệm xác định urobilinogen bằng phản ứng Ehrlich.
- Liều cao vitamin B1 có thể gây nhiễu kết quả định lượng nồng độ theophyllin trong huyết tương bằng phương pháp quang phổ.
Vitamin B6
- Vitamin B6 làm giảm hiệu quả của levodopa nhưng tương tác này sẽ không xảy ra nếu dùng kèm một chất ức chế dopa decarboxylase.
- Vitamin B6 làm giảm hoạt tính của altretamin, làm giảm nồng độ phenobarbital va phenytoin trong huyết thanh.
- Nhiều thuốc có thể làm tăng nhu cầu vitamin B6 như hydralazin, isoniazid, penicillamin và các thuốc tránh thai đường uống.
Vitamin B12
- Sự hấp thu vitamin B12 qua đường tiêu hóa có thể bị giảm do neomycin, acid aminosalicylic,các thuốc kháng histamin H2 và colchicin.
- Nồng độ vitamin B12 trong huyết thanh có thể giảm khi dùng chung với các thuốc tránh thai đường uống.
10. Dược lý
Nhóm dược lý: Các vitamin nhóm B.
Mã ATC: A11DB.
Scanneuron là sự kết hợp ở liều cao của các vitamin hướng thần kinh.
- Vitamin B1 cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrat. Thiếu hụt vitamin B1 gây ra bệnh beri-beri và hội chứng bệnh não Wernicke. Các cơ quan chính bị ảnh hưởng do thiếu hụt thiamin là hệ thần kinh ngoại biên, hệ tim mạch và hệ tiêu hóa.
- Vitamin B6 được biến đổi nhanh thành coenzym pyridoxal phosphat và pyridoxamin phosphat, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa protein. Trẻ thiếu vitamin B6 sẽ có khả năng bị co giật và thiếu máu nhược sắc.
- Vitamin B12 cần thiết cho quá trình tổng hợp nucleoprotein và myelin, tái tạo tế bào, tăng trưởng và duy trì quá trình tạo hồng cầu bình thường. Vitamin B12 có thể chuyển hóa thành coenzym B12 trong mô, những chất này cần thiết cho việc chuyển hóa methylmalonat thành succinat va tổng hợp methionin từ homocystein. Khi không có coenzym B12, tetrahydrofolat không thể tái sinh từ dạng dự trữ không có hoạt tính là 5-methyl tetrahydrofolat, dẫn đến thiếu hụt folat có chức năng. Thiếu hụt vitamin B12 dẫn đến thiếu máu hồng cầu to, tổn thương hệ tiêu hóa và phá hủy hệ thần kinh trước hết là bất hoạt việc tạo myelin, tiếp theo là thoái hóa dần sợi trục thần kinh và đầu dây thần kinh.
Mã ATC: A11DB.
Scanneuron là sự kết hợp ở liều cao của các vitamin hướng thần kinh.
- Vitamin B1 cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrat. Thiếu hụt vitamin B1 gây ra bệnh beri-beri và hội chứng bệnh não Wernicke. Các cơ quan chính bị ảnh hưởng do thiếu hụt thiamin là hệ thần kinh ngoại biên, hệ tim mạch và hệ tiêu hóa.
- Vitamin B6 được biến đổi nhanh thành coenzym pyridoxal phosphat và pyridoxamin phosphat, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa protein. Trẻ thiếu vitamin B6 sẽ có khả năng bị co giật và thiếu máu nhược sắc.
- Vitamin B12 cần thiết cho quá trình tổng hợp nucleoprotein và myelin, tái tạo tế bào, tăng trưởng và duy trì quá trình tạo hồng cầu bình thường. Vitamin B12 có thể chuyển hóa thành coenzym B12 trong mô, những chất này cần thiết cho việc chuyển hóa methylmalonat thành succinat va tổng hợp methionin từ homocystein. Khi không có coenzym B12, tetrahydrofolat không thể tái sinh từ dạng dự trữ không có hoạt tính là 5-methyl tetrahydrofolat, dẫn đến thiếu hụt folat có chức năng. Thiếu hụt vitamin B12 dẫn đến thiếu máu hồng cầu to, tổn thương hệ tiêu hóa và phá hủy hệ thần kinh trước hết là bất hoạt việc tạo myelin, tiếp theo là thoái hóa dần sợi trục thần kinh và đầu dây thần kinh.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Vitamin B1: Chưa có thông tin.
Vitamin B6
Triệu chứng: Vitamin B6 thường được coi là không độc, nhưng. khi dùng liều cao (như 2 g/ngày hoặc hơn) kéo dài (trên 30 ngày) có thể gây các hội chứng về thần kinh cảm giác, mắt điều phối. Hội chứng thần kinh cảm giác có thể do tổn thương giải phẫu của noron của hạch trên dây thần kinh tủy sống lưng. Biểu hiện ở mắt ý thức về vị trí và run của các đầu chí và mắt phối hợp động tác giác quan dần dần. Xúc giác, phân biệt nóng lạnh và đau ít bị hơn. Không có yếu cơ.
Xử trí: Ngừng dùng vitamin B6. Sau khi ngừng vitamin B6, loạn chức năng thần kinh dần dần cải thiện và theo dõi lâu dài thấy hồi phục tốt, có thể ngừng thuốc kéo dài tới 6 tháng để hệ thần kinh cảm giác trở lại bình thường.
Vitamin B12: Chưa có thông tin.
Vitamin B6
Triệu chứng: Vitamin B6 thường được coi là không độc, nhưng. khi dùng liều cao (như 2 g/ngày hoặc hơn) kéo dài (trên 30 ngày) có thể gây các hội chứng về thần kinh cảm giác, mắt điều phối. Hội chứng thần kinh cảm giác có thể do tổn thương giải phẫu của noron của hạch trên dây thần kinh tủy sống lưng. Biểu hiện ở mắt ý thức về vị trí và run của các đầu chí và mắt phối hợp động tác giác quan dần dần. Xúc giác, phân biệt nóng lạnh và đau ít bị hơn. Không có yếu cơ.
Xử trí: Ngừng dùng vitamin B6. Sau khi ngừng vitamin B6, loạn chức năng thần kinh dần dần cải thiện và theo dõi lâu dài thấy hồi phục tốt, có thể ngừng thuốc kéo dài tới 6 tháng để hệ thần kinh cảm giác trở lại bình thường.
Vitamin B12: Chưa có thông tin.
12. Bảo quản
Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô, tránh ẩm, nhiệt độ không quá 30°C.