Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Lê Trương Quỳnh Ly
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Glonacin 3.0 M.I.U
Hoạt chất: Spiramycin 3 triệu đơn vị mỗi viên.
Tá dược: Pregelatinized starch, low-substituted hydroxypropyl cellulose, croscarmellose natri, natri lauryl sulfat, cellulose vi tinh thể, magnesi stearat, Opadry white.
Tá dược: Pregelatinized starch, low-substituted hydroxypropyl cellulose, croscarmellose natri, natri lauryl sulfat, cellulose vi tinh thể, magnesi stearat, Opadry white.
2. Công dụng của Glonacin 3.0 M.I.U
Điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với spiramycin trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp, da và các nhiễm khuẩn sinh dục không phải do lậu cầu.
Điều trị dự phòng viêm màng não cầu khuẩn khi có chống chỉ định với rifampicin.
Phòng ngừa nhiễm Toxoplasma trong thời kỳ mang thai
Điều trị dự phòng tái phát sốt thấp khớp ở người bệnh dị ứng với penicilin
Điều trị dự phòng viêm màng não cầu khuẩn khi có chống chỉ định với rifampicin.
Phòng ngừa nhiễm Toxoplasma trong thời kỳ mang thai
Điều trị dự phòng tái phát sốt thấp khớp ở người bệnh dị ứng với penicilin
3. Liều lượng và cách dùng của Glonacin 3.0 M.I.U
GLONACIN 3 MIU không thích hợp dùng cho trẻ em.
Liều thông thường:
- Người lớn: uống liều 6 - 9 M.IU. mỗi ngày, chia làm 2-3 lần.
- Trẻ em: uống liều 150.000 IU./kg thể trọng mỗi ngày, chia làm 2-3 lần.
Điều trị dự phòng viêm màng não cầu khuẩn:
- Người lớn: uống liều 3 MIU, cứ 12 giờ một lần, trong 5 ngày.
- Trẻ em: uống liều 75.000 IU/kg thể trọng, cứ 12 giờ một lần, trong 5 ngày.
Phòng ngừa nhiễm Toxoplasma trong thời kỳ mang thai: 9 MIU. mỗi ngày, chia làm nhiều lần uống trong 3 tuần.
Nên uống thuốc ít nhất 2 giờ trước khi ăn hoặc 3 giờ sau khi ăn
Liều thông thường:
- Người lớn: uống liều 6 - 9 M.IU. mỗi ngày, chia làm 2-3 lần.
- Trẻ em: uống liều 150.000 IU./kg thể trọng mỗi ngày, chia làm 2-3 lần.
Điều trị dự phòng viêm màng não cầu khuẩn:
- Người lớn: uống liều 3 MIU, cứ 12 giờ một lần, trong 5 ngày.
- Trẻ em: uống liều 75.000 IU/kg thể trọng, cứ 12 giờ một lần, trong 5 ngày.
Phòng ngừa nhiễm Toxoplasma trong thời kỳ mang thai: 9 MIU. mỗi ngày, chia làm nhiều lần uống trong 3 tuần.
Nên uống thuốc ít nhất 2 giờ trước khi ăn hoặc 3 giờ sau khi ăn
4. Chống chỉ định khi dùng Glonacin 3.0 M.I.U
Chống chỉ định sử dụng GLONACIN ở những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với spiramycin hoặc erythromycin, phụ nữ đang cho con bú.
5. Thận trọng khi dùng Glonacin 3.0 M.I.U
Nên thận trọng khi sử dụng cho người có rối loạn chức năng gan.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Sử dụng cho phụ nữ có thai:
Spiramycin không gây hại khi dùng cho người đang mang thai. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú:
Spiramycin bài tiết trong sữa mẹ, GLONACIN thường không được khuyên dùng trong thời kỳ đang cho con bú.
Spiramycin không gây hại khi dùng cho người đang mang thai. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú:
Spiramycin bài tiết trong sữa mẹ, GLONACIN thường không được khuyên dùng trong thời kỳ đang cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có dữ liệu về ảnh hưởng của spiramycin lên khả năng lái xe và vận hành máy.
8. Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn thường gặp như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu.
Đôi khi mệt mỏi, chảy máu cam, đổ mồ hôi, viêm kết tràng cấp, nổi mẩn trên da, mày đay.
Hiếm khi xảy ra phản ứng phản vệ, bội nhiễm do dùng spiramycin dài ngày.
Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: nôn hoặc tiêu chảy kéo dài.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Đôi khi mệt mỏi, chảy máu cam, đổ mồ hôi, viêm kết tràng cấp, nổi mẩn trên da, mày đay.
Hiếm khi xảy ra phản ứng phản vệ, bội nhiễm do dùng spiramycin dài ngày.
Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: nôn hoặc tiêu chảy kéo dài.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Nồng độ levodopa trong huyết tương giảm khi dùng đồng thời với spiramycin.
Spiramycin làm giảm tác dụng của thuốc uống ngừa thai.
Spiramycin làm giảm tác dụng của thuốc uống ngừa thai.
10. Dược lý
Spiramycin là kháng sinh nhóm macrolid có phổ kháng khuẩn tương tự erythromycin. Spiramycin gắn thuận nghịch với tiểu đơn vị 50S của ribosom, từ đó ngăn cản quá trình tổng hợp protein, và do vậy ức chế sự tăng trưởng tế bào vi khuẩn. Tác dụng in vitro của spiramycin hơi kém hơn so với erythromycin.
Các vi khuẩn sau thường nhạy cảm với spiramycin:
- Các cầu khuẩn Gram dương, đặc biệt các liên cầu khuẩn như Streptococcus pneumoniae và Str. pyogenes nhạy cảm với thuốc. Đa số các chủng Staphylococcus aureus vẫn còn nhạy cảm, mặc dù có thể kháng thuốc nhanh, và một vài chủng vi khuẩn đường ruột cũng nhạy cảm. Nhiều vi khuẩn Gram dương khác đáp ứng với spiramycin, bao gồm Bacillus anthracis, Coryne bacterium diphtheriae, Erysipelothrix rhusiopathiae, và Listeria monocytogenes. Clostridium spp. kỵ khí cũng thường nhạy cảm.
- Các cầu khuẩn Gram âm thường nhạy cảm bao gồm Neisseria meningitidis và N. gonorrhoeae, và Moraxella catarrhalis (Branhamella catarrhalis).
- Các vi khuẩn Gram âm khác thường nhạy cảm bao gồm Bordetella spp., một vài chủng Brucella, Flavobacterium, và Legionella spp.. Haemophilus ducreyi được báo cáo là nhạy cảm, nhưng H. influenzae phần nào đáp ứng kém hơn.
- Thuốc cũng có tác dụng trên Toxoplasma gondii.
Spiramycin không có tác dụng với các vi khuẩn đường ruột. Trong các vi khuẩn kỵ khí Gram âm, đa số chủng Bacteroides fragilis và nhiều chủng Fusobacterium đã đề kháng với thuốc. Đã có thông báo về sự đề kháng của vi khuẩn đối với spiramycin, trong đó có cả sự kháng chéo giữa spiramycin, erythromycin và oleandomycin. Tuy nhiên, các chủng kháng erythromycin đôi lúc vẫn còn nhạy cảm với spiramycin.
Các vi khuẩn sau thường nhạy cảm với spiramycin:
- Các cầu khuẩn Gram dương, đặc biệt các liên cầu khuẩn như Streptococcus pneumoniae và Str. pyogenes nhạy cảm với thuốc. Đa số các chủng Staphylococcus aureus vẫn còn nhạy cảm, mặc dù có thể kháng thuốc nhanh, và một vài chủng vi khuẩn đường ruột cũng nhạy cảm. Nhiều vi khuẩn Gram dương khác đáp ứng với spiramycin, bao gồm Bacillus anthracis, Coryne bacterium diphtheriae, Erysipelothrix rhusiopathiae, và Listeria monocytogenes. Clostridium spp. kỵ khí cũng thường nhạy cảm.
- Các cầu khuẩn Gram âm thường nhạy cảm bao gồm Neisseria meningitidis và N. gonorrhoeae, và Moraxella catarrhalis (Branhamella catarrhalis).
- Các vi khuẩn Gram âm khác thường nhạy cảm bao gồm Bordetella spp., một vài chủng Brucella, Flavobacterium, và Legionella spp.. Haemophilus ducreyi được báo cáo là nhạy cảm, nhưng H. influenzae phần nào đáp ứng kém hơn.
- Thuốc cũng có tác dụng trên Toxoplasma gondii.
Spiramycin không có tác dụng với các vi khuẩn đường ruột. Trong các vi khuẩn kỵ khí Gram âm, đa số chủng Bacteroides fragilis và nhiều chủng Fusobacterium đã đề kháng với thuốc. Đã có thông báo về sự đề kháng của vi khuẩn đối với spiramycin, trong đó có cả sự kháng chéo giữa spiramycin, erythromycin và oleandomycin. Tuy nhiên, các chủng kháng erythromycin đôi lúc vẫn còn nhạy cảm với spiramycin.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Chưa có thông tin về quá liều spiramycin ở người.
Xử trí: Trong trường hợp quá liều hoặc vô tình ngộ độc thuốc, phải báo ngay cho bác sĩ.
Xử trí: Trong trường hợp quá liều hoặc vô tình ngộ độc thuốc, phải báo ngay cho bác sĩ.
12. Bảo quản
Để nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.