Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Nguyễn Lâm Ngọc Tiên
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Cefpovera 200 CAP
-Thành phần hoạt chất: Cefpodoxim (dạng Cefpodoxim proxetil). ..........200 mg
- Thành phần tá dược: cellulose vi tinh thể, natri croscarmellose, natri lauryl sulfat, crospovidon,
colloidal silicon dioxid, magnesi stearat, vỏ nang số 0
- Thành phần tá dược: cellulose vi tinh thể, natri croscarmellose, natri lauryl sulfat, crospovidon,
colloidal silicon dioxid, magnesi stearat, vỏ nang số 0
2. Công dụng của Cefpovera 200 CAP
- Cefpodoxim được dùng dưới dạng uống để điều trị các nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình ở đường hô hấp dưới, kể cả viêm phổi cấp tính mắc phải ở cộng đồng do các chủng Streptococus pneumoniae hoặc Haemophilus influenzae nhạy cảm (kể cả các chủng sinh ra beta-lactamase) và để điều trị đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn do pneumoniae nhạy cảm và do H. influenzae; hoặc do Moraxella (trước kia gọi là Branhamella) catarrhalis, không sinh ra beta-lactamase.
- Điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ và vừa ở đường hô hấp trên (thí dụ viêm họng, viêm amidan) do Streptococcus pyogenes nhạy cảm, cefpodoxim không phải là thuốc được chọn ưu tiên, mà là thuốc thay thế cho amoxicilin hay amoxicilin và kali clavulanat khi không hiệu quả hoặc không dùng được.
- Điều trị viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp do các chủng nhạy cảm pneumoniae, H. influenzae (kể cả chủng sinh beta-lactamase) hoặc M. catarrhalis.
- Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ và vừa, chưa có biến chứng (viêm bàng quang) do các chủng nhạy cảm coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis hoặc Staphylococcus saprophyticus.
- Bệnh lậu không biến chứng và lan tỏa do chủng gonorrhoea sinh hoặc không sinh penicilinase.
- Điều trị nhiễm khuẩn thể nhẹ đến vừa chưa biến chứng ở da và các tổ chức da do Staphylococcus aureus có tạo ra hay không tạo ra penicilinase và các chủng nhạy cảm của Streptococcus pyogenes.
- Điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ và vừa ở đường hô hấp trên (thí dụ viêm họng, viêm amidan) do Streptococcus pyogenes nhạy cảm, cefpodoxim không phải là thuốc được chọn ưu tiên, mà là thuốc thay thế cho amoxicilin hay amoxicilin và kali clavulanat khi không hiệu quả hoặc không dùng được.
- Điều trị viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp do các chủng nhạy cảm pneumoniae, H. influenzae (kể cả chủng sinh beta-lactamase) hoặc M. catarrhalis.
- Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ và vừa, chưa có biến chứng (viêm bàng quang) do các chủng nhạy cảm coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis hoặc Staphylococcus saprophyticus.
- Bệnh lậu không biến chứng và lan tỏa do chủng gonorrhoea sinh hoặc không sinh penicilinase.
- Điều trị nhiễm khuẩn thể nhẹ đến vừa chưa biến chứng ở da và các tổ chức da do Staphylococcus aureus có tạo ra hay không tạo ra penicilinase và các chủng nhạy cảm của Streptococcus pyogenes.
3. Liều lượng và cách dùng của Cefpovera 200 CAP
Cách dùng: Dùng đường uống. Nên uống thuốc cùng thức ăn để có sự hấp thu tốt nhất.
Liều dùng:
Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi:
Liều thường dùng: Uống 100 – 400 mg cách 12 giờ/ lần.
Liều khuyến cáo cho một số bệnh cụ thể như sau:
Đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phổi thể nhẹ đến vừa mắc phải của cộng đồng, liều thường dùng là 200 mg/lần, cách nhau 12 giờ/lần, trong 10 – 14 ngày.
Nhiễm khuẩn da và các tổ chức da thể nhẹ và vừa chưa biến chứng, liều thường dùng là 400 mg/lần, cách 12 giờ/lần, trong 7 – 14 ngày.
Lậu chưa biến chứng ở nam, nữ: Dùng 1 liều duy nhất 200 mg hoặc 400 mg cefpodoxim, tiếp theo là điều trị bằng doxycyclin uống để đề phòng nhiễm Chlamydia.
Trẻ em từ 2 tháng đến 12 tuổi:
Lậu không biến chứng (trẻ 8 tuổi, cân nặng ≥ 45 kg): Uống 1 liều duy nhất 400 mg, phối hợp với 1 kháng sinh có tác dụng đối với nhiễm khuẩn
Viêm phổi mắc tại cộng đồng, đợt cấp do viêm phế quản mạn: 200 mg/lần, cách 12 giờ/lần, tương ứng trong 14 ngày và 10 ngày.
Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: 400 mg/lần, cách 12 giờ/lần, trong 7 – 14 ngày.
Liều cho người suy thận:
Phải giảm liều tùy theo mức độ suy thận. Đối với người bệnh có độ thanh thải creatinin ít hơn 30 ml/phút và không thẩm tách máu, cho uống liều thường dùng, cách 24 giờ/lần.
Người bệnh đang thẩm tách máu, uống liều thường dùng 3 lần/tuần.
Liều dùng:
Người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi:
Liều thường dùng: Uống 100 – 400 mg cách 12 giờ/ lần.
Liều khuyến cáo cho một số bệnh cụ thể như sau:
Đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phổi thể nhẹ đến vừa mắc phải của cộng đồng, liều thường dùng là 200 mg/lần, cách nhau 12 giờ/lần, trong 10 – 14 ngày.
Nhiễm khuẩn da và các tổ chức da thể nhẹ và vừa chưa biến chứng, liều thường dùng là 400 mg/lần, cách 12 giờ/lần, trong 7 – 14 ngày.
Lậu chưa biến chứng ở nam, nữ: Dùng 1 liều duy nhất 200 mg hoặc 400 mg cefpodoxim, tiếp theo là điều trị bằng doxycyclin uống để đề phòng nhiễm Chlamydia.
Trẻ em từ 2 tháng đến 12 tuổi:
Lậu không biến chứng (trẻ 8 tuổi, cân nặng ≥ 45 kg): Uống 1 liều duy nhất 400 mg, phối hợp với 1 kháng sinh có tác dụng đối với nhiễm khuẩn
Viêm phổi mắc tại cộng đồng, đợt cấp do viêm phế quản mạn: 200 mg/lần, cách 12 giờ/lần, tương ứng trong 14 ngày và 10 ngày.
Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: 400 mg/lần, cách 12 giờ/lần, trong 7 – 14 ngày.
Liều cho người suy thận:
Phải giảm liều tùy theo mức độ suy thận. Đối với người bệnh có độ thanh thải creatinin ít hơn 30 ml/phút và không thẩm tách máu, cho uống liều thường dùng, cách 24 giờ/lần.
Người bệnh đang thẩm tách máu, uống liều thường dùng 3 lần/tuần.
4. Chống chỉ định khi dùng Cefpovera 200 CAP
Bệnh nhân bị quá mẫn với cefpodoxim, bất kỳ kháng sinh cephalosporin nào khác và/hoặc bất cứ thành phần nào của viên thuốc.
Người bị bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Có tiền sử phản ứng quá mẫn trực tiếp và/hoặc nặng với penicillin hoặc những kháng sinh beta-lactam khác.
Người bị bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Có tiền sử phản ứng quá mẫn trực tiếp và/hoặc nặng với penicillin hoặc những kháng sinh beta-lactam khác.
5. Thận trọng khi dùng Cefpovera 200 CAP
- Cefpodoxim không phải là kháng sinh ưu tiên trong điều trị viêm phổi tụ cầu và không nên được sử dụng trong điều trị viêm phổi không điển hình gây ra bởi các vi khuẩn như Legionella, Mycoplasma và Chlamydia. Cefpodoxim không được khuyến cáo trong điều trị viêm phổi do S. pneumoniae.
- Như với tất cả các thuốc kháng beta-lactam, các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong đã được báo cáo. Trong trường hợp các phản ứng quá mẫn nặng, phải ngừng điều trị bằng cefpodoxim ngay lập tức và phải bắt đầu các biện pháp khẩn cấp đầy đủ.
- Trước khi bắt đầu điều trị, cần xem xét bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn nặng với cefpodoxim, với các cephalosporin khác hoặc với bất kỳ loại thuốc beta-lactam nào khác. Cần thận trọng nếu dùng cefpodoxim cho bệnh nhân có tiền sử quá mẫn nhẹ với các thuốc kháng beta-lactam khác.
- Trong trường hợp suy thận nặng nên giảm liều phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin.
- Viêm đại tràng và viêm đại tràng màng giả liên quan đến tác nhân kháng khuẩn đã được báo cáo với gần như tất cả các tác nhân kháng khuẩn, bao gồm cefpodoxim, và có thể có mức độ nghiêm trọng từ nhẹ đến đe dọa đến tính mạng. Do đó, điều quan trọng là phải xem xét chẩn đoán những bệnh nhân có tiêu chảy trong hoặc sau khi dùng cefpodoxim. Ngưng điều trị bằng cefpodoxim và điều trị chuyên biệt cho Clostridium dificile phải được xem xét. Thuốc ức chế nhu động ruột không được dùng.
- Phải luôn thận trọng khi kê toa cefpodoxim cho bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng.
- Như tất cả kháng sinh beta-lactam, giảm bạch cầu và hiếm khi mất bạch cầu hạt.
- Như với tất cả các thuốc kháng beta-lactam, các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong đã được báo cáo. Trong trường hợp các phản ứng quá mẫn nặng, phải ngừng điều trị bằng cefpodoxim ngay lập tức và phải bắt đầu các biện pháp khẩn cấp đầy đủ.
- Trước khi bắt đầu điều trị, cần xem xét bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn nặng với cefpodoxim, với các cephalosporin khác hoặc với bất kỳ loại thuốc beta-lactam nào khác. Cần thận trọng nếu dùng cefpodoxim cho bệnh nhân có tiền sử quá mẫn nhẹ với các thuốc kháng beta-lactam khác.
- Trong trường hợp suy thận nặng nên giảm liều phụ thuộc vào độ thanh thải creatinin.
- Viêm đại tràng và viêm đại tràng màng giả liên quan đến tác nhân kháng khuẩn đã được báo cáo với gần như tất cả các tác nhân kháng khuẩn, bao gồm cefpodoxim, và có thể có mức độ nghiêm trọng từ nhẹ đến đe dọa đến tính mạng. Do đó, điều quan trọng là phải xem xét chẩn đoán những bệnh nhân có tiêu chảy trong hoặc sau khi dùng cefpodoxim. Ngưng điều trị bằng cefpodoxim và điều trị chuyên biệt cho Clostridium dificile phải được xem xét. Thuốc ức chế nhu động ruột không được dùng.
- Phải luôn thận trọng khi kê toa cefpodoxim cho bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng.
- Như tất cả kháng sinh beta-lactam, giảm bạch cầu và hiếm khi mất bạch cầu hạt.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai
Các nghiên cứu thực hiện trên một số loài động vật không cho thấy có tác dụng gây quái thai hoặc ngộ độc bào thai. Tuy nhiên, an toàn của Cefpodoxim proxetil trên phụ nữ mang thai chưa được thiết lập, và như với tất cả các thuốc khác, nên dùng thuốc thận trọng cho phụ nữ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Cefpodoxim tiết qua sữa mẹ một lượng nhỏ. Nên cân nhắc ngưng cho trẻ bú mẹ hoặc việc điều trị cho người mẹ phải ngưng lại.
Các nghiên cứu thực hiện trên một số loài động vật không cho thấy có tác dụng gây quái thai hoặc ngộ độc bào thai. Tuy nhiên, an toàn của Cefpodoxim proxetil trên phụ nữ mang thai chưa được thiết lập, và như với tất cả các thuốc khác, nên dùng thuốc thận trọng cho phụ nữ mang thai.
Thời kỳ cho con bú
Cefpodoxim tiết qua sữa mẹ một lượng nhỏ. Nên cân nhắc ngưng cho trẻ bú mẹ hoặc việc điều trị cho người mẹ phải ngưng lại.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Nên thận trọng khi dùng thuốc cho người lái xe hoặc vận hành máy móc vì sau khi dùng thuốc có nguy cơ gây chóng mặt.
8. Tác dụng không mong muốn
Cefpodoxim có tác dụng phụ tương tự như các cephalosporin đường uống khác. Thuốc dung nạp tốt, các tác dụng phụ qua nhanh từ nhẹ đến vừa trong một số trường hợp. Tác dụng phụ đối với trẻ dùng thuốc tương tự như người lớn, bao gồm các tác dụng từ nhẹ đến vừa trên đường tiêu hóa và trên da
Thường gặp, ADR > 1/100
- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, viêm đại tràng màng giả.
- Hệ thần kinh trung ương: đau đầu
- Da: Phát ban, nổi mày đay, ngứa.
- Niệu - sinh dục: Nhiễm nấm âm đạo.
Ít gặp,1/1000 < ADR < 1/100
- Phản ứng dị ứng: Phản ứng như bệnh huyết thanh với phát ban, sốt, đau khớp và phản ứng phản vệ
- Da: Ban đỏ đa dạng.
- Gan: Rối loạn enzym gan, viêm gan và vàng da ứ mật tạm thời.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, rối loạn về máu.
- Thận: Viêm thận kẻ có hồi phục
- Thần kinh trung ương: Tăng họat động, bị kích ứng, khó ngủ, lú lẫn, tăng trườn lực và chóng mặt hoa mắt
Hướng dẫn cách xử trí ADR: Ngưng điều trị bằng cefpodoxim.
Thường gặp, ADR > 1/100
- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, viêm đại tràng màng giả.
- Hệ thần kinh trung ương: đau đầu
- Da: Phát ban, nổi mày đay, ngứa.
- Niệu - sinh dục: Nhiễm nấm âm đạo.
Ít gặp,1/1000 < ADR < 1/100
- Phản ứng dị ứng: Phản ứng như bệnh huyết thanh với phát ban, sốt, đau khớp và phản ứng phản vệ
- Da: Ban đỏ đa dạng.
- Gan: Rối loạn enzym gan, viêm gan và vàng da ứ mật tạm thời.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
- Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, rối loạn về máu.
- Thận: Viêm thận kẻ có hồi phục
- Thần kinh trung ương: Tăng họat động, bị kích ứng, khó ngủ, lú lẫn, tăng trườn lực và chóng mặt hoa mắt
Hướng dẫn cách xử trí ADR: Ngưng điều trị bằng cefpodoxim.
9. Tương tác với các thuốc khác
- Không có tương tác thuốc có ý nghĩa về mặt lâm sàng được báo cáo trong các đợt nghiên cứu lâm sàng
- Các thuốc đối vận thụ thể Histamin H2 và thuốc kháng acid làm giảm sinh khả dụng của cefpodoxim.
- Probenecid lmà giảm thải trừ cephalosporin.
- Cephalosporin làm tăng đáng kể tác dụng chống đông của Coumarin.
- Như các kháng sinh cephalosporin khác, đã thấy có báo cáo vài trường hợp riêng lẽ phát triển thử nghiệm Coombs dương tính.
- Các nghiên cứu cho thấy sinh khả dụng giảm khoảng 30% khi dùng cefpodoxim với các thuốc trung hòa pH dịch vị hoặc ức chế bài tiết acid . Do đó, nên dùng các thuốc như thuốc kháng acid loaik vô cơ và chấy ức chế H2 như Ranitidine, có thể làm tăng pH dịch vị, 2 đến 3 giờ sau khi dùng cefpodoxim.
- Sinh khả dụng tăng nếu dùng thuốc trong lúc ăn
- Phản ứng dương tính giả glucose trong nước rtiểu có thể xảy ra đối với các dung dịch Benedict's hoặc Fehling's hoặc đối với viên sulfat đồng, nhưng không xảy ra với thử nghiệm dựa trên phản ứng men glucose oxidase.
- Các thuốc đối vận thụ thể Histamin H2 và thuốc kháng acid làm giảm sinh khả dụng của cefpodoxim.
- Probenecid lmà giảm thải trừ cephalosporin.
- Cephalosporin làm tăng đáng kể tác dụng chống đông của Coumarin.
- Như các kháng sinh cephalosporin khác, đã thấy có báo cáo vài trường hợp riêng lẽ phát triển thử nghiệm Coombs dương tính.
- Các nghiên cứu cho thấy sinh khả dụng giảm khoảng 30% khi dùng cefpodoxim với các thuốc trung hòa pH dịch vị hoặc ức chế bài tiết acid . Do đó, nên dùng các thuốc như thuốc kháng acid loaik vô cơ và chấy ức chế H2 như Ranitidine, có thể làm tăng pH dịch vị, 2 đến 3 giờ sau khi dùng cefpodoxim.
- Sinh khả dụng tăng nếu dùng thuốc trong lúc ăn
- Phản ứng dương tính giả glucose trong nước rtiểu có thể xảy ra đối với các dung dịch Benedict's hoặc Fehling's hoặc đối với viên sulfat đồng, nhưng không xảy ra với thử nghiệm dựa trên phản ứng men glucose oxidase.
10. Dược lý
Cefpodoxim có tác dụng kháng khuẩn do ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn; thuốc gắn vào một hoặc nhiều protein gắn penicilin (PBP) (là các protein tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào vi khuẩn), ức chế bước cuối cùng chuyển hóa peptid của quá trình tổng hợp màng tế bào vi khuẩn, dẫn đến ức chế sinh tổng hợp thành tế bào. Cefpodoxim có độ bền vững cao trước sự tấn công của các beta-lactamase, do vi khuẩn Gram âm và Gram dương tạo thành.
Phổ kháng khuẩn
Giống các cephalosporin uống thế hệ 3 (cefdinir, cefixim, ceftibuten), cefpodoxim có phổ kháng khuẩn rộng đối với vi khuẩn Gram âm hiếu khí, so với cephalosporin thế hệ thứ 1 và thứ 2 Cefpodoxim có hoạt lực đối với cầu khuẩn Gram dương như phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), các liên cầu khuẩn (Streptococcus) nhóm A, B, C, G và cới các tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus, S. Epidermidis có hay không tạo ra beta-lactamase.
Cefpodoxim cũng có tác dụng đối với các cầu khuẩn Gram âm, các trực khuẩn Gram dương và Gram âm. Thuốc có tác dụng chống các cầu khuẩn Gram âm như E. Coli, Klebsiella, Proteus mirabilis và Citrobacter.
Cơ chế đề kháng:
- Đề kháng với cephalosporin là kết quả của nhiều cơ chế khác nhau:
- Thay đổi tính thấm của thành tế bào của vi khuẩn gram âm
- Thay đổi các protein gắn penicilin (PBPs)
- Sản xuất beta-lactamase.
- Bơm vi khuẩn đẩy thuốc ra ngoài
Thuốc không có tác dụng chống các tụ cầu khuẩn kháng isoxazolyl-penicilin do thay đổi protein gắn penicilin (kiểu kháng của tụ cầu vàng kháng methicilin MRSA). Kiểu kháng kháng sinh MRSA này đang phát triển ngày càng tăng ở Việt Nam.
Cefpodoxim ít tác dụng trên Proteus vulgaris, Enterobacter, Serratia marcesens và Clostridium perfringens. Các vi khuẩn này đôi khi đã kháng thuốc.
Tụ cầu vàng kháng methicilin, Staphylococcus saprophyticus, Enterococcus faecalis, Pseudomonas aeroginosa, Pseudomonds spp., Clostridium difficile, Bacteroides fragilis, Listeria, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia và Legionella pneumophiii thường kháng các cephalosporin
Phổ kháng khuẩn
Giống các cephalosporin uống thế hệ 3 (cefdinir, cefixim, ceftibuten), cefpodoxim có phổ kháng khuẩn rộng đối với vi khuẩn Gram âm hiếu khí, so với cephalosporin thế hệ thứ 1 và thứ 2 Cefpodoxim có hoạt lực đối với cầu khuẩn Gram dương như phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae), các liên cầu khuẩn (Streptococcus) nhóm A, B, C, G và cới các tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus, S. Epidermidis có hay không tạo ra beta-lactamase.
Cefpodoxim cũng có tác dụng đối với các cầu khuẩn Gram âm, các trực khuẩn Gram dương và Gram âm. Thuốc có tác dụng chống các cầu khuẩn Gram âm như E. Coli, Klebsiella, Proteus mirabilis và Citrobacter.
Cơ chế đề kháng:
- Đề kháng với cephalosporin là kết quả của nhiều cơ chế khác nhau:
- Thay đổi tính thấm của thành tế bào của vi khuẩn gram âm
- Thay đổi các protein gắn penicilin (PBPs)
- Sản xuất beta-lactamase.
- Bơm vi khuẩn đẩy thuốc ra ngoài
Thuốc không có tác dụng chống các tụ cầu khuẩn kháng isoxazolyl-penicilin do thay đổi protein gắn penicilin (kiểu kháng của tụ cầu vàng kháng methicilin MRSA). Kiểu kháng kháng sinh MRSA này đang phát triển ngày càng tăng ở Việt Nam.
Cefpodoxim ít tác dụng trên Proteus vulgaris, Enterobacter, Serratia marcesens và Clostridium perfringens. Các vi khuẩn này đôi khi đã kháng thuốc.
Tụ cầu vàng kháng methicilin, Staphylococcus saprophyticus, Enterococcus faecalis, Pseudomonas aeroginosa, Pseudomonds spp., Clostridium difficile, Bacteroides fragilis, Listeria, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia và Legionella pneumophiii thường kháng các cephalosporin
11. Quá liều và xử trí quá liều
- Triệu chứng: trong trương hợp quá liều, đặc biệt với các bệnh nhân bị suy thận, bệnh não có thể xảy ra. Bệnh não thường có thể hồi phục một khi nồng độ cefpodoxim trong huyết tương giảm.
- Xử trí: trong trường hợp quá liều cefpodoxim, nên dùng liệu pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng
- Xử trí: trong trường hợp quá liều cefpodoxim, nên dùng liệu pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng
12. Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.