Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Dược sĩ Quách Thi Hậu
Đã duyệt nội dung
Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Ofloxacin Stada 200mg
Hoạt chất: Ofloxacin 200mg
Tá dược vừa đủ 1 viên: Tinh bột ngô, microcrystallin cellulose, tinh bột natri glycolat, povidon, magnesi stearat, hypromellose, macrogol 6000, titan dioxyd, talc.
Tá dược vừa đủ 1 viên: Tinh bột ngô, microcrystallin cellulose, tinh bột natri glycolat, povidon, magnesi stearat, hypromellose, macrogol 6000, titan dioxyd, talc.
2. Công dụng của Ofloxacin Stada 200mg
Được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm:
- Nhiễm trùng đường tiểu trên và dưới
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
- Viêm tuyến tiền liệt
- Nhiễm lậu cổ tử cung và niệu đạo không biến chứng
- Viêm cổ tử cung và viêm niệu đạo không do lậu cầu
- Nhiễm trùng da và mô mềm
- Nhiễm trùng đường tiểu trên và dưới
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
- Viêm tuyến tiền liệt
- Nhiễm lậu cổ tử cung và niệu đạo không biến chứng
- Viêm cổ tử cung và viêm niệu đạo không do lậu cầu
- Nhiễm trùng da và mô mềm
3. Liều lượng và cách dùng của Ofloxacin Stada 200mg
Được dùng bằng đường uống
Liều lượng ofloxacin phụ thuộc vào loại và mức độ nhiễm trùng
Khoảng liều cho người lớn 200-800mg/ngày
Có thể dùng đơn liều lên đến 400mg, tốt nhất là vào buổi sáng, liều lớn hơn nên chia thành 2 liều
Thông thường các liều đơn lẻ được uống cách khoảng thời gian tương tự nhau.
- Nhiễm trùng đường tiểu dưới: 200-400 mg/ngày
- Nhiễm trùng đường tiểu trên: 200-400 mg/ngày, nếu cần tăng liều lên 400mg x 2 lần/ngày
- Viêm tuyến tiền liệt 300mg mỗi 12 giờ trong 6 tuần
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: 400mg/ngày, nếu cần tăng liều lên 400mg x 2 lần/ngày
- Nhiễm lậu cầu cổ tử cung và niệu đạo không biến chứng: Liều duy nhất 400mg.
- Viêm cổ tử cung và viêm niệu đạo không do lậu: 400mg/ngày đơn liều hoặc chia liều
- Nhiễm trùng da và mô mềm: 400mg x 2 lần/ngày
- Người suy chức năng gan thận. Sau liều khởi đầu thông thường nên giảm liều ở những bệnh nhân suy chức năng thận
- Trẻ em: không khuyến cáo dùng ofloxacin cho trẻ em và trẻ vị thành niên đang lớn
Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm trùng và đáp ứng với điều trị, thông thường từ 5 đến 10 ngày ngoại trừ nhiễm lậu cầu không biến chứng được khuyến cáo dùng liều duy nhất
Thời gian điều trị không nên quá 2 tháng
Liều lượng ofloxacin phụ thuộc vào loại và mức độ nhiễm trùng
Khoảng liều cho người lớn 200-800mg/ngày
Có thể dùng đơn liều lên đến 400mg, tốt nhất là vào buổi sáng, liều lớn hơn nên chia thành 2 liều
Thông thường các liều đơn lẻ được uống cách khoảng thời gian tương tự nhau.
- Nhiễm trùng đường tiểu dưới: 200-400 mg/ngày
- Nhiễm trùng đường tiểu trên: 200-400 mg/ngày, nếu cần tăng liều lên 400mg x 2 lần/ngày
- Viêm tuyến tiền liệt 300mg mỗi 12 giờ trong 6 tuần
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: 400mg/ngày, nếu cần tăng liều lên 400mg x 2 lần/ngày
- Nhiễm lậu cầu cổ tử cung và niệu đạo không biến chứng: Liều duy nhất 400mg.
- Viêm cổ tử cung và viêm niệu đạo không do lậu: 400mg/ngày đơn liều hoặc chia liều
- Nhiễm trùng da và mô mềm: 400mg x 2 lần/ngày
- Người suy chức năng gan thận. Sau liều khởi đầu thông thường nên giảm liều ở những bệnh nhân suy chức năng thận
- Trẻ em: không khuyến cáo dùng ofloxacin cho trẻ em và trẻ vị thành niên đang lớn
Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm trùng và đáp ứng với điều trị, thông thường từ 5 đến 10 ngày ngoại trừ nhiễm lậu cầu không biến chứng được khuyến cáo dùng liều duy nhất
Thời gian điều trị không nên quá 2 tháng
4. Chống chỉ định khi dùng Ofloxacin Stada 200mg
Bệnh nhân quá mẫn với các thuốc kháng sinh nhóm 4 -quinolon hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc
Bệnh nhân có tiền sử viêm gan
Bệnh nhân có tiền sử động kinh hoặc có ngưỡng động kinh thấp
Trẻ em và trẻ vị thành niên đang lớn và phụ nữ có thai hoặc cho con bú vì các thử nghiệm trên thú không loại trừ được hoàn toàn nguy cơ gây thoái hóa sụn của các khớp ở cá thể đang phát triển
Bệnh nhân thiếu hụt hoặc thiếu hụt tiềm ẩn hoạt tính glucose-6-phosphats dehydrogenase dễ bị phản ứng tán huyết khi điều trị với các thuốc kháng khuẩn quinolon
Bệnh nhân có tiền sử viêm gan
Bệnh nhân có tiền sử động kinh hoặc có ngưỡng động kinh thấp
Trẻ em và trẻ vị thành niên đang lớn và phụ nữ có thai hoặc cho con bú vì các thử nghiệm trên thú không loại trừ được hoàn toàn nguy cơ gây thoái hóa sụn của các khớp ở cá thể đang phát triển
Bệnh nhân thiếu hụt hoặc thiếu hụt tiềm ẩn hoạt tính glucose-6-phosphats dehydrogenase dễ bị phản ứng tán huyết khi điều trị với các thuốc kháng khuẩn quinolon
5. Thận trọng khi dùng Ofloxacin Stada 200mg
Cũng như các quinolon khác, ofloxacin có thể gây các phản ứng quá mẫn nguy hiểm, có khả năng tử vong, đôi khi xảy ra sau liều khởi đầu. Bệnh nhân nên biết về khả năng này ngưng thuốc và thông báo cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của phát ban mề đay hoặc các phản ứng ở da khác như bất kỳ dấu hiệu nào khác của quá mẫn như nhịp tim nhanh, khó nuốt hoặc khó thở hoặc bất kỳ biểu hiện nào của chứng phù mạch (như sưng môi lưỡi mặt hoặc khàn giọng).
Bệnh nhân đang dùng ofloxacin nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ nếu thấy đau viêm hoặc đứt gân và nghỉ ngơi hạn chế vận động đến khi chẩn đoán chứng viêm gân hoặc đứt gân được loại trừ.
Thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân có tiền sử bệnh bị tâm thần hoặc bệnh nhân mắc chứng loạn thần kinh
Dùng các thuốc kháng sinh đặc biệt kéo dài có thể dẫn đến sự gia tăng nhanh các chủng đề kháng do đó phải kiểm tra tình trạng bệnh nhân định kỳ. Nếu xảy ra nhiễm trùng khác cần dùng các liệu pháp thích hợp
Bệnh nhân đang dùng ofloxacin nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ nếu thấy đau viêm hoặc đứt gân và nghỉ ngơi hạn chế vận động đến khi chẩn đoán chứng viêm gân hoặc đứt gân được loại trừ.
Thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân có tiền sử bệnh bị tâm thần hoặc bệnh nhân mắc chứng loạn thần kinh
Dùng các thuốc kháng sinh đặc biệt kéo dài có thể dẫn đến sự gia tăng nhanh các chủng đề kháng do đó phải kiểm tra tình trạng bệnh nhân định kỳ. Nếu xảy ra nhiễm trùng khác cần dùng các liệu pháp thích hợp
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai
Đến nay chưa có các nghiên cứu đầy đủ hoặc được kiểm soát về việc sử dụng ofloxacin cho phụ nữ có thai. Giống như hầu hết các fluoroquinolon khác gây bệnh khớp ở thú còn non không nên dùng ofloxacin cho phụ nữ có thai
Phụ nữ cho con bú
Ofloxacin phân bố vào sữa mẹ cho khả năng gây các tác dụng nguy hiểm của ofloxacin cho trẻ bú mẹ, nên quyết định ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc sau khi cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ
Đến nay chưa có các nghiên cứu đầy đủ hoặc được kiểm soát về việc sử dụng ofloxacin cho phụ nữ có thai. Giống như hầu hết các fluoroquinolon khác gây bệnh khớp ở thú còn non không nên dùng ofloxacin cho phụ nữ có thai
Phụ nữ cho con bú
Ofloxacin phân bố vào sữa mẹ cho khả năng gây các tác dụng nguy hiểm của ofloxacin cho trẻ bú mẹ, nên quyết định ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc sau khi cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Do có một vài báo cáo về tình trạng ngủ lơ mơ, giảm các kỹ năng, chóng mặt và rối loạn thị giác, bệnh nhân nên biết phản ứng của cơ thể với ofloxacin trước khi lái xe và vận hành máy móc. Rượu cũng làm gia tăng tác dụng phụ của ofloxacin.
8. Tác dụng không mong muốn
Thường gặp
Tiêu hóa: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hóa
Hệ thần kinh trung ương: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, run, buồn ngủ, mất ngủ, ác mộng và rối loạn thị giác
Da: phát ban da, ngứa, phản ứng da kiểu quá mẫn
Hiếm gặp
Hệ thần kinh trung ương: ảo giác, loạn tâm thần, trầm cảm, co giật
Da: viêm mạch, hội chứng Stevens- Johnson và hoại tử nhiễm độc da
Tiêu hóa: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hóa
Hệ thần kinh trung ương: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, run, buồn ngủ, mất ngủ, ác mộng và rối loạn thị giác
Da: phát ban da, ngứa, phản ứng da kiểu quá mẫn
Hiếm gặp
Hệ thần kinh trung ương: ảo giác, loạn tâm thần, trầm cảm, co giật
Da: viêm mạch, hội chứng Stevens- Johnson và hoại tử nhiễm độc da
9. Tương tác với các thuốc khác
- Dùng đồng thời với các thuốc kháng acid chứa magnesi/nhôm, sucralfat, kiềm hoặc các thuốc chứa ion có thể làm giảm sự hấp thu. Do đó, nên uống ofloxacin 2 giờ trước khi dùng các chế phẩm này.
- Khi dùng đồng thời các thuốc nhóm quinolon với theophyllin, các thuốc kháng viêm không steroid có thể làm giảm ngưỡng động kinh não thấp hơn.
- Thuốc trị đái tháo đường: Sự thay đổi nồng độ đường trong máu dẫn đến hạ đường huyết đã được báo cáo ở những bệnh nhân đái tháo đường dùng đồng thời ofloxacin và các thuốc trị đái tháo đường (như insulin, glyburid).
- Kéo dài thời gian chảy máu đã được báo cáo khi sử dụng chung ofloxacin và thuốc chống đông
- Thuốc chống loạn nhịp tim: Dùng đồng thời với các thuốc chống loạn nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT trong quá trình điều trị với ofloxacin. Nên tránh dùng đồng thời với các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (như quinidin, procainamid) hoặc nhóm III (như amidaron, sotalol).
- Với liều cao quinolon, có thể giảm bài tiết và gia tăng nồng độ trong huyết thanh khi dùng đồng thời với các thuốc được bài tiết qua ống thận (như probenecid, cimetidin, furosemid và methotrexat).
- Ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: Trong quá trình điều trị với ofloxacin việc xác định thuốc phiện hoặc porphyrin trong nước tiểu có thể cho kết quả dương tính giả
- Khi dùng đồng thời các thuốc nhóm quinolon với theophyllin, các thuốc kháng viêm không steroid có thể làm giảm ngưỡng động kinh não thấp hơn.
- Thuốc trị đái tháo đường: Sự thay đổi nồng độ đường trong máu dẫn đến hạ đường huyết đã được báo cáo ở những bệnh nhân đái tháo đường dùng đồng thời ofloxacin và các thuốc trị đái tháo đường (như insulin, glyburid).
- Kéo dài thời gian chảy máu đã được báo cáo khi sử dụng chung ofloxacin và thuốc chống đông
- Thuốc chống loạn nhịp tim: Dùng đồng thời với các thuốc chống loạn nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT trong quá trình điều trị với ofloxacin. Nên tránh dùng đồng thời với các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (như quinidin, procainamid) hoặc nhóm III (như amidaron, sotalol).
- Với liều cao quinolon, có thể giảm bài tiết và gia tăng nồng độ trong huyết thanh khi dùng đồng thời với các thuốc được bài tiết qua ống thận (như probenecid, cimetidin, furosemid và methotrexat).
- Ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm: Trong quá trình điều trị với ofloxacin việc xác định thuốc phiện hoặc porphyrin trong nước tiểu có thể cho kết quả dương tính giả
10. Dược lý
Ofloxacin là một dẫn xuất acid carboxylic nhóm quinolon có hoạt tính kháng khuẩn phủ rộng đối với cả vi khuẩn gram (-) và gram (+). Ofloxacin thể hiện hoạt tính kháng khuẩn của nó qua việc ức chế DNA gyrase, một topoisomerase của vi khuẩn DNA gyrase là một enzym cần thiết cho việc kiểm soát hình thái DNA và giúp tái tạo, sửa chữa, làm bất hoạt và sao chép DNA. Có sự đề kháng chéo giữa ofloxacin và các fluoroquinolon khác. Nói chung không có sự đề kháng chéo giữa ofloxacin và các nhóm kháng khuẩn khác như beta-lactam hoặc aminoglycosid.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Quá liều:
Dấu hiệu quan trọng nhất có thể xảy ra sau quá liều cấp là các triệu chứng ở thần kinh trung ương như nhầm lẫn, hoa mắt, kém tỉnh táo và các cơn động kinh cũng như các phản ứng ở đường tiêu hóa như nôn và ăn mòn niêm mạc
Điều trị:
Trường hợp quá liều, các bước cần thực hiện nhằm loại bỏ ofloxacin chưa hấp thu như rửa dạ dày, uống các chất hấp phụ và natri sulfat, nếu có thể trong suốt 30 phút đầu được khuyên dùng; nên dùng các thuốc kháng acid để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Có thể gia tăng thải trừ ofloxacin bằng lợi tiểu cưỡng bức.
Dấu hiệu quan trọng nhất có thể xảy ra sau quá liều cấp là các triệu chứng ở thần kinh trung ương như nhầm lẫn, hoa mắt, kém tỉnh táo và các cơn động kinh cũng như các phản ứng ở đường tiêu hóa như nôn và ăn mòn niêm mạc
Điều trị:
Trường hợp quá liều, các bước cần thực hiện nhằm loại bỏ ofloxacin chưa hấp thu như rửa dạ dày, uống các chất hấp phụ và natri sulfat, nếu có thể trong suốt 30 phút đầu được khuyên dùng; nên dùng các thuốc kháng acid để bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Có thể gia tăng thải trừ ofloxacin bằng lợi tiểu cưỡng bức.
12. Bảo quản
Trong bao bì kín nơi khô tránh ánh sáng. Nhiệt độ không quá 30°C.