Thông tin sản phẩm
1. Thành phần của Phileo
Mỗi ml chứa
Hoạt chất:
Levofloxacin........5ng
Tá dược:
Natri clorid, acid hydrocloric, Natri hydroxyd, Nước pha tiêm.
Hoạt chất:
Levofloxacin........5ng
Tá dược:
Natri clorid, acid hydrocloric, Natri hydroxyd, Nước pha tiêm.
2. Công dụng của Phileo
Thuốc được chỉ định trong viêm mí mắt, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ, viêm kết mạc, viêm giác mạc,
loét giác mạc, sát khuẩn trong khi mổ mắt.
loét giác mạc, sát khuẩn trong khi mổ mắt.
3. Liều lượng và cách dùng của Phileo
Ngày 1 và ngày 2: Nhỏ 1 đến 2 giọt vào mắt bị nhiễm khuẩn mỗi 2 giờ một lần, 8 lần/ngày.
Ngày 3 đến ngày 7: Nhỏ 1 đến 2 giọt vào mắt bị nhiễm mỗi 4 giờ một lần, 4 lần/ngày.
Ngày 3 đến ngày 7: Nhỏ 1 đến 2 giọt vào mắt bị nhiễm mỗi 4 giờ một lần, 4 lần/ngày.
4. Chống chỉ định khi dùng Phileo
Bệnh nhân mẫn cảm với Levofloxacin, kháng sinh nhóm Quinolon hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
5. Thận trọng khi dùng Phileo
Cũng như các thuốc kháng khuẩn khác, sử dụng lâu dài có thể gây ra sự phát triển của các chủng vi khuẩn không nhạy cảm khác, bao gồm cả nấm. Nếu có sự tái nhiễm xảy ra, không nên sử dụng thuốc và thay thế bằng một liệu pháp điều trị khác.
Không chạm đầu nhỏ giọt vào bất kỳ bề mặt nào vì có thể làm hỏng dung dịch thuốc.
Đối với những bệnh nhân đeo kính áp tròng, phải bỏ kính áp tròng trước khi sử dụng thuốc và chỉ đeo lại sau khi đã dùng thuốc 30 phút.
THUỐC KHÔNG ĐƯỢC TIÊM. CHỈ SỬ DỤNG TRONG NHÃN KHOA.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc, không để đầu ống thuốc tiếp xúc với mắt để tránh thuốc bị nhiễm khuẩn.
Không nên dùng thuốc đã hết hạn. Chỉ dùng thuốc trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp.
Không chạm đầu nhỏ giọt vào bất kỳ bề mặt nào vì có thể làm hỏng dung dịch thuốc.
Đối với những bệnh nhân đeo kính áp tròng, phải bỏ kính áp tròng trước khi sử dụng thuốc và chỉ đeo lại sau khi đã dùng thuốc 30 phút.
THUỐC KHÔNG ĐƯỢC TIÊM. CHỈ SỬ DỤNG TRONG NHÃN KHOA.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc, không để đầu ống thuốc tiếp xúc với mắt để tránh thuốc bị nhiễm khuẩn.
Không nên dùng thuốc đã hết hạn. Chỉ dùng thuốc trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Độ an toàn của thuốc ở phụ nữ mang thai chưa được xác định. Do đó, chỉ nên dùng thuốc cho đối tượng này khi các lợi ích do thuốc mang lại nhiều hơn nguy cơ cho thai.
Phụ nữ cho con bú: Levofloxacin có khả năng được phân bố vào sữa mẹ. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
Phụ nữ cho con bú: Levofloxacin có khả năng được phân bố vào sữa mẹ. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không nên dùng thuốc khi đang lái xe và vận hành máy móc.
8. Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn được ghi nhận là giảm thị lực, sốt, cảm giác có vật lạ, đau đầu, nóng rát mắt thoảng qua, đau hoặc khó chịu ở mắt, viêm họng và sợ ánh sáng (chiếm 1-3%). Các phản ứng khác như phản ứng dị ứng, xưng mí mắt, khô mắt và ngứa mắt (dưới 1%).
* Thông bảo cho bắc sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
* Thông bảo cho bắc sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
Không có tương tác thuốc của dạng nhỏ mắt nào được ghi nhận. Tuy nhiên đối với dạng dùng toàn thân của vài Quinolon khác thì gặp một số tương tác sau: Làm tăng nồng độ Theophylin trong huyết tương, ngăn chặn sự chuyển hóa của Caffein, tăng tác dụng chống đông máu của Warfarin dạng uống và các dẫn chất của nó.
10. Dược lý
Dược lực học
Levofloxacin là đồng phân L-isomer của Ofloxacin, một kháng sinh nhóm quinolone và có hoạt lực mạnh gấp 2 lần Ofloxacin. Cơ chế tác dụng của Levofloxacin là do ức chế topoisomerase IV và DNA gynase (cả hai đều là topoisomerase II) là các enzyme cần thiết cho quá trình nhân lên, sao chép, sửa chữa, và tái tổ hợp DNA của vi khuẩn.
Trên in vitro, Levofloxacin có phổ tác dụng rộng đối với các chủng vi khuẩn Gram dương và Gram âm và nồng độ thuốc có tác dụng diệt khuẩn tương đương hoặc cao hơn chút ít so với nồng độ ức chế vi khuẩn.
Trong cả in vitro và nhiễm khuẫn lâm sàng, Levofloxacin có tác dụng đối với hầu hết các chủng vi khuẩn.
Dược động học
Nồng độ trung bình của Levofloxacin trong nước mắt dao động trong khoảng từ 34,9-221,2ug/ml sau 60 phút nhỏ thuốc. Nồng độ trung bình của Levofloxacin trong nước mắt đo được sau 4 giờ nhỏ thuốc là 17,0ug/mL và sau 6 giờ là 6,6ug/mL.
Levofloxacin là đồng phân L-isomer của Ofloxacin, một kháng sinh nhóm quinolone và có hoạt lực mạnh gấp 2 lần Ofloxacin. Cơ chế tác dụng của Levofloxacin là do ức chế topoisomerase IV và DNA gynase (cả hai đều là topoisomerase II) là các enzyme cần thiết cho quá trình nhân lên, sao chép, sửa chữa, và tái tổ hợp DNA của vi khuẩn.
Trên in vitro, Levofloxacin có phổ tác dụng rộng đối với các chủng vi khuẩn Gram dương và Gram âm và nồng độ thuốc có tác dụng diệt khuẩn tương đương hoặc cao hơn chút ít so với nồng độ ức chế vi khuẩn.
Trong cả in vitro và nhiễm khuẫn lâm sàng, Levofloxacin có tác dụng đối với hầu hết các chủng vi khuẩn.
Dược động học
Nồng độ trung bình của Levofloxacin trong nước mắt dao động trong khoảng từ 34,9-221,2ug/ml sau 60 phút nhỏ thuốc. Nồng độ trung bình của Levofloxacin trong nước mắt đo được sau 4 giờ nhỏ thuốc là 17,0ug/mL và sau 6 giờ là 6,6ug/mL.
11. Quá liều và xử trí quá liều
Quá liều thuốc nhỏ mắt levofloxacin là rất hiếm khi xảy ra. Triệu chứng quá liều như tác dụng không mong muốn. Nếu quá liều xảy ra, bệnh nhân cần rửa mắt bằng nước ấm sạch và điều trị triệu chứng.
12. Bảo quản
Trong hộp kín, nơi khô mát, dưới 30°C, tránh ánh sáng.