lcp
OPT
Medigo - Thuốc và Bác Sĩ 24h

Đặt thuốc qua tư vấn ngay trên app

MỞ NGAY
Thuốc kháng sinh FRANLINCO 500 hộp 10 vỉ x 10 viên

Thuốc kháng sinh FRANLINCO 500 hộp 10 vỉ x 10 viên

Danh mục:Thuốc kháng sinh
Thuốc cần kê toa:
Dạng bào chế:Viên nang cứng
Số đăng ký:893110312023 (SĐK cũ: VD-29974-18)
Nước sản xuất:Việt Nam
Hạn dùng:36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Vui lòng nhập địa chỉ của bạn, chúng tôi sẽ hiện thị nhà thuốc gần bạn nhất
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ. Mọi thông tin trên website và app chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn thêm.

Thông tin sản phẩm

1. Thành phần của FRANLINCO 500

Hoạt chất: Lincomycin (dưới dạng lincomycin hydroclorid) 500 mg
Tá dược: Magnesi stearat vừa đủ 1 viên.

2. Công dụng của FRANLINCO 500

Nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt Staphylococcus, Streptococcus, Pneumococcus ở người bệnh có dị ứng với penicilin như áp xe gan; nhiễm khuẩn xương do Staphylococcus; nhiễm khuẩn phụ khoa như nhiễm khuẩn ở âm đạo, viêm màng trong tử cung, viêm vùng chậu; viêm màng bụng thứ phát; áp xe phổi; nhiễm khuẩn huyết; mụn nhọt biến chứng và loét do nhiễm khuẩn kỵ khí.
Nhiễm khuẩn do các khuẩn kháng penicilin.
Nhiễm khuẩn ở các vị trí khó thấm thuốc như viêm cốt tủy cấp tính và mạn tính do Bacteroides

3. Liều lượng và cách dùng của FRANLINCO 500

Uống xa bữa ăn, ít nhất 1 – 2 giờ trước hoặc sau khi ăn.
Liều thường dùng: 1 viên/lần x 3 – 4 lần/ngày.
Người suy thận nặng: liều dùng bằng 25 – 30% liều bình thường.

4. Chống chỉ định khi dùng FRANLINCO 500

Quá mẫn với lincomycin, các thuốc cùng họ với lincomycin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

5. Thận trọng khi dùng FRANLINCO 500

Người có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt người có tiền sử viêm đại tràng. Người bệnh cao tuổi và nữ có thể dễ bị tiêu chảy nặng hoặc viêm đại tràng màng giả.
Người bị dị ứng, người bị suy gan hoặc suy thận nặng. Đối với những người này, phải điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
Đối với người bệnh điều trị lâu dài bằng lincomycin và với trẻ nhỏ cần phải theo dõi định kỳ chức năng gan và huyết học.
Lincomycin có tác dụng chẹn thần kinh – cơ, nên cần thận trọng khi dùng với các thuốc khác có tác dụng tương tự.
An toàn và hiệu lực của lincomycin đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi chưa được xác định.

6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

Chưa có nghiên cứu đầy đủ về sử dụng thuốc cho người mang thai. Chỉ nên sử dụng lincomycin cho người mang thai khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
Lincomycin được tiết qua sữa mẹ. Do tiềm năng về tác dụng phụ của lincomycin đối với trẻ bú mẹ, cần tránh cho con bú khi đang điều trị bằng lincomycin.

7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Chưa ghi nhận tác động của thuốc đối với các trường hợp lái xe và vận hành máy móc.

8. Tác dụng không mong muốn

Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là ở đường tiêu hóa chủ yếu là ỉa chảy.
Thường gặp (>1/100): Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đôi khi do phát triển quá nhiều Clostridium difficile gây nên.
Ít gặp (>1/1000 và <1/100): Mày đay, phát ban.
Hiếm gặp (<1/1000): Phản ứng phản vệ; giảm bạch cầu trung tính (có thể phục hồi được); viêm đại tràng màng giả; viêm thực quản; tăng enzym gan (phục hồi được) như tăng transaminase.

9. Tương tác với các thuốc khác

Aminoglycosid: Lincomycin không ảnh hưởng đến dược động học của gentamicin, nhưng độ an toàn chưa được đánh giá khi phối hợp hai thuốc này.
Kaolin: Các thuốc chống ỉa chảy có chứa kaolin làm ruột giảm hấp thu lincomycin. Để tránh điều này, cho uống lincomycin 2 giờ sau khi dùng kaolin.
Thuốc tránh thai uống: Tác dụng của thuốc tránh thai loại uống có thể bị ức chế hoặc giảm do rối loạn vi khuẩn chí bình thường ở ruột làm chẹn chu kỳ ruột – gan.
Thuốc chẹn thần kinh – cơ: Phải thận trọng khi phối hợp với lincomycin, vì lincomycin có tính chất tương tự.
Erythromycin: Do có tính đối kháng in vitro giữa erythromycin và lincomycin, không được phối hợp hai thuốc này.
Thức ăn và natri cyclamat: Làm giảm mạnh sự hấp thu lincomycin.

10. Dược lý

Nhóm dược lý: Kháng sinh nhóm lincosamid, Mã ATC: J01FF02.
Lincomycin là kháng sinh thuộc nhóm lincosamid. Thuốc chủ yếu kìm khuẩn ưa khí Gram dương và có phổ kháng khuẩn rộng đối với vi khuẩn kỵ khí.
Cơ chế tác dụng:
Lincomycin gắn vào tiểu thể 50S của ribosom vi khuẩn và cản trở giai đoạn đầu của tổng hợp protein. Tác dụng chủ yếu của lincomycin là kìm khuẩn, tuy vậy ở nồng độ cao có thể diệt khuẩn từ từ đối với các chủng nhạy cảm.
Phổ tác dụng:
Thuốc có tác dụng đối với nhiều vi khuẩn ưa khí Gram dương, bao gồm các Staphylococus, Streptococcus, Pneumococcus, Bacillus anthracis, Corynebacterium diphtheriae. Tuy nhiên, không có tác dụng với
Lincomycin có phổ tác dụng rộng đối với các vi khuẩn kỵ khí. Các vi khuẩn kỵ khí Gram dương nhạy cảm bao gồm Propionibacterium, Peptococcus, Peptostreptococcus và nhiều chủng Clostridium perfringens và Clostridium tetani. Với liều cao, lincomycin có tác dụng đối với các vi khuẩn kỵ khí Gram âm, trong đó có Bacteroides spp.
Thuốc cũng có một vài tác dụng đối với sinh vật đơn bào, nên đã được dùng thử trong điều trị bệnh viêm phổi do Pneumocystis carinii và bệnh nhiễm
Kháng thuốc:
Phần lớn vi khuẩn ưa khí Gram âm như Enterobacteriaceae có bản chất kháng lincomycin, nhưng một số chủng khác, lúc thường nhạy cảm cũng có thể trở thành kháng thuốc. Cơ chế kháng thuốc, giống erythromycin, gồm có sự methyl hóa vị trí gắn trên ribosom, sự đột biến nhiễm sắc thể của protein của ribosom và trong một số ít phân lập tụ cầu, sự mất hoạt tính enzyme do adenyltransferase qua trung gian plasmid. Sự methyl hóa ribosom dẫn đến hiện tượng kháng chéo giữa lincomycin và clindamycin. Đôi khi có sự kháng chéo một phần với kháng sinh nhóm macrolid (erythromycin). Hiện tượng này có thể là do có sự tranh chấp giữa erythromycin và lincomycin đối với vị trí gắn của ribosom.
ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC:
Uống 1 liều 500 mg lincomycin, khoảng 20 – 30% liều được hấp thu qua đường tiêu hóa và đạt được nồng độ đỉnh huyết tương từ 2 – 3 mcg/ml trong vòng 2 – 4 giờ. Thức ăn làm giảm mạnh tốc độ và mức độ hấp thu.
Thời gian bán thải của lincomycin khoảng 5 giờ, có thể tăng lên gấp đôi ở người suy gan và kéo dài tới 3 lần ở người suy thận nặng. Lincomycin được phân bố vào các mô, bao gồm cả mô xương và thể dịch, thuốc ít vào dịch não tủy. Thuốc khuếch tán qua nhau thai và phân bố vào sữa mẹ.
Lincomycin không loại được bằng thẩm phân máu hoặc phúc mạc. Thuốc bị bất hoạt một phần ở gan và được bài xuất qua nước tiểu và phân, dưới dạng không biến đổi và dạng chuyển hóa.

11. Quá liều và xử trí quá liều

Chưa có tư liệu về triệu chứng quá liều.

12. Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C. Để xa tầm tay trẻ em.

Xem đầy đủ

Đánh giá sản phẩm này

(3 lượt đánh giá)
1 star2 star3 star4 star5 star

Trung bình đánh giá

4.3/5.0

1
2
0
0
0