lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc kháng sinh Clarithromycin STADA 250mg hộp 2 vỉ x 10 viên

Thuốc kháng sinh Clarithromycin STADA 250mg hộp 2 vỉ x 10 viên

Danh mục:Thuốc kháng sinh
Thuốc cần kê toa:
Hoạt chất:Clarithromycin
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Thương hiệu:Stellapharm
Số đăng ký:VD-11961-10
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.
Dược sĩDược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ
Dược sĩ Nguyên Đan
Đã duyệt nội dung

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của Clarithromycin STADA 250mg

Hoạt chất: Clarithromycin 250 mg
Tá dược: Microcrystallin cellulose, croscarmellose natri, povidon, magnesi stearat, talc, colloidal silica khan, acid stearic, opadry vàng

2. Công dụng của Clarithromycin STADA 250mg

- Dùng để điều trị viêm họng và viêm amidan, nhiễm trùng hô hấp từ nhẹ đến trung bình (nhiễm khuẩn cấp tính trầm trọng trong viêm phế quản mạn tính, viêm xoang hàm trên cấp tính, viêm phổi mắc phải cộng đồng), nhiễm trùng da và cấu trúc da không biến chứng, viêm tai giữa cấp gây bởi vi khuẩn nhạy cảm.
- Clarithromycin cũng được dùng để điều trị nhiễm trùng lan tỏa gây bởi phức hợp Mycobacterium avium (MAC) ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch mắc phải do virus (HIV) và phòng ngừa nhiễm trùng lan tỏa phức hợp Mycobacterium avium (phòng bệnh nguyên phát và thứ phát) ở những người nhiễm HIV.
- Clarithromycin dùng kết hợp với Amoxicillin và Lansoprazol hoặc Omeprazol trong điều trị nhiễm Helicobacter pylori và bệnh loét tá tràng; với omeprazol hoặc ranitidin bismuth citrat để điều trị nhiễm H. pylori ở bệnh nhân loét tá tràng tiến triển.

3. Liều lượng và cách dùng của Clarithromycin STADA 250mg

Clarithromycin STADA được dùng bằng đường uống và không phụ thuộc vào bữa ăn.
Liều lượng
- Liều thường dùng đối với bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên: 250mg x 2 lần/ngày, có thể tăng đến 500mg x 2 lần/ngày nếu cần thiết trong nhiễm trùng nặng; từ 7 -14 ngày. Trẻ em có thể dùng liều 7,5mg/kg x 2 lần/ngày trong 5 -10 ngày.
- Điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng lan tỏa do phức hợp Mycobacterium avium: 500mg x 2 lần/ngày; trong điều trị nên dùng kết hợp với thuốc kháng Mycobacterium khác.
- Để diệt trừ H. pylori liên quan tới bệnh loét tiêu hóa: 500mg x 2 lần/ngày, phối hợp với thuốc kháng khuẩn khác và một thuốc ức chế bơm proton hoặc một thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 trong 7-14 ngày.
- Đối với bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút): Cần giảm 1/2 liều clarithromycin.

4. Chống chỉ định khi dùng Clarithromycin STADA 250mg

- Bệnh nhân quá mẫn với clarithromycin, erythromycin hoặc bất kỳ kháng sinh nhóm macrolid khác.
- Chống chỉ định sử dụng đồng thời clarithromycin với một số thuốc như terfenadin, astemizol, cisaprid và pimozid vì có thể gây tăng đáng kể nồng độ của thuốc trong huyết tương và gây độc tính trên tim nghiêm trọng và/hoặc đe dọa tính mạng.
- Sử dụng đồng thời với các alkaloid cựa lõa mạch (ergotamin, dihydroergotamin) cũng được chống chỉ định vì có khả năng gây độc tính nghiêm trọng.

5. Thận trọng khi dùng Clarithromycin STADA 250mg

- Chỉ định clarithromycin khi biết rõ không có nhiễm trùng hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn hay để phòng ngừa thì không đem lại lợi ích cho bệnh nhân mà còn làm tăng nguy cơ phát triển nhiều vi khuẩn đề kháng thuốc.
- Clarithromycin được đào thải chủ yếu qua gan và thận. Clarithromycin có thể được dùng mà không cần điều chỉnh liều đối với những bệnh nhân suy gan có chức năng thận bình thường. Tuy nhiên, nếu suy thận nặng có hoặc không kèm theo suy gan thì nên giảm liều hoặc kéo dài thời gian giữa các liều dùng.
- Không sử dụng đồng thời clarithromycin và ranitidin bismuth citrat đối với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 25ml/phút và không nên dùng cho những bệnh nhân có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.
- Giống như các thuốc kháng khuẩn khác, clarithromycin có thể gây tăng trưởng quá mức các loại vi khuẩn hoặc nấm không nhạy cảm. Nếu bội nhiễm xảy ra, thay thế bằng liệu pháp thích hợp.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

- Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát trên phụ nữ có thai. Clarithromycin chỉ nên dùng trong thai kỳ khi đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ đối với thai nhi.
- Phụ nữ cho con bú: cần thận trọng khi sử dụng clarithromycin cho phụ nữ cho con bú.

7. Tác dụng không mong muốn

- Rối loạn tiêu hóa là phản ứng phụ thường gặp nhất nhưng lại nhẹ và ít xảy ra với clarithromycin hơn với erythromycin.
- Rối loạn vị giác, viêm miệng, viêm lưỡi, đổi màu răng và nhức đầu.
- Một số tác dụng thoáng qua trên hệ thần kinh trung ương như lo âu, choáng váng, mất ngủ, ảo giác, lú lẫn và co giật cũng đã xảy ra.
- Các tác dụng phụ khác bao gồm hạ đường huyết, giảm bạch cầu và tiểu cầu. Viêm thận kẽ và suy thận hiếm xảy ra.

8. Tương tác với các thuốc khác

- Các thuốc được chuyển hóa bời men thuộc vi lạp thể ở gan: Sử dụng đồng thời clarithromycin và các thuốc được chuyển hóa bởi enzym gan (hệ thống cytochrom P-450) có thể liên quan với sự gia tăng nồng độ trong huyết thanh của những thuốc này, nên theo dõi chặt chẽ nồng độ trong huyết thanh của những thuốc sử dụng đồng thời.
- Theophyllin: Clarithromycin sử dụng trên những bệnh nhân đang điều trị với theophyllin có thể liên quan tới sự gia tăng nồng độ theophyllin trong huyết thanh.
- Carbamazepin: Sử dụng đồng thời những liều đơn của clarithromycin và carbamazepin sẽ làm tăng nồng độ carbamazepin trong huyết tương. Cần theo dõi nồng độ carbamazepin trong máu.
- Terfenadin: Khi dùng đồng thời clarithromycin và terfenadin, nồng độ trong huyết tương của chất chuyển hóa có hoạt tính của terfenadin trung bình tăng gấp ba lần so với khi dùng terfenadin đơn độc.
- Omeprazol: Dùng đồng thời clarithromycin và omeprazol làm thay đổi dược động học của clarithromycin, 14-hydroxyclarithromycin và omeprazol (ví dụ tăng nồng độ trong mô dạ dày và/hoặc huyết thanh).
- Ranitidin: Sử dụng đồng thời ranitidin bismuth citrat và clarithromycin gây tăng nồng độ của ranitidin trong huyết tương (57%), tăng nồng độ ngưỡng của bismuth (48%) và tăng nồng độ 14-hydroxyclarithromycin (31 %) trong huyết tương.
- Zidovudin: Khi clarithromycin được dùng 2 - 4 giờ trước khi dùng zidovudin, nồng độ đỉnh trong huyết thanh của Zidovudin tăng gấp hai lần nhưng diện tích dưới đường cong thì không bị ảnh hưởng.
- Ritonavir: Ở những bệnh nhân đang trị liệu với ritonavir không cần phải thay đổi liều thường dùng của clarithromycin trên người có chức năng thận bình thường; tuy nhiên, nên giảm 50% liều clarithromycin đối với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin trong khoảng 30 - 60ml/phút và giảm 75% đối với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút.
- Thuốc chống đông: Sừ dụng đồng thời clarithromycin và các thuốc chống đông dùng đường uống có thể làm tăng tác dụng của những thuốc này.
- Digoxin: Clarithromycin làm tăng nồng độ trong huyết thanh của digoxin.
- Colchicin: Đã có báo cáo ngộ độc colchicin xảy ra khi dùng đồng thời clarithromycin với colchicin, đặc biệt trên những bệnh nhân cao tuổi và/hoặc bệnh nhân suy thận.

9. Dược lý

Clarithromycin thể hiện hoạt tính kháng khuẩn bằng cách gắn kết với tiểu đơn vị 50S ribosom của vi sinh vật nhạy cảm dẫn đến sự ức chế tổng hợp protein. Clarithromycin có hoạt tính in vitro chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm hiếu khí và kỵ khí, cũng như hầu hết vi khuẩn phức hợp Mycobacterium avium (MAC).
Hơn nữa, chất chuyển hóa 14-hydroxyclarithromycin cũng có hoạt tính kháng khuẩn có ý nghĩa lâm sàng. 14-hydroxyclarithromycin có hoạt tính kháng Haemophilus influenzae mạnh gấp hai lần so với thuốc mẹ. Tuy nhiên, đối với phức hợp Mycobacterium avium (MAC) dạng phân lập, chất chuyển hóa 14-hydroxy lại có hoạt tính yếu hơn 4 - 7 lần so với clarithromycin. Ý nghĩa lâm sàng của hoạt tính chống lại phức hợp Mycobacterium avium vẫn chưa được biết.

10. Quá liều và xử trí quá liều

- Quá liều clarithromycin có thể gây ra các triệu chứng trên hệ tiêu hóa như đau bụng, nôn, buồn nôn và tiêu chảy.
- Những tác dụng phụ khi quá liều cần được điều trị bằng cách loại thải ngay thuốc chưa hấp thu và điều trị hỗ trợ. Cũng như những kháng sinh macrolid khác, nồng độ trong huyết thanh của clarithromycin không thể được loại trừ bằng phương pháp thẩm phân máu hay thẩm phân màng bụng.

11. Bảo quản

Trong bao bì kín, nơi khô, tránh ánh sáng. Nhiệt độ không quá 30°C.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(5 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.6/5.0

3
2
0
0
0